Tổng thống Mỹ tuyên bố triển khai 1.000 lính đến Ba Lan
Đội tàu cá Trung Quốc đang vét sạch biển tây Phi
Trung Quốc đang vượt phương Tây tại châu Phi?
Trung Quốc phạt thầy bói bạn thân của Chu Vĩnh Khang 7 năm tù
Trung Quốc giục Mỹ ngừng ủng hộ Đài Loan đòi độc lập
Tin thế giới đọc nhanh sáng 30-07-2016
- Cập nhật : 30/07/2016
Công tố viên cao cấp Hàn Quốc bị buộc tội tham nhũng
Ông Jin Kyung-joon - công tố viên cao cấp có vị trí tương đương thứ trưởng của nước này bị cáo buộc đã nhận lót tay hàng triệu USD từ tập đoàn sản xuất game trực tuyến Nexon.
Công tố viên cao cấp Hàn Quốc Jin Kyung-joon giữa vòng vây truyền thông trong ngày tới trình diện văn phòng công tố viên ở Seoul, Hàn Quốc - Ảnh: AP
Theo AP, hôm nay 29-7, ông Jin Kyung-joon phải trình diện văn phòng công tố viên ở Seoul, Hàn Quốc vì cáo buộc nhận hối lộ và có các giao dịch chứng khoán mờ ám với tập đoàn Nexon.
Thông tin về sự việc được công tố viên Lee Keum-ro thông tin trong buổi họp báo được truyền hình trực tiếp. Tuần trước, ông Jin trở thành công tố viên cao cấp nhất tại Hàn Quốc bị bắt vì liên quan những cáo buộc phạm pháp.
Ông Jin bị cáo buộc đã nhận 420 triệu won (374.830 USD) từ nhà sáng lập tập đoàn Nexon - tập đoàn sản xuất game trực tuyến nổi tiếng thế giới và đã mua các cổ phiếu chưa niêm yết của công ty, sau đó bán lại chúng cho công ty này với giá cao hơn nhiều.
Ông Jin cũng bị cáo buộc đã nhận hối lộ từ Nexon gồm một chiếc ôtô hạng sang và 50 triệu won (44.620 USD) dành cho những chi phí đi lại cá nhân.
Trong cuộc gặp ngắn với các phóng viên trước thời điểm bị bắt 3 ngày, ông Jin thừa nhận đã có hành vi sai trái, tuy nhiên không nói rõ những sai trái ấy là gì.
Ngày 29-7 các công tố viên cũng cáo buộc nhà sáng lập Nexon - ông Kim Jungju, vì đã tìm cách mua chuộc sự ủng hộ từ ông Jin trong các vụ kiện pháp lý nếu có liên quan tới công ty của ông này.
Trong thông cáo đưa ra cùng ngày, ông Kim đã thừa nhận sai lầm và xin lỗi.
Tập đoàn Nexon nổi tiếng với những game ăn khách như "MapleStory" và "Dungeon & Fighter" với khoảng 300 triệu người chơi ở khoảng 150 nước trên thế giới.
Nhà sáng lập tập đoàn này - ông Kim Jungju, là một trong những người giàu nhất Hàn Quốc với tài sản ước tính khoảng 3,5 tỉ USD.(tuoitre)
Căn cứ quân sự Mỹ tại Đức bị trộm vũ khí
Các đặc vụ Mỹ đang điều tra một vụ trộm súng và các thiết bị quân sự từ một phòng vũ khí trong căn cứ quân sự ở thành phố Stuttgart.
Theo Stars and Stripes, một quan chức quân sự giấu tên nói vụ việc xảy ra ở căn cứ Panzer Kaserne và vụ trộm lấy đi gồm một lượng súng không xác định. Vụ việc xảy ra đầu tháng này, vào thời điểm quan ngại về an ninh ở Đức gia tăng do một làn sóng cuộc tấn công khủng bố.
Panzer Kaserne là nơi đóng quân của các đơn vị tinh nhuệ như Green Berets (mũ nồi xanh) của quân đội và SEAL của hải quân Mỹ cũng như các đơn vị chỉ huy và hỗ trợ đồn trú.
Quân đội Mỹ từ chối nói loại hay có bao nhiêu vũ khí bị trộm, chỉ cho biết cuộc điều tra đang diễn ra. Cuộc điều tra đang xem xét khả năng một vụ xâm phạm qua hàng rào căn cứ và "có điều gì đó chúng tôi đang điều tra rất chặt chẽ", Ray Johnson, phát ngôn viên Bộ tư lệnh quản lý cơ sở quân đội Mỹ tại châu Âu, cho biết.
"Chính quyền Đức đã được thông báo và đang làm việc với quân đội để điều tra", Johnson nói.
Nhật nâng cấp lá chắn tên lửa đối phó Triều Tiên
Nhật sẽ tiến hành nâng cấp hệ thống tên lửa phòng thủ Patroit PAC-3 và dự kiến sẽ hoàn thành đúng dịp Nhật đăng cai Thế vận hội Olympic 2020, hãng tin Reuters (Mỹ) dẫn thông tin từ bốn nguồn tin quốc phòng Nhật biết rõ kế hoạch này. “Nâng cấp tên lửa Patriot PAC-3 là cần thiết để đối phó với tên lửa Musudan”, một nguồn tin cho biết. Musudan là tên lửa đạn đạo tầm trung của Triều Tiên.
Tháng 6 vừa rồi Triều Tiên đã thử hai tên lửa Musudan. Vụ thử đầu thất bại. Tên lửa thứ hai được phóng thử thành công với tầm bắn 400 km - hơn nửa đường đến bờ biển phía tây nam của Nhật và đạt độ cao 1.000 km - đủ độ cao để đầu đạn hạt nhân có thể bay xa hơn 3.000 km.
Nhiều chuyên gia nhận định Triều Tiên đã đạt bước tiến lớn về công nghệ tên lửa và không loại trừ phát triển trong chế tạo vũ khí hạt nhân. Tên lửa Musudan được thử thành công đã đưa Triều Tiên tiến gần hơn đến bước lắp đầu đạn hạt nhân và đầu đạn này có thể bay với vận tốc vài km mỗi giây, quá nhanh so với khả năng đánh chặn của tên lửa Patriot PAC-3 của Nhật.
Hai yếu tố được quan tâm nâng cấp hàng đầu là tầm bắn và độ chính xác, cải thiện khả năng đánh chặn của tên lửa Patroit PAC-3 với tên lửa đạn đạo của Triều Tiên. Tầm bắn hiện tại của tên lửa Patriot PAC-3 khoảng 30 km, dự kiến sẽ được nâng cấp lên gấp đôi, theo các nguồn tin.
Hệ thống tên lửa Patriot PAC-3 do Tập đoàn Lockheed Martin Corp (Mỹ) chế tạo, sẽ được công ty quốc phòng Nhật Mitsubishi Heavy Industries (MHI) bắt tay nâng cấp theo giấy phép của Lockheed Martin Corp vào tháng 4 tới.
Hai năm đầu MHI sẽ nâng cấp 24 tên lửa Patriot PAC-3, năm thứ ba sẽ nâng cấp bốn tên lửa Patriot PAC-3 nữa. Những tên lửa bảo vệ thủ đô Tokyo sẽ được ưu tiên nâng cấp trước. Những tên lửa dành cho huấn luyện sẽ không phải nâng cấp.
Binh sĩ Nhật canh gác hệ thống tên lửa phòng thủ đất đối không Patriot PAC-3 được triển khai tại Bộ Quốc phòng Nhật ở Tokyo tháng 12-2012. Ảnh: REUTERS
Sự kiện Nhật giành được quyền tổ chức Thế vận hội Olympic năm 2020 sẽ giúp đẩy nhanh tiến trình giải ngân cho việc nâng cấp hệ thống tên lửa Patriot PCA-3, theo các nguồn tin này.
Ngân sách quốc phòng của Nhật tài khóa 2017 (bắt đầu từ tháng 4-2017) được đề xuất ở mức 100 tỉ yen (955 triệu USD), đang chờ Quốc hội duyệt.
Bên cạnh đó Nhật cũng đang cân nhắc mua hệ thống tên lửa phòng thủ khu vực tầm cao giai đoạn cuối THAAD, cùng loại với hệ thống mà Mỹ và Hàn Quốc vừa thống nhất sẽ triển khai ở Hàn Quốc.
Tuy nhiên, Reuters nhận định nâng cấp hệ thống Patriot PAC-3 sẽ giúp nâng cao khả năng phòng thủ tên lửa của Nhật hơn, so với thay thế bằng hệ thống THAAD hay một hệ thống tên lửa phòng thủ tương tự nào khác.
Một số tàu khu trục lớp Aegis của Nhật đang tuần tra biển Nhật Bản được trang bị nhiều tên lửa đánh chặn. Nhật mới đây cũng bắt tay vào phát triển một phiên bản tên lửa mới mô phỏng từ tên lửa Standard Missile 3 của Mỹ có khả năng phá hủy đầu đạn hạt nhân gắn trên tên lửa đạn đạo từ trên không.
Đây là lần nâng cấp tên lửa phòng thủ quy mô nhất của Nhật trong một thập niên qua và là một phần kế hoạch tăng cường sức mạnh quân sự trong khu vực, nơi đang gia tăng căng thẳng địa chính trị.
Ngoài vấn đề tên lửa Triều Tiên, an ninh châu Á của là một mối quan tâm của Nhật khi căng thẳng tranh chấp lãnh thổ giữa Nhật và Trung Quốc ở biển Hoa Đông, cũng như giữa Trung Quốc và một số nước ASEAN ở biển Đông đang gia tăng. Quá trình hiện đại hóa quân đội Trung Quốc diễn ra rất nhanh, mà theo Reuters thì Trung Quốc xem đó là chiến lược kiềm chế chiến lược hướng đông của Mỹ.
Quân đội Hàn Quốc hiện đang vận hành hệ thống tên lửa đánh chặn Patriot thế hệ cũ hơn là PAC-2. Cũng vì lo ngại an ninh Hàn Quốc có kế hoạch thay thế nó bằng hệ thống PAC-3 vào năm 2018, Reuters dẫn lời một quan chức quốc phòng Hàn Quốc. Quân đội Mỹ tại Hàn Quốc cũng có kế hoạch nâng cấp hệ thống tên lửa PAC-3 đủ khả năng bảo vệ thủ đô Seoul của Hàn Quốc.(PLO)
Người Thổ Nhĩ Kỳ biểu tình đòi đóng cửa căn cứ Mỹ ở Incirlik
Hàng ngàn người Thổ Nhĩ Kỳ đã tham gia biểu tình bên ngoài căn cứ quân sự của Mỹ tại Incirlik, Thổ Nhĩ Kỳ, đòi chính phủ đóng cửa căn cứ này.
Theo AP, người biểu tình đã tụ tập rất đông tại Incirlik ngày 28-7, đốt cờ Mỹ, yêu cầu chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ đóng cửa căn cứ quân sự của Mỹ đặt tại đây.
Quân đội Mỹ vẫn duy trì một kho vũ khí hạt nhân ở Incirlik và đây cũng là trung tâm điều hành chiến dịch không kích chống IS tại Iraq và Syria của liên quân quốc tế do Mỹ chỉ huy.
Căn cứ quân sự ở Incirlik là nơi đóng chân của gần 3.000 quân nhân Mỹ. Tuần trước, căn cứ này rơi vào tình trạng cảnh báo an ninh cao sau vụ đảo chính bất thành của một nhóm thiểu số trong quân đội Thổ Nhĩ Kỳ.
Người phát ngôn Lầu Năm Góc Henrietta Levin cho biết, các quan chức quân đội tại Incirlik đã nắm được kế hoạch biểu tình ở bên ngoài căn cứ. Người phát ngôn nói: "Cuộc biểu tình không gây ảnh hưởng gì tới các hoạt động (của quân đội Mỹ) tại Incirlik".
Cũng trong ngày 28-7, tướng Joseph Votel - tư lệnh quân đội Mỹ phụ trách khu vực Trung Đông cho rằng ông lo ngại cuộc đảo chính bất thành vừa qua có thể ảnh hưởng không tốt tới quan hệ giữa Mỹ và quân đội Thổ Nhĩ Kỳ khi một số lãnh đạo quân đội cao cấp của Thổ Nhĩ Kỳ bị bắt giam sau sự việc(tuoitre)
Lính Trung Quốc đụng độ lính Triều Tiên vượt biên
Đụng độ nổ ra khi quân cảnh Trung Quốc ngăn chặn các binh sĩ Triều Tiên xâm nhập qua biên giới.
Yonhap hôm qua đưa tin 5 lính Triều Tiên đã vượt biên giới và tiến hành cướp bóc tại hai ngôi làng thuộc địa phận tỉnh Cát Lâm, Trung Quốc và đấu súng với quân cảnh trên địa bàn vào sáng ngày 28/7.
Sau cuộc đấu súng, hai lính Triều Tiên bị bắt, ba người còn lại vẫn đang bỏ trốn. Phía quân cảnh Trung Quốc cũng có hai người thương nặng.
5 binh sĩ Triều Tiên được cho là vượt biên giới sang Trung Quốc tối ngày 23/7, gây ra các vụ cướp tại hai ngôi làng, với một làng nằm cách biên giới hai nước 17 km.
Hiện, quân cảnh Trung Quốc khuyến cáo người dân hạn chế ra ngoài vào ban đêm, cho đến khi họ bắt được ba lính Triều Tiên.
Trước đó, ngày 20/4, Trung Quốc triển khai 2.000 quân dọc biên giới Triều Tiên khi Bình Nhưỡng được cho là có dấu hiệu chuẩn bị vụ thử hạt nhân lần thứ 5. Quan hệ giữa Trung Quốc và Triều Tiên bớt nồng ấm từ năm 2012 khi ông Kim Jong-un lên nắm quyền.(vnexpress)