NATO bắt đầu tập trận quy mô lớn ngay sát biên giới Nga
Ngoại trưởng Kerry: Mỹ chờ đợi sự hợp tác của Nga trong vấn đề Syria
Yonhap: Bắc Triều Tiên tạm thời cấm đám cưới và đám tang
Donald Trump: Không thể để Trung Quốc tiếp tục “cưỡng bức” Mỹ
Tổng Thư ký NATO tuyên bố không muốn chạy đua vũ trang với Nga
Cân não ở biển Đông
- Cập nhật : 18/10/2015
(Tin kinh te)
Malaysia lo ngại các nước nhỏ sẽ lãnh hậu quả một khi 2 siêu cường Mỹ và Trung Quốc đối đầu trên biển Đông
Bắc Kinh đang tìm cách làm dịu căng thẳng trên biển Đông, thể hiện qua phát biểu của Thượng tướng Phạm Trường Long, Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc (CMC), tại Diễn đàn Hương Sơn lần thứ 6 khai mạc ở Bắc Kinh sáng 17-10.
Không liều lĩnh dùng vũ lực
Trước Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN cùng nhiều chuyên gia quân sự quốc tế, ông Phạm khẳng định hoạt động xây đảo nhân tạo của Trung Quốc trên biển Đông không ảnh hưởng đến tự do hàng hải.
Theo Reuters, tướng Phạm còn cam đoan: “Chúng tôi không bao giờ liều lĩnh sử dụng vũ lực, ngay cả trong vấn đề chủ quyền và đã làm hết sức để tránh xung đột bất ngờ”. Với những luận điệu không có gì mới mẻ, tướng Phạm bao biện rằng các công trình của Trung Quốc chỉ có mục đích dân sự, thậm chí mang đến lợi ích cho “các nước khác”, như 2 ngọn hải đăng mới xây trên đá Gạc Ma và đá Châu Viên của Việt Nam.
Tuy nhiên, bất chấp hứa hẹn “Trung Quốc sẽ tiếp tục giải quyết tranh chấp và khác biệt với các bên liên quan trực tiếp thông qua tham vấn, phối hợp để duy trì an ninh và ổn định khu vực” của tướng Phạm, cựu chỉ huy Hải quân Mỹ Gary Roughead “phản pháo” ngay tại Diễn đàn Hương Sơn rằng việc xây dựng cầu cảng và sân bay phi pháp của Trung Quốc khiến khu vực và nhiều nước lo ngại.
Liên tiếp tại cuộc gặp không chính thức giữa Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc và các nước ASEAN cũng như Diễn đàn Hương Sơn, Bắc Kinh tỏ ra đấu dịu.
Trước 2 sự kiện này, truyền thông Mỹ loan tin Nhà Trắng đã bật đèn xanh cho tàu tuần tra vào khu vực 12 hải lý quanh các đảo nhân tạo trên biển Đông. Theo báo The Straits Times, mục đích chính của Mỹ là chứng minh với các đồng minh và thế giới về quyết tâm bảo vệ tự do hàng hải, ngăn cản Trung Quốc ngày càng “hung hăng” trên biển Đông.
Giải pháp tốt nhất
Hôm 17-10, Philippines tái khẳng định sự ủng hộ dành cho kế hoạch tuần tra “phù hợp luật pháp quốc tế” của Mỹ. “Điều quan trọng là các bên được tự do đi lại mà không lo sợ bất kỳ mối đe dọa hoặc quấy rối nào” - người phát ngôn Abigail Valte của Tổng thống Philippines Benigno Aquino nói.
Không chỉ kế hoạch tuần tra nói trên, Trung Quốc còn đối mặt quyết định của Tòa án Trọng tài Thường trực (PCA) trong vụ Philippines kiện Trung Quốc vi phạm Công ước của Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982.
Hồi giữa tuần này, ông Jim Webb, một ứng cử viên tổng thống Mỹ bên Đảng Dân chủ, thúc giục chính quyền Tổng thống Barack Obama đối đầu với Trung Quốc ở biển Đông. Ông nhấn mạnh đây là thời điểm để “vạch ra lằn ranh” với Trung Quốc trong vấn đề tranh chấp lãnh thổ. Từng là Bộ trưởng Hải quân Mỹ dưới thời Tổng thống Ronald Reagan, ông Webb cảnh báo “bỏ qua” cho Trung Quốc ở biển Đông sẽ khiến những vùng lãnh thổ trọng yếu khác ở châu Á - Thái Bình Dương gặp nguy hiểm.
Một khi Mỹ thực hiện kế hoạch tuần tra vùng 12 hải lý, Trung Quốc có thể chọn cách làm ngơ nhưng báo The Straits Times nhận định khả năng này ít xảy ra. Bắc Kinh cũng có thể cản trở tàu Mỹ bằng máy bay hoặc tàu tuần duyên (thậm chí là tàu cá).
Trong kịch bản tồi tệ nhất, Bắc Kinh sẽ điều động tàu chiến, chiến đấu cơ đối đầu trực diện và yêu cầu Mỹ rời “vùng biển của Trung Quốc”. Nếu Mỹ không chịu lui, rất có thể sẽ xảy ra một cuộc khủng hoảng quốc tế nghiêm trọng, điều mà nhiều nước trong khu vực không mong muốn.
Điển hình là Malaysia, Bộ trưởng Quốc phòng Hishammuddin Hussein xác nhận Mỹ đã thông báo kế hoạch tuần tra cho nước này song ông lo ngại viễn cảnh các nước nhỏ sẽ lãnh hậu quả khi bị kẹt giữa 2 siêu cường.
Tại Diễn đàn Hương Sơn, Malaysia hy vọng Trung Quốc ngồi vào bàn đàm phán ký kết Bộ Quy tắc ứng xử ở biển Đông (COC) vì họ tin đó là cách tốt nhất để giải quyết tranh chấp ở vùng biển này.
Theo Huệ Bình
Người Lao động