Ngoại trưởng Mỹ yêu cầu một giải pháp ngoại giao cho Biển Đông
Tấn công khủng bố ở Istanbul, ít nhất 11 người thiệt mạng
Vũ khí do Hoa Kỳ gửi cho đối lập Syria đã rơi vào tay IS
Moscow hứa không tấn công NATO
Đại sứ Jorge Rondón: Venezuela không lâm vào khủng hoảng kinh tế
Tin thế giới đọc nhanh chiều 08-08-2015
- Cập nhật : 08/08/2015
Nhà báo Brazil bị bắn chết khi đang phát sóng trực tiếp
Theo Daily Mail, lúc bị bắn, Carvalho đang dẫn một chương trình được phát sóng trực tiếp. Sau khi vụ việc xảy ra, nhân viên đài đã thông báo với thính giả rằng người dẫn chương trình đã bị bắn và đang được chăm sóc y tế, sau đó bật nhạc để lấp chương trình.
AFP dẫn nguồn tin cảnh sát ngày 7-8 cho biết họ nghi ngờ đây là một vụ giết người vì động cơ chính trị.
Theo các nhân chứng, có 2 kẻ tham gia vụ tấn công tại đài Radio Liberdade FM ở Camocim, bang Ceara (đông nam Brazil). Chúng đã khống chế nhân viên tiếp tân, buộc người này dẫn vào phòng thu nơi ông Carvalho đang thu âm và bắn ông, sau đó tẩu thoát bằng xe máy.
Carvalho được đưa đi cấp cứu nhưng qua đời trên đường đi. Ông được biết là một người chỉ trích quyết liệt nạn tham nhũng của chính quyền.
"Họ đến cửa đài phát thanh. Họ nói là muốn thông báo tin gì đó. Một người đã mở cửa cho họ. Rồi họ bảo đây là một vụ tấn công và hỏi ai đang trong phòng thu", cảnh sát trưởng Hebert Silva nói với AFP.
"Ngay sau đó, họ xông vào giết ông Gleydson với 3 phát bắn vào và 2 phát vào bụng", ông thêm, và cho biết một kỹ sư âm thanh có mặt tại phòng thu lúc đó nhưng không bị thương.
Lực lượng an ninh hiện đã xác định được một nghi phạm và đang tìm kiếm hắn ta. Họ cũng đã bắt giữ hai người có quan hệ với nghi phạm và thu giữ khẩu súng họ tin là hung khí trong vụ án.
Truyền thông Brazil đưa tin trước đó Carvalho đã bị dọa giết liên quan đến công việc ông làm.
Theo Tổ chức nhà báo không biên giới, Brazil là quốc gia nguy hiểm thứ ba với các nhà báo ở Mỹ Latin, sau Mexico và Honduras, với 38 nhà báo bị giết giữa trong năm 2000-2014.
Trung Quốc cảnh báo Đài Loan không nên đòi độc lập
Ông James Soong, chủ tịch Đảng Thân dân (PFP), trong cuộc họp báo ngày 6-8 tại Đài Bắc - Ảnh: Reuters
Tuyên bố này được ông Zhang Zhijun, chủ nhiệm Văn phòng các vấn đề Đài Loan của Trung Quốc, đưa ra hôm qua (6-8). Cũng theo ông Zhang, lựa chọn “tội lỗi” thứ hai sẽ đe dọa tới hòa bình của vùng lãnh thổ Đài Loan.
Trong một diễn đàn bàn về mối quan hệ giữa Trung Quốc và Đài Loan, ông Zhang Zhijun nói Đài Loan đang ở một thời khắc rất quan trọng. Vùng lãnh thổ này đang phải đối mặt với những thay đổi xã hội cực đoan, các bất đồng chính trị dai dẳng và thường xuyên có những động thái can thiệp vào mối quan hệ giữa Đài Loan với chính quyền đại lục.
Những lời bình luận của vị chủ nhiệm Văn phòng các vấn đề Đài Loan đưa ra trong bối cảnh chủ tịch Đảng Thân dân (PFP) James Soong của Đài Loan vừa tuyên bố sẽ chính thức tham gia tranh cử vị trí người đứng đầu vùng lãnh thổ tự trị trong cuộc bầu cử tháng 1-2016.
Việc ông James Soong quyết định tham gia tranh cử có thể sẽ gây khó khăn hơn với Quốc dân đảng (NP). Mặt khác NP cũng đang bị chỉ trích nhiều vì xu hướng ngả dần về phía chính quyền đại lục.
Trong cuộc bầu cử sắp tới, ông James Soong sẽ đối đầu với ứng cử viên Hung Hsiu-chu của NP, Tsai Ing-wen, chủ tịch và là ứng cử viên của DPP, và một ứng cử viên độc lập nữa là Shih Ming-teh.
Các kết quả thăm dò dư luận hiện tại cho thấy DPP nhiều khả năng sẽ đánh bại NP. Kết quả này hẳn nhiên sẽ khiến nhà cầm quyền Trung Quốc không vui, vì Bắc Kinh vẫn luôn khẳng định Đài Loan là một phần lãnh thổ của họ.
Trong khi đó DPP ủng hộ nền độc lập chính thức của Đài Loan. Đảng này cho rằng chỉ người dân của vùng lãnh thổ mới có thể quyết định được tương lai của họ. Tuy nhiên Bắc Kinh xem quan điểm này đồng nghĩa với việc Đài Loan muốn giành độc lập và tách khỏi Trung Quốc.
Nga: Bước đi mới trong chiến lược lớn
Nga vừa chính thức đệ trình lên LHQ yêu cầu về chủ quyền đối với một khu vực lãnh thổ rộng lớn ở Bắc cực.
Năm 2002, Nga từng làm việc này nhưng bị LHQ bác bỏ với lý do thiếu cơ sở khoa học. Dự kiến, đến khoảng tháng 9 hoặc tháng 10, LHQ sẽ xem xét, thảo luận và đưa ra ý kiến chính thức về đệ trình mới. Ngoài Nga còn có Mỹ, Canada, Na Uy và Đan Mạch tham gia tranh giành chủ quyền ở Bắc cực.
Tướng Hàn Quốc ra lệnh lính giáng trả Triều Tiên nếu bị khiêu khích
Tham mưu trưởng Hải quân Hàn Quốc Jung Ho-sup ngày 7.8 ra lệnh cho quân lính "đáp trả dứt khoát" nếu bị phíaTriều Tiên khiêu khích ở vùng biển biên giới phía tây của nước này, trong bối cảnh căng thẳng đang leo thang tại khu vực biên giới trên biển giữa 2 nước, Yonhap cho hay.
Lầu Năm Góc bổ sung một loạt tham mưu trưởng
Trang tin Stars and Stripes ngày 6.8 (giờ Mỹ) cho hay Thượng viện Mỹ đã thông qua các lãnh đạo mới của những lực lượng như Lục quân, Hải quân và Thủy quân lục chiến, hoàn tất quá trình “thay máu” các tham mưu trưởng của Lầu Năm Góc.
Sau những buổi điều trần đầy căng thẳng hồi tháng 7, các thượng nghị sĩ cuối cùng cũng đã thông qua những đề xuất của chính quyền Tổng thống Barack Obama về những vị trí đứng đầu các quân chủng Mỹ.
Theo đó, tướng Mark Milley trở thành Tham mưu trưởng Lục quân; Trung tướng Robert Neller làm tư lệnh Thủy quân lục chiến, và đại tướng John Richardson giữ vị trí đứng đầu các chiến dịch hải quân.
Các tướng trên sẽ dẫn đầu các lực lượng Mỹ và đóng vai trò tham mưu cho Tổng thống Barack Obama trong bối cảnh quan hệ căng thẳng với Nga, đối đầu tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tại Iraq, Syria, trong khi ngân sách bị siết chặt.
Tướng Milley, 57 tuổi, đã nhấn mạnh trước Thượng viện rằng Nga là mối đe dọa hàng đầu đối với Mỹ, một quan điểm mà tướng Joseph Dunford cũng đã đề cập đến trước khi nhậm chức Chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng Liên quân Mỹ.
“Nga là nước duy nhất trên Trái đất đang sở hữu năng lực hạt nhân đủ sức hủy diệt Mỹ, do đó Nga là mối đe dọa hiện hữu”, tướng Milley phát biểu trước Ủy ban Quân vụ Thượng viện.
Trong khi đó, trung tướng Neller giải trình trước ủy ban này rằng cuộc chiến với IS sẽ không chuyển sang bước ngoặt mới trong ít nhất 1 năm nữa.
Còn tướng Richardson phải đối mặt với thách thức từ ngân sách hạn hẹp và số lượng giới hạn các tàu chiến.
Ông thừa nhận rằng quyết định rút một tàu sân bay khỏi vùng biển quanh vịnh Ba Tư trong 2 tháng vào mùa thu năm nay, lần đầu tiên kể từ năm 2007, có thể gây trở ngại cho cuộc chiến chống IS.