Lá chắn nhiều lỗ hổng của Nga trước hệ thống tên lửa Aegis Mỹ
Mỹ "thay máu" lực lượng không quân chiến lược
Trung tâm mua sắm Munich sơ tán vì bị dọa đánh bom
Báo động đảo chính, 7.000 cảnh sát Thổ Nhĩ Kỳ bao vây căn cứ NATO
Thổ Nhĩ Kỳ thả hơn 750 lính sau đảo chính
Tin thế giới đọc nhanh chiều 30-07-2016
- Cập nhật : 30/07/2016
Tổng thống Nga hợp nhất Crimea vào Vùng liên bang
Ngày 28/7, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã quyết định tiến hành cải tổ nhân sự tại một loạt khu vực và một số cơ quan liên bang.
Ngoài ra, ông Putin còn ký sắc lệnh hợp nhất Crimea và Vùng liên bang phía nam thành Vùng liên bang và cách chức Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền của Nga tại Ukraine ông Mikhail Zurabov.
Phóng viên TTXVN tại Moskva dẫn lời nghị sĩ Sergei Tsekov cho biết sau hơn hai năm rưỡi kể từ ngày Cremia chính thức được thành lập Vùng liên bang cho thấy Cremia và Vùng liên bang phía nam có nhiều đặc điểm chung nên không muốn sinh thêm những cơ cấu quan liêu khác nhau. Có thể nói coi thời kỳ quá độ của Vùng Cremia đã kết thúc.
Sau khi hợp nhất, ông Vladimir Ustinov được bổ nhiệm làm đại diện toàn quyền Tổng thống. Trong khi đó, cựu Thị trưởng thành phố Sevastopol, người trước xin từ chức theo nguyện vọng cá nhân, trở thành đại diện toàn quyền Tổng thống tại Vùng liên bang Siberi.
Ông Dmitry Ovyannikov được bổ nhiệm làm quyền Thị trưởng Sevastopol. "Làn sóng" cải tổ nhân sự còn lan sang nhiều khu vực khác như Vùng liên bang Tây-Bắc, Vùng liên bang Bắc Kavkaz... đều có "tư lệnh" mới.
Đợt cải tổ nhân sự lần này của ông Putin cũng có sự thay đổi trong lực lượng trọng yếu. Theo đó, cựu đại diện Tổng thống Nga tại Vùng liên bang Bắc Kavkaz Oleg Belaventsev được điều động nắm giữ chức Phó Tư lệnh Lực lượng Vệ binh Quốc gia Nga. Bên cạnh đó, Cơ quan thuế Liên bang Nga cũng đã có Chủ tịch mới, sau khi ông Andrei Belyaninov bị cách chức vì bị cáo buộc tham nhũng.
Ngoài ra, Tổng thống Putin còn quyết định miễn nhiễm chức Tỉnh trưởng tỉnh Kirov đối với ông Nikita Belykh và ông Sergei Yastrebov, Tỉnh trưởng Yaroslavl.(TTXVN)
Trung Quốc phát triển hệ thống phòng thủ đối phó tên lửa Mỹ
Bộ Quốc phòng Trung Quốc khẳng định đang phát triển hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo nhằm đối phó với việc Mỹ triển khai THAAD ở Hàn Quốc.
Reuters hôm qua dẫn tuyên bố của Bộ Quốc phòng Trung Quốc cho biết nước này đang tiếp tục thử nghiệm hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo mới trong bối cảnh Mỹ vừa quyết định triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) ở Hàn Quốc.
Bắc Kinh cho rằng động thái này của liên minh Mỹ - Hàn sẽ làm mất ổn định an ninh trong khu vực. Trong khi đó, Washington và Seoul khẳng định hệ thống THAAD ở Hàn Quốc chỉ nhằm đối phó với các mối đe dọa tên lửa và hạt nhân ngày càng tăng từ Triều Tiên.
Mới đây, truyền hình nhà nước Trung Quốc phát sóng những hình ảnh cho thấy quân đội nước này thử nghiệm một hệ thống phòng thủ tên lửa tự phát triển. Đây là lần thứ ba kể từ năm 2010, Bắc Kinh phát sóng những hình ảnh này.
"Phát triển các năng lực phòng thủ tên lửa phù hợp là điều cần thiết để Trung Quốc bảo vệ an ninh quốc gia. Điều này sẽ nâng cao năng lực phòng vệ của Trung Quốc và sẽ không nhằm vào bất kỳ quốc gia cụ thể nào cũng như sẽ không ảnh hưởng đến sự ổn định chiến lược quốc tế", phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Trung Quốc Dương Vũ Quân phát biểu trong một cuộc họp báo thường kỳ.
Ông Dương cũng nhấn mạnh rằng Bắc Kinh sẽ xem xét áp dụng các biện pháp cần thiết để duy trì sự cân bằng chiến lược, đồng thời bác bỏ tuyên bố cho rằng THAAD không phải là mối đe dọa đối với Trung Quốc.
Trước đó, trong chuyến thăm của Trung Quốc của Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Susan Rice, một quan chức cấp cao của Washington đã trấn an Bắc Kinh rằng việc triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa THAAD ở Hàn Quốc không đe dọa đến an ninh của Trung Quốc.
FBI cảnh báo IS thất thủ đổ bộ sang Mỹ và phương Tây
Giám đốc Cục điều tra liên bang Mỹ (FBI) James Comey vừa vẽ nên một viễn cảnh đáng sợ khi nhóm khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng thất thủ ở Trung Đông: một cuộc di cư của các chiến binh khủng bố sang các nước phương Tây và Mỹ.
Giám đốc Cục điều tra liên bang Mỹ (FBI) James Comey vừa vẽ nên một viễn cảnh đáng sợ khi nhóm khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng thất thủ ở Trung Đông: một cuộc di cư của các chiến binh khủng bố sang các nước phương Tây và Mỹ.
Trong phát biểu tại Đại học Fordham hôm 28-7, ông Comey cho biết lực lượng chống khủng bố đang tập trung vào khả năng hàng trăm chiến binh của IS đang tràn vào tây Âu và thực hiện các vụ tấn công như ở Paris, Brussels gần đây. Nguy cơ chúng tràn vào Mỹ cũng rất lớn.
Ông dự báo liên quân do Mỹ dẫn đầu cuối cùng sẽ tiêu diệt được IS nhưng sẽ dẫn đến một hậu quả khôn lường là các chiến binh khủng bố sẽ phân tán khắp thế giới. “Không phải tất cả tay súng IS đều chết trên chiến trường” – ông Comey nói.
Đây là cuộc đổ bộ lớn chưa từng thấy nếu so với bối cảnh al-Qaeda ra đời từ sự tập hợp của các chiến binh chiến đấu ở Afghanistan cách đây hơn hai thập kỷ. “Rất nhiều kẻ khủng bố tẩu thoát khỏi Afghanistan những năm 1980 và đầu 1990. Nhưng con số lần này nhiều gấp 10 lần hoặc hơn.” – Wall Street Journal dẫn lời giám đốc FBI cảnh báo.
Để tìm giải pháp cho vấn đề này khó như mò kim đáy biển bởi IS đang tuyên truyền khủng bố khắp thế giới. Các quan chức Mỹ ước tính từ 2014 có khoảng 100 công dân nước này bị buộc tội ủng hộ hoặc có liên quan đến IS nhưng khó mà biết hết những kẻ ủng hộ khủng bố trên mạng xã hội có thể ra tay tấn công bất cứ lúc nào.
FBI trước đó cho biết họ đang theo dõi gần 1000 công dân Mỹ có xu hướng bị biến chất do tuyên truyền khủng bố của IS.(tuoitre)
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ muốn toàn quyền kiểm soát quân đội
Reuters đưa tin, tại cuộc hơp kéo dài năm giờ tại Hội đồng quân sự tối cao Thổ Nhĩ Kỳ (YAS) hôm 28-7, Tổng thống Erdogan cho hay ông muốn lực lượng vũ trang và cơ quan trình báo nước này đặt dưới sự kiểm soát của quyền Tổng thống.
Ngoài ra, sau cuộc họp, ông Erdogan đã phê duyệt quyết định của YAS giữ lại tướng Hulusi Akar tiếp tục làm Tổng tham mưu trưởng quân đội Thổ Nhĩ Kỳ. Một số chỉ huy của quân đội, hải quân và không quân cũng được giữ nguyên vị trí. Ông Erdogan còn thông qua một số thay đổi đối với các sĩ quan cao cấp, phát ngôn viên của Tổng thống Ibrahim Kalin nói.
Các tướng lĩnh, quan chức cấp cao của Thổ Nhĩ Kỳ tại đài tưởng niệm nhà sáng lập đất nước Mustafa Kemal Ataturk. ẢNh: Reuters
Tổng thống Erdogan sau khi thoát chết trong gang tấc tại đêm đảo chính bất thành 15-7, nói rằng quân đội Thổ Nhĩ Kỳ - nền quân đội mạnh thứ hai trong khối NATO - cần phải “thay máu”. Sau đảo chính, ông đã mở chiến dịch thanh trừng quy mô lớn trong quân đội với khoảng 40% tướng lĩnh bị sa thải, cách chức, bắt giữ.
Ngoài ra, các cơ quan truyền thông, trường học cũng bị đóng cửa sau đảo chính.
“Tổng thống nói ông sẽ thảo luận với các đảng đối lập về việc đưa Bộ Tổng tham mưu và MIT (cơ quan tình báo) đặt dưới sự kiểm soát của quyền Tổng thống” – một quan chức quốc hội nói.
Truyền thông Thổ Nhĩ Kỳ cho hay, thay đổi này đòi hỏi phải sửa đổi Hiến pháp, vì vậy Đảng Công lý và Phát triển (AKP) cần phải có được sự ủng hộ từ các đảng đối lập trong quốc hội.
Nếu Bộ Tổng tham mưu lẫn Cơ quan tình báo quốc gia (MIT) đều do Tổng thống kiểm soát, dẫn tới phải thay đổi Hiến pháp, điều này sẽ tạo điều kiện cho ông Erdogan củng cố vị thế, theo Reuters.(PLO)
Hơn 1 tỉ euro vũ khí, đạn dược từ Balkan đổ vào Syria
Mạng điều tra Balkan (BIRN) đặt tại Serbia và tổ chức điều tra về tội phạm có tổ chức và tham nhũng (OCCRP) đã công bố một báo cáo tiết lộ các chuyến hàng và tuyến đường chở vũ khí từ các nước khu vực Balkan tới Syria.
Những thương vụ vũ khí ước tính trị giá hơn 1 tỉ euro này bao gồm tên lửa chống tăng, súng phóng lựu và súng cối. Những trang thiết bị này xuất xứ từ Bosnia, Bulgaria, Croatia, Cộng hòa Séc, Montenegro, Slovakia, Serbia và Romania.
Nghiên cứu cho biết kể từ năm 2012, 8 nước Balkan này đã bán lượng vũ khí trị giá 1,2 tỉ euro cho Saudi Arabia, Jordan, Thổ Nhĩ Kỳ và các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE), nhưng số vũ khí này đều tìm đường tới những tổ chức khủng bố đang hoạt động tại Syria.
Những nước Balkan này không bán vũ khí cho quân đội các nước Trung Đông cho tới khi cuộc nội chiến Syria nổ ra. Bằng chứng từ những hình ảnh được đăng tải lên các trang mạng xã hội cho thấy số vũ khí này hiện đang nằm trong tay của Ansar al-Sham, những tổ chức thề trung thành với Al-Qaeda, Mặt trận Nusra, tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) và thậm chí quân đội Syria. Nghiên cứu cho rằng vũ khí thường xuyên được chuyển tới Trung Đông từ các sân bay ở Belgrade, Sofia và Bratislava.