Theo hãng RIA Novosti, khả năng tự bảo vệ của các máy bay quân sự Nga sẽ tăng lên rất nhiều khi được trang bị hệ thống tác chiến điện tử mới.
Tin thế giới đọc nhanh chiều 19-10-2015
- Cập nhật : 19/10/2015
Báo Trung Quốc kêu gọi đối đầu với Mỹ trên biển Đông
Tờ Thời báo Hoàn Cầu kêu gọi hải quân và không quân Trung Quốc chuẩn bị đối đầu với lực lượng Mỹ tuần tra trong vùng biển 12 hải lý quanh các đảo nhân tạo Bắc Kinh xây trái phép trên biển Đông.
Hôm qua, Kyodo News dẫn nguồn tin ngoại giao khẳng định chính phủ Mỹ chính thức thông báo cho các nước Đông Nam Á về kế hoạch triển khai máy bay và tàu chiến tới tuần tra trong vùng biển 12 hải lý quanh các đảo nhân tạo bất hợp pháp của Trung Quốc.
Và hải quân Mỹ đang chuẩn bị hành động.
Mục tiêu của Mỹ là bảo vệ tự do hàng hải và hàng không trên biển Đông, bác bỏ đòi hỏi chủ quyền vô lý của Trung Quốc.
Thời báo Hoàn Cầu chỉ trích Mỹ “khiêu khích nhân danh tự do hàng hải”. “Trung Quốc từng nhiều lần cam kết không xâm phạm tự do hàng hải nhưng Mỹ khiêu khích Trung Quốc để tái khẳng định vị thế” - tờ báo nổi tiếng với tư tưởng dân tộc cực đoan ở Trung Quốc viết.
Thời báo Hoàn Cầu kêu gọi quân đội Trung Quốc dùng vũ lực để đối đầu với lực lượng Mỹ tuần tra trên biển Đông.
Ấn phẩm của Nhân Dân nhật báo còn cho rằng Trung Quốc cần quân sự hóa ồ ạt các đảo nhân tạo, đưa tàu chiến tới các đảo nhân tạo này.
“Nếu căng thẳng leo thang, Trung Quốc cần triển khai lực lượng pháo binh thứ hai (lực lượng tên lửa chiến lược của quân đội Trung Quốc)” - Thời báo Hoàn Cầu hùng hổ.
Khi thăm Mỹ tháng trước, chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cam kết không quân sự hóa các đảo nhân tạo. Nhưng hình ảnh chụp từ vệ tinh cho thấy Bắc Kinh xây ba đường băng quân sự dài 3.000m tại các đảo nhân tạo, đủ sức tiếp nhận mọi máy bay chiến đấu của nước này.
Cũng có bằng chứng cho thấy Trung Quốc từng triển khai pháo tự hành ở một đảo nhân tạo.
Thời gian qua, hàng loạt quốc gia trên thế giới đã lên tiếng phản đối hành vi xây đảo nhân tạo trái phép của Trung Quốc. Thậm chí dù có quan hệ rất hữu hảo với Trung Quốc nhưng Malaysia cũng mô tả hành vi này là “khiêu khích vô cớ”. (Tuổi Trẻ Online)
Mỹ - Ấn - Nhật tập trận chung, Trung Quốc đề phòng
Trực thăng cùng tàu chiến Mỹ tham gia cuộc tập trận chung Malabar 2015 diễn ra trên vịnh Bengal. Ảnh: AP
Hoạt động trên là một phần của cuộc tập trận chung Malabar 2015 kéo dài 6 ngày giữa ba nước, theo AP. Phía Mỹ mang tới sự kiện thường niên này tàu sân bay USS Theodore Roosevelt, một tuần dương hạm tên lửa cùng một tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân.
"Ấn Độ và Nhật Bản đều là những đối tác tuyệt vời của Mỹ", thuyền trưởng Craig Clapperton, sĩ quan chỉ huy tàu USS Theodore Roosevelt, phát biểu trước các phóng viên. "Chúng tôi cùng chia sẻ nhiều điểm chung và Mỹ chắc chắn là đang có mối quan hệ kinh tế, quân sự, chính trị cùng tình bạn tốt đẹp với cả Ấn Độ và Nhật Bản".
Dù vậy, một tờ báo chính thống của Trung Quốc lại lên tiếng cảnh báo New Delhi không nên bị cuốn vào một liên minh chống Bắc Kinh.
"Mối quan hệ Trung - Ấn đang đi đúng hướng và mang đến nhiều lợi ích cho mỗi quốc gia", tờ Global Times viết. "Ấn Độ nên cảnh giác với ý định tham gia vào một phe phái chống Trung Quốc".
Bắc Kinh từ lâu đã luôn tỏ ra đề phòng trước các cuộc tập trận trên biển giữa New Delhi và Washington. Tuy nhiên, lần này mối lo âu gia tăng đáng kể khi bất đồng giữa Trung Quốc với Nhật Bản, Hàn Quốc cùng một số láng giềng Đông Nam Á đang ngày càng nóng lên bởi những tranh chấp về chủ quyền.Cuộc tập trận chung Malabar năm nay diễn ra trong bối cảnh Washington được kỳ vọng sẽ thách thức tuyên bố của Bắc Kinh bằng cách điều tàutuần tra trong phạm vi 12 hải lý quanh các đảo nhân tạo do Trung Quốc bồi đắp trái phép ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
ECB đối mặt áp lực lạm phát yếu trước thềm cuộc họp chính sách
Theo chuyên gia phân tích Howard Archer của IHS Global Insight, trong bối cảnh lãi suất ở các nước đều đang ở mức thấp, bất kỳ biện pháp nới lỏng bổ sung nào cũng có thể sẽ được triển khai dưới hình thức mở rộng chương trình nới lỏng định lượng (QE).
Tuy vậy, tại thời điểm hiện nay, ECB có thể sẽ chưa mở rộng QE do nhiều thành viên ban điều hành ECB dường như đang giữ quan điểm “chờ đợi và quan sát.”
Một số quan chức cấp cao của ECB, trong đó có Chủ tịch Mario Draghi nói rằng còn quá sớm để đánh giá tình hình chung. Song, ông Draghi cũng thừa nhận quan ngại về triển vọng lạm phát không sáng sủa và rủi ro xuất phát từ các thị trường mới nổi, đồng thời khẳng định, trong trường hợp cần thiết, ECB sẵn sàng hành động.
Nhà phân tích Jennifer McKeown của Capital Economics dự đoán ECB nhiều khả năng sẽ quyết định tăng tốc chương trình QE tại cuộc họp vào tháng 12 tới.
Mặc dù giá cả hàng hóa thấp dường như có lợi cho người tiêu dùng, song xu hướng này sẽ không khuyến khích doanh nghiệp đầu tư gia tăng sản xuất. Ngoài ra, triển vọng lạm phát thấp hơn nữa sẽ làm người tiêu dùng trở nên đắn đo hơn với các quyết định chi tiêu hiện tại của mình.
Quốc dân đảng thay ứng viên lãnh đạo Đài Loan
Đảng cầm quyền Quốc dân đảng ở Đài Loan ngày 17.10 đã chọn Chủ tịch đảng Chu Lập Luân làm ứng viên ra tranh cử chức lãnh đạo vào đầu năm tới.
Chủ tịch Quốc dân đảng Chu Lập Luân, người vừa được chọn làm ứng viên ra tranh cử chức lãnh đạo, trong bài phát biểu ở đại hội của đảng này vào ngày 17.10 - Ảnh: Reuters
Thủ tướng Nga chê Mỹ 'yếu đuối và thiển cận'
Phát biểu trên kênh truyền hình Rossiya 1, Thủ tướng Medvedev cho hay ông thấy không hiểu lý do Mỹ không muốn đồng ý với đề xuất hợp tác của Tổng thống Nga Vladimir Putin nhằm đẩy lùi Nhà nước Hồi giáo (IS).
"Vấn đề là các đồng nghiệp Mỹ của chúng tôi luôn nói cần giải quyết vấn đề một cách nhanh gọn", RT dẫn lời ông Medvedev nói. "Cần phải đi tới kết luận về tương lai của Syria, cần phải thảo luận về số phận của Tổng thống Assad, để thống nhất một giải pháp chính trị. Chúng tôi không phản đối điều đó nên mới nêu ý tưởng cử một phái đoàn chính trị".
Thủ tướng Nga cho rằng Washington cho thấy "điểm yếu" của mình khi từ chối đàm phán song phương với Moscow. Ông khẳng định IS vẫn tiếp tục bành trướng "và chính sự can thiệp của Nga đã làm thay đổi tình thế".
"Họ bảo rằng 'không, chúng tôi sẽ không thảo luận'.Quan điểm này thật thiển cận và yếu ớt, bởi những lãnh đạo hay quốc gia mạnh mẽ, có trách nhiệm, sẽ luôn đàm phán trước những sự việc như thế này, ngay cả khi họ có đánh giá khác nhau về tình hình", ông Medvedev nói.
Chính quyền Tổng thống Mỹ Barack Obama hôm 14/10 từ chối đề nghị của Tổng thống Nga Putin về việc cử đoàn ngoại giao Nga, do Thủ tướng Medvedev dẫn đầu, đến Mỹ để thảo luận về những khác biệt giữa hai nước trong khủng hoảng Syria. Washington tuyên bố không đàm phán trừ khi Nga theo sự dẫn dắt của Mỹ và dừng hỗ trợ Tổng thống Syria Bashar al-Assad.
Nga bắt đầu chiến dịch không kích các lực lượng khủng bố ở Syria từ ngày 30/9 theo đề nghị của chính phủ Syria. Mục tiêu của chiến dịch là giảm tình trạng bạo lực xuống mức có thể bắt đầu đối thoại chính trị. Trong khi đó, Mỹ muốn Tổng thống Syria Assad từ chức và hỗ trợ phe nổi dậy lật đổ ông. Washington cáo buộc Nga ném bom lực lượng này thay vì nhằm vào IS nhưng Moscow bác bỏ.