tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin thế giới đọc nhanh 13-11-2015

  • Cập nhật : 13/11/2015

Tòa xử tiếp vụ kiện 'đường lưỡi bò' vào cuối tháng

Tòa trọng tài quốc tế  cuối tháng sẽ mở phiên điều trần tiếp theo trong vụ kiện của Philippines đối với "đường lưỡi bò" mà Trung Quốc đơn phương đưa ra trên Biển Đông.
phai doan dai dien philippines tham gia phien dieu tran truoc toa trong tai thuong truc (pca) hoi thang 7. anh: rappler.

Phái đoàn đại diện Philippines tham gia phiên điều trần trước Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) hồi tháng 7. Ảnh: Rappler.

"Phiên điều trần về vụ kiện giữa Philippines và Trung Quốc theo Phụ lục 7 Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UCLOS) sẽ diễn ra từ ngày 24 đến ngày 30/11 tại The Hague, Hà Lan", Rappler dẫn thông tin từ Bộ Ngoại giao Philippines ngày 10/11 cho biết.

Philippines đã đệ đơn kiện lên Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) từ tháng 1/2013, cho rằng yêu sách chủ quyền của Trung Quốc tại Biển Đông không phù hợp với UNCLOS và cần được tuyên bố là không có căn cứ.

Philippines cũng khẳng định một số rạn san hô và bãi cát ngầm Trung Quốc chiếm đóng không được hưởng lãnh hải hoặc làm cơ sở để tuyên bố có lãnh hải. Bắc Kinh không công nhận quyền của tòa PCA và không tham gia vụ kiện.

PCA hôm 30/10 thông báo tòa có thẩm quyền xét xử vụ kiện của Philippines. Trung Quốc sau đó thông báo không chấp nhận phán quyết từ PCA, giữ quan điểm tranh chấp với các nước có tuyên bố chủ quyền chồng lấn ở Biển Đông cần được giải quyết song phương và không tham gia vụ kiện.

PCA dự kiến ra phán quyết vào năm 2016.


Cuộc gặp Tổng thống Mỹ và Thủ tướng Israel: Bằng mặt, không bằng lòng

Tổng thống Mỹ Barack Obama và Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đã có cuộc gặp nhau đầu tiên kể từ khi Mỹ và Iran thỏa thuận về định hướng giải pháp cho vấn đề hạt nhân Iran. 

tong thong my barack obama va thu tuong israel benjamin netanyahu trong cuoc gap ngay 9.11 o phong bau duc cua nha trang - anh: reuters

Tổng thống Mỹ Barack Obama và Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu trong cuộc gặp ngày 9.11 ở Phòng Bầu dục của Nhà Trắng - Ảnh: Reuters

Trên danh nghĩa có thể coi cuộc gặp này đã khôi phục lại được mối quan hệ đồng minh chiến lược truyền thống và gắn bó giữa hai nước. Trong thực chất thì hai người này có bằng mặt nhưng vẫn chưa bằng lòng.
Giữa ông Obama và ông Netanyahu cho tới nay không chỉ không có quan hệ cá nhân thân thiết mà còn tồn tại dai dẳng sự xung khắc lợi ích mang tính nguyên tắc. Khi lên cầm quyền ở Mỹ, ông Obama dành ưu tiên rất cao cho việc giải quyết cuộc xung đột giữa Israel và Palestine.
Israel và đặc biệt cá nhân ông Netanyahu đã làm Tổng thống Obama rất thất vọng. Trong khi đó, Israel và cá nhân ông Netanyahu lại làm tất cả những gì có thể để cản trở mọi thỏa thuận giữa Mỹ và Iran. Cho dù không được ông Obama mời, ông Netanyahu đã cất công sang Mỹ vận động quốc hội nước này không phê chuẩn thỏa thuận với Iran.
Lợi ích khác nhau và ưu tiên chính sách khác nhau đã cộng hưởng tác động khiến chưa khi nào Mỹ và Israel xa cách và xa lạ nhau như hiện tại. Cuộc gặp vừa qua ở Mỹ giữa ông Obama và ông Netanyahu được dàn xếp bởi cả hai phía đều thấy đã đến lúc phải kiềm chế tác động tai hại.
Họ không còn tin nhau và biết rằng chẳng thuyết phục được nhau nhượng bộ. Nhưng Mỹ và Israel vẫn phải dựa vào nhau, Israel vì an ninh, còn Mỹ vì mưu tính địa chiến lược. Ông Obama đã buông rơi mục tiêu giải quyết cuộc xung đột ở Trung Đông, còn ông Netanyahu biết rằng không cản được bước tiến của quan hệ giữa Mỹ và Iran.

Pháp phá âm mưu IS tấn công căn cứ hải quân

 Cơ quan chức năng Pháp đã phá một âm mưu tấn công khủng bố nhắm vào căn cứ hải quân của nước này và bắt giữ một người có liên kết với IS tại Syria.
tau san bay charles de gaulle tai cang toulon cua phap - anh: afp

Tàu sân bay Charles de Gaulle tại cảng Toulon của Pháp - Ảnh: AFP

Bộ Nội vụ Pháp ngày 10.11 thông báo đã theo dõi người đàn ông trên từ lâu vì hành vi cực đoan và công khai ủng hộ tư tưởng Hồi giáo cực đoan. Người này được cho là đã cố thực hiện một cuộc tấn công nhắm vào quân nhân Hải quân Pháp tại thành phố Toulon, theo AFP ngày 10.11.
Các nguồn tin cho hay nghi can nói trên bị các cơ quan tình báo theo dõi sau 2 lần sang Syria nhưng không thành công. Người đàn ông này bị bắt giam vào hôm 29.10 và bị buộc tội tấn công khủng bố. AFP cho hay người này đã nhận được một kiện hàng gửi qua đường bưu điện, trong đó chứa một con dao và một mặt nạ trùm đầu.
Ông này thừa nhận đã liên lạc với một người Pháp hiện là thành viên của IS ở Syria và bị xúi giục hành động. Người này cũng thừa nhận âm mưu tấn công căn cứ Hải quân ở Toulon nhưng không có một kế hoạch chi tiết. Toulon nằm bên bờ Địa Trung Hải, có 20.000 quân nhân và thường dân.
Nước Pháp đã từng trong tình trạng báo động sau các vụ tấn công tại thủ đô Paris khiến 17 người thiệt mạng hồi tháng 1, trong đó có vụ khủng bố tại tòa soạn tạp chí Charlie Hebdo. Kể từ đó, giới chức Pháp đã phá nhiều âm mưu tấn công.
Hơn 500 tay súng Pháp được cho là đang chiến đấu cùng IS tại Syria và Iraq, trong khi 250 người đã trở về Pháp và khoảng 750 người đang có ý định sang Trung Đông.

Ả Rập Saudi nỗ lực đẩy giá dầu

Bất chấp những tổn thương mà nền kinh tế phải gánh chịu, Ả Rập Saudi vẫn quyết định gắn chặt với chính sách bơm đủ dầu để bảo vệ thị phần toàn cầu của mình. 

anh minh hoa

Ảnh minh họa

Các quan chức Ả Rập Saudi đã phát biểu rằng, đất nước xuất khẩu dầu lớn nhất thế giới này sẽ sản xuất đủ dầu để đáp ứng nhu cầu của khách hàng, và họ không có ý định thay đổi điều này trước cuộc họp vào ngày 4/12 tại Vienna của các nước xuất khẩu dầu OPEC. Ông Khalid al-Falih, chủ tịch công ty dầu mỏ Saudi Arabia thuộc sở hữu Nhà nước (Saudi Aramco) cho biết “Điều duy nhất cần làm bây giờ là để cho thị trường tự vận hành”.

Cùng với OPEC, Ả Rập Saudi đã làm rung chuyển thị trường dầu vào cuối tháng 11 khi quyết định không cắt giảm sản xuất. Kể từ đó, giá dầu sụt giảm từ 115 USD/thùng vào năm ngoái xuống còn 50 USD/thùng. Các công ty dầu mỏ thế giới đã đầu tư hàng trăm tỷ đô-la để găm hàng vì giá thấp sẽ phải thất vọng vì lập trường của vương quốc này.

Điều này đã làm dấy lên những lời chỉ trích trong nước về chính sách thị phần được Bộ trưởng dầu mỏ Ali al-Naimi đưa ra và nhận được sự chấp thuận của cả vị vua tiền nhiệm Abdullah và hiện tại Salman. Tuy nhiên, các nhà lãnh đạo tại Riyadh cho rằng chính sách của họ sẽ được chứng minh trong vòng vài năm tới khi nhu cầu dầu mỏ tăng cao và giá dầu bắt đầu phục hồi.

Tuy thế, sự sụt giảm trong nguồn thu của chính phủ đã đẩy nền kinh tế phụ thuộc vào dầu mỏ này vào cuộc khủng hoảng tài chính. Để hỗ trợ cho thâm hụt ngân sách năm nay ở mức 20% GDP, Chính phủ phải sử dụng đến dự trữ tài chính khổng lồ của mình. Các nhà lãnh đạo Ả Rập Saudi cũng đang thực hiện những chiến lược bền vững hơn nhằm cắt giảm chi tiêu đã tăng vọt trong nhiều năm gần đây.

Các quan chức phản bác lại lời chỉ trích về chính sách dầu mỏ, và cho rằng những nhà sản xuất khác có thể sẽ nhanh chóng thế chân Ả Rập bằng những nguồn cung mới. Tuy nhiên, họ cũng thừa nhận rằng mức độ của sự sụt giảm giá dầu đã sâu hơn dự kiến ban đầu. Ông Falin nói “Chúng tôi đã lường trước được sẽ có những thiệt hại, nhưng nó đã vượt quá dự kiến”.


Tổng tư lệnh quân đội Myanmar chúc mừng đối thủ Suu Kyi

Tư lệnh quân đội quyền lực Myanmar hôm qua chúc mừng bà Aung San Suu Kyi, lãnh đạo đảng đối lập, vì giành "đa số ghế" được công bố trong cuộc bầu cử mới đây. 
min aung hlaing, tong tu lenh cac luc luong vu trang myanmar, va ba aung san suu kyi, lanh dao dang lien minh quoc gia vi dan chu (nld). anh: reuters

Min Aung Hlaing, Tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang Myanmar, và bà Aung San Suu Kyi, lãnh đạo đảng Liên minh Quốc gia vì Dân chủ (NLD). Ảnh: Reuters

"Chúng tôi chúc mừng đảng Liên minh Quốc gia vì Dân chủ (NLD) vì thắng đa số ghế", AFP dẫn lời ông Min Aung Hlaing, Tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang Myanmar, tối qua đăng tin nhắn trên trang Facebook của quân đội. Đây là hình thức liên lạc được ưa chuộng của quân đội nước này. 

Quân đội Myanmar đã điều hành nước này trong nửa thế kỷ và giam lỏng bà Suu Kyi tại nhà trong 15 năm. Bà Suu Kyi, lãnh đạo đảng NLD, nhiều khả năng thắng cử áp đảo sau cuộc đấu tranh kéo dài 25 năm. Bà trước đó đã kêu gọi thảo luận về "hòa giải quốc gia", khi gửi thư tới ông Min Aung Hlaing, Tổng thống Thein Sein và Chủ tịch Quốc hội Shwe Mann, hối thúc họ gặp bà để thảo luận về kết quả bầu cử.

"Quan trọng là thực hiện mong muốn của nhân dân một cách hòa bình vì lợi ích đất nước", bà viết trong thư gửi ba ông. 

Đáp lại, Tổng thống Thein Sein nói ông đã nhất trí với đề nghị của bà Suu Kyi, sẽ sớm thảo luận về hòa giải, dù hai bên sẽ còn phải bàn bạc về thời gian và địa điểm đàm phán. 

Tư lệnh quân đội Min Aung Hlaing cho biết ông sẽ gặp bà Suu Kyi sau khi giới chức bầu cử công bố các kết quả chính thức. Kết quả cuối cùng được thông báo vào ngày 22/11. 

Còn Chủ tịch Quốc hội Shwe Mann đã nhất trí gặp bà Suu Kyi vào tuần tới, nhưng chưa thông báo thêm chi tiết. 


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục