tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin thế giới đọc nhanh 19-10-2015

  • Cập nhật : 19/10/2015

Malaysia lên án Trung Quốc gây hấn trên Biển Đông

Trung Quốc xây đảo nhân tạo phi pháp ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam trên Biển Đông là “hành động gây hấn không thể chấp nhận được”, Tư lệnh lực lượng vũ trang Malaysia cho biết tại diễn đàn an ninh ở Bắc Kinh, Trung Quốc ngày 18.10.
duong bang phi phap trung quoc xay dung tren da chu thap - anh: afp

Đường băng phi pháp Trung Quốc xây dựng trên Đá Chữ Thập - Ảnh: AFP

“Tôi muốn đề cập đến hành động gây hấn không thể chấp nhận được của Trung Quốc liên quan đến hoạt động xây dựng đảo nhân tạo trên Biển Đông”, Tư lệnh lực lượng vũ trang Malaysia, tướng Zulkefli Mohd Zin cho biết tại diễn đàn an ninh Hương Sơnở Bắc Kinh (Trung Quốc) ngày 18.10, theo Reuters.
Về tuyên bố của Trung Quốc biện bạch cho hoạt động xây dựng đảo nhân tạo phi pháp này là vì mục đích dân sự, nghiên cứu hàng hải, xúc tiến định vị hàng hải an toàn cho tàu thuyền trong khu vực, ông Zulkefli nói: “Chỉ có thời gian mới có thể chứng minh ý định thật sự của Trung Quốc”.
Malaysia lâu nay luôn thận trọng đưa ra những tuyên bố liên quan đến Trung Quốc trong vấn đề tranh chấp lãnh thổ trên Biển Đông. Nhưng Kuala Lumpur hồi năm 2014 đã thay đổi đối sách với Trung Quốc sau khi Bắc Kinh tiến hành hai cuộc tập trận hải quân quanh bãi cạn James vốn nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Malaysia, các quan chức ngoại giao Malaysia cho Reuters biết.
Trước đó, cũng trong diễn đàn an ninh Hương Sơn ngày 17.10, Phó chủ tịch quân ủy trung ương Trung Quốc, ông Phạm Trường Long ngang ngược cho rằng việc xây đảo nhân tạo ở Trường Sa chỉ vì mục đích dân sự và “sẽ không ảnh hưởng tự do hàng hải ở Biển Đông”. Ông ta còn ngang ngược nói hai hải đăng Trung Quốc mới xây dựng phi pháp ở Đá Châu Viên và Đá Gạc Ma (thuộc Trường Sa) “đã bắt đầu cung cấp dịch vụ định vị hàng hải cho tất cả các quốc gia”.
Mỹ cáo buộc Trung Quốc tăng cường hoạt động bồi đắp, xây dựng nhằm biến những bãi đá ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam thành những đảo nhân tạo phi pháp để đặt các căn cứ quân sự, đe dọa tự do hàng hải trên Biển Đông.
Washington đã quyết định điều tàu chiến và máy bay tuần tra sâu vào trong vùng 12 hải lý quanh những đảo nhân tạo Trung Quốc xây dựng phi pháp ở Trường Sa, để thách thức những tuyên bố chủ quyền phi lý của Bắc Kinh trên Biển Đông.
Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam, ông Lê Hải Bình hôm 13.10 đã khẳng định việc Trung Quốc xây dựng hai ngọn hải đăng phi pháp tại Đá Châu Viên và Đá Gạc Ma là xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam, theo TTXVN.
Nhưng Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc, ông Lưu Chấn Dân, tại diễn đàn Hương Sơn còn ngang ngược nói Trung Quốc sẽ tiếp tục xây những công trình xây dựng như thế này.

Hungary đóng cửa biên giới với Croatia

Quyết định này của chính quyền Bundapest nằm trong nỗ lực ngăn chặn dòng di dân tràn vào nước này để tìm đường tới Tây Âu.

Hãng tin BBC đưa tin, sau khi Hungary có động thái trên, Croatiathông báo họ sẽ hướng dẫn cho người di cư tới Slovenia.

Hungary là nước được nhiều di dân chạy trốn khỏi xung đột ở Trung Đông và châu Phi lựa chọn như một điểm trung chuyển. Họ tới đây để tiếp tục hành trình tới Đức vào Áo.

Budapest thông báo đóng cửa biên giới với Croatia sau khi các lãnh đạo EU không thể đạt được đồng thuận về một kế hoạch được Hungary ủng hộ mà theo đó sẽ cử một lực lượng tới chặn người di cư kéo đếnHy Lạp.

Đường biên này – đã được gia cố bằng một hàng rào dây thép gai – đã bị đóng lúc nửa đêm ngày 16/10 (tức 5h sáng 17/10, giờ HN). Một đoàn gồm hàng trăm di dân đã đến gần làng Zakany vài phút trước thời hạn và họ là nhóm cuối cùng được phép qua biên giới.

"Chúng tôi biết đây không phải cách tốt nhất, nhưng là cách tốt thứ 2 duy nhất" - Ngoại trưởng Hungary Peter Szijjarto giải thích khi thông báo quyết định mới. Ông cho biết thêm, di dân sẽ vẫn phải nộp đơn xin tị nạn ở Hungary tại hai điểm trung chuyển ở biên giới. Các cửa khẩu ở Beremend và Letenje cũng để mở cho những ai có giấy tờ hợp lệ.

Trước đó, Hungary đã đóng cửa biên giới với Serbia. Có nhiều lo ngại ở Slovenia, khi biên giới Croatia – Hungary bị đóng thì ngày càng nhiều di dân sẽ chọn đi qua Slovenia.


Triều Tiên bác đề xuất nối lại đàm phán hạt nhân

Hôm 17-10, Triều Tiên đã phản đối đề xuất nối lại đàm phán chấm dứt chương trình hạt nhân của nước này, cho rằng những cuộc đàm phán như vậy trước đó đều thất bại. Ngoài ra, Triều Tiên còn nhắc lại yêu cầu Washington cần phải ngồi vào bàn đàm phán để xây dựng một hiệp ước hòa bình.

Theo Channel News Asia, tuyên bố trên của Bộ Ngoại giao Triều Tiên được đưa ra một ngày sau khi Tổng thống Mỹ Barack Obama và Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye tuyên bố ở Washington họ sẵn sàng đàm phán  với Triều Tiên về các biện pháp trừng phạt nhưng Bình Nhưỡng cần phải thể hiện thái độ nghiêm túc về việc từ bỏ tham vọng hạt nhân.

 nha lanh dao trieu tien kim jong un thi sat cuoc tap luyen cua hoa luc phao binh hom 21-2-2015. anh: reuters

 Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un thị sát cuộc tập luyện của hỏa lực pháo binh hôm 21-2-2015. Ảnh: Reuters

Trong khi đó, Bình Nhưỡng cho rằng chỉ có một hiệp ước hòa bình với Washington mới có thể giải quyết cuộc xung đột trên bán đảo Triều Tiên về lâu dài.

“Nếu Mỹ nhất mực chọn đi con đường khác, bán đảo Triều Tiên sẽ chỉ chứng kiến vũ khí hạt nhân để ngăn chặn không giới hạn của chúng tôi càng được củng cố hơn thôi” - Bộ Ngoại giao Triều Tiên cho biết trong một tuyên bố.

Chiến tranh Triều Tiên 1950-1953 khép lại bằng một hiệp ước đình chiến. Do đó, hai miền Liên Triều vẫn còn trong tình trạng chiến tranh về mặt kỹ thuật.

Ông Obama cho biết Mỹ sẵn sàng ngồi vào bàn đàm phán để tháo gỡ lệnh trừng phạt cho Triều Tiên  nhưng chỉ khi có Iran tham gia.

Thổ Nhĩ Kỳ sẽ bắn hạ máy bay xâm phạm không phận

Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ ông Ahmet Davutoglu ngày 17-10 tuyên bố Thổ Nhĩ Kỳ không ngần ngại bắn hạ máy bay xâm phạm không phận nước này.

Tuyên bố này được đưa ra một ngày sau khi Ankara bắn hạ một máy bay không người lái gần khu vực biên giới với Syria. “Hôm qua, chúng tôi đã bắn hạ một máy bay không người lái. Nếu đó là một máy bay có người, chúng tôi vẫn sẽ hành động tương tự. Bất kỳ ai xâm phạm vào biên giới của chúng tôi, chúng tôi cũng đều cho họ câu trả lời cần thiết” – ông Ahmet Davutoglu nói tại cuộc họp của Đảng AKP tại trung tâm thành phố Kayseri, miền Trung Thổ Nhĩ Kỳ. Thổ Nhĩ Kỳ vẫn tiếp tục điều tra máy bay không người lái bị bắn hạ vừa qua đến từ nước nào.

thu tuong tho nhi ky tuyen bo nuoc nay se khong ngan ngai ban ha may bay xam pham khong phan. anh: reuters

Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố nước này sẽ không ngần ngại bắn hạ máy bay xâm phạm không phận. Ảnh: Reuters

Trước đó, quân đội Thổ Nhĩ Kỳ cho biết máy bay không người lái đã bị Ankara cảnh báo 3 lần nhưng vẫn tiếp tục bay nên họ bắn hạ. Mục tiêu rơi xuống khu vực thuộc Thổ Nhĩ Kỳ, cách biên giới Syria khoảng 3 km.

Thổ Nhĩ Kỳ từng phàn nàn rằng chiến đấu cơ Nga xâm phạm không phận nước này dọc theo biên giới Syria hồi đầu tháng này. Ngày 16-10, một quan chức Mỹ giấu tên cho biết Washington tin rằng máy bay không người lái bị bắn hạ là của Nga nhưng lưu ý đây mới là thông tin sơ bộ. 

Phía Bộ Quốc phòng Nga cho biết tất cả các máy bay nước này ở Syria đã trở về căn cứ an toàn và tất cả các máy bay do thám của họ đang hoạt động "theo kế hoạch". Nga sẽ liên hệ trực tiếp với quân đội Thổ Nhĩ Kỳ để tránh các sự cố với các chuyến bay gần biên giới.

hinh anh duoc cho la chup chiec uav bi ban ha. anh: airlive.net

Hình ảnh được cho là chụp chiếc UAV bị bắn hạ. Ảnh: Airlive.net

Hiện ở Syria có rất nhiều máy bay chiến đấu từ liên minh do Mỹ dẫn đầu, Nga, Syria đang oanh tạc gần khu vực biên giới Thổ Nhĩ Kỳ và Syria nhằm tiêu diệt lực lượng Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS). Thế nhưng, các sự cố máy bay không người lái vừa qua nhấn mạnh nguy hiểm tiềm tàng rằng Thổ Nhĩ Kỳ có thể bị lôi kéo vào cuộc đối đầu quân sự đang lan rộng ở quốc gia láng giềng.


Siêu bão Koppu đổ bộ vào Philippines

Siêu bão Koppu đã đổ bộ vào đảo Luzon, phía Bắc Philippines sáng 18-10 mang theo mưa lớn và gió giật khủng khiếp. Đây chỉ mới là giai đoạn đầu, trước đó, các nhà dự báo khí tượng lo sợ siêu bão sẽ kéo dài 3 ngày, gây ra lũ lụt và lở đất nghiêm trọng.

Siêu bão Koppu (Philippines gọi là Lando) duy trì sức gió mạnh khủng khiếp lên đến 240 km/h và tương đương với cấp độ 4 (gần tối đa) trong phân loại thang bão Saffir-Simpson. Mắt bão Koppu đổ bộ vào Casiguran, thành phố khoảng 25.000 người sống, vào khoảng 1 giờ (giờ địa phương). Trước đó, mưa lớn và gió mạnh đã không ngừng tấn công. Trong đêm 17-10, nhiều vùng ở Philippines mưa xối xả, nhất là ở đảo Virac, lượng mưa lên đến 166mm.

sieu bao da do bo philippines. anh: cnn

Siêu bão đã đổ bộ Philippines. Ảnh: CNN

Theo dự báo của Trung tâm Khí tượng Thủy văn Philippines (PAGASA), bão này sẽ gây ra thiệt hại đáng kể về nhà cửa, cây cối, mùa màng ở khu vực bão đi qua. Nguy hiểm hơn, bão hoành hành 3 ngày sẽ khiến khu vực bờ biển ngập hơn 3m.

Tổng thống Benigno Aquino ngày 17-10 đã xuất hiện trên truyền hình quốc gia để cảnh báo người dân Philippines và kêu gọi chính quyền các cấp hợp tác phòng chống bão. Đây là lần đầu tiên ông Aquino lên truyền hình cảnh báo bão kể từ khi siêu bão Haiyan.

Philippines thường xuyên gánh chịu các cơn bão lớn do vị trí địa lý. Cơn bão lớn tấn công nước này trong tháng 12-2014 đã giết ít nhất 18 người, khiến hàng trăm người bị thương. Năm 2013, siêu bão Haiyan đã giết hơn 6.000 người và bị thương hơn 27.000 người dân nước này.


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục