Những cậu ấm cô chiêu được bố mẹ cho đi học ở nước ngoài không muốn trở về quê hương vì lối sống quá khác biệt và đó cũng là mong muốn của bố mẹ họ. Điều này dẫn đến hiện tượng "chảy máu" vốn và chất xám.
Tin thế giới đọc nhanh chiều 17-10-2015
- Cập nhật : 17/10/2015
Mỹ bác bỏ luận điệu của Trung Quốc về việc tuần tra biển Đông
Theo Reuters, tuyên bố trên được ra trong bối cảnh khi một tờ báo Trung Quốc vừa kêu gọi phản ứng cứng rắn đối với bất kỳ cách hành xử "vô nguyên tắc" nào của Mỹ ở biển Đông.
"Tôi thấy (Trung Quốc) không có lý do gì để kết luận hành động (tuần tra biển Đông) của chúng tôi là khiêu khích" - ông nhấn mạnh.
Ông John Richardson nói rằng không có lý do gì hợp lý khi xem rằng hành động điều tàu của Mỹ đến biển Đông là khiêu khích. ảnh: News.usni
Trước đó, Hoa Kỳ đã quyết định điều tàu vào vùng 12 hải lý quanh các đảo nhân tạo mà Trung Quốc xây dựng trái phép ở quần đảo Trường Sa thuộc biển Đông.V
Hội đồng bảo an LHQ kết nạp 5 thành viên không thường trực mới
Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) sẽ có 5 thành viên không thường trực mới, bao gồm Nhật Bản, Ukraine, Ai Cập, Senegal và Uruguay.
Ngày 15/10, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã bỏ phiếu bầu 5 nước thành viên không thường trực trên.
Do chỉ có 5 nước được đề cử nên tất cả các ứng cử viên đều thuận lợi vượt qua cuộc bỏ phiếu tại ĐHĐ gồm 193 thành viên.
Theo kết quả công bố, Senegal giành được 187 phiếu, cao nhất, tiếp theo là Uruguay 185 phiếu, Nhật Bản 184 phiếu, Ai Cập 179 phiếu và Ukraine 177 phiếu.
Các thành viên mới sẽ bắt đầu nhiệm kỳ 2 năm tại HĐBA từ tháng 1/2016, thay thế các nước Chad, Chile, Jordan, Litva và Nigeria.
HĐBA LHQ gồm 15 nước thành viên, trong đó có 5 thành viên thường trực là Anh, Pháp, Mỹ, Nga và Trung Quốc, và 10 thành viên không thường trực.
Các thành viên không thường trực có nhiệm kỳ 2 năm và được bầu gối nhau để đảm bảo mỗi năm đều có 5 thành viên cũ và 5 thành viên mới.
Sóng gió trước bầu cử Đài Loan về chuyện 'thân Trung Quốc'
Bà Hồng Tú Trụ, ứng viên của Quốc dân đảng tham gia cuộc tranh cử vị trí lãnh đạo Đài Loan - Ảnh: AFP
Từ trái sang: Chủ tịch Quốc dân đảng Eric Chu, bà Thái Anh Văn - ứng viên tranh cử vị trí lãnh đạo Đài Loan của đảng Dân chủ tiến bộ - và ông James Soong - ứng viên của Thân dân đảng - trong một sự kiện ở Đài Bắc đầu tháng 10.2015 - Ảnh: Reuters
Ấn Độ ủng hộ giải quyết hòa bình tranh chấp Biển Đông
Trong thông báo được đưa ra sau cuộc hội đàm giữa Ngoại trưởng Ấn Độ Sushma Swaraj và người đồng cấp Philippines Albert Del Rosario, Ấn Độ ngày 14/10 cam kết ủng hộ Philippines trong tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc ở Biển Đông.
Thông báo nêu rõ: "Ngoại trưởng Rosario đã trình bày với Ngoại trưởng Minister Swaraj về những diễn biến trong thời gian qua ở vùng biển phía Tây Philippines và vụ kiện Trung Quốc của nước này lên Tòa án Trọng tài Quốc tế ở La Hay".
"Ngoại trưởng Swaraj đã cam kết ủng hộ một giải pháp hòa bình trong vấn đề tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông. Hai bên đều tái khẳng định tầm quan trọng của việc giải quyết mọi tranh chấp thông qua những biện pháp hòa bình và phù hợp với các quy định của luật pháp quốc tế, gồm Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982, cũng như hạn chế đe dọa hoặc sử dụng vũ lực để giải quyết tranh chấp", thông báo chung khẳng định.
Ngoài ra, hai bên cũng nhắc tới tầm quan trọng của Bộ Quy tắc Ứng xử trên Biển Đông và Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông hồi năm 2002.
Cũng tại cuộc gặp giữa ngoại trưởng Ấn Độ và Philippines, hai bên cũng thảo luận tới nhiều vấn đề song phương cùng quan tâm, trong đó gồm cả vấn đề tranh chấp chủ quyền trên biển giữa Ấn Độ và Bangladesh.
Trong một thông báo được Bộ Ngoại giao Philippines đưa ra sau cuộc họp, Ngoại trưởng Rosario đã hoan nghênh quan điểm của Ấn Độ về các tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông. Ông cho rằng "thế giới không được phép để Trung Quốc đòi hòi chủ quyền của toàn bộ các khu vực ở Biển Đông".
Ngoài ra, Ngoại trưởng Rosario cho rằng Ấn Độ và Philippines cần đẩy mạnh hợp tác quốc phòng và tăng cường quá trình chuyển giao công nghệ.
Thời gian qua, Philippines luôn cho rằng phần lớn dư luận quốc tế đều bày tỏ quan ngại về các hoạt động của Trung Quốc ở Biển Đông thời gian qua đã vi phạm Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982.
Dù luôn tuyên bố không áp dụng UNCLOS cho vấn đề tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông nhưng Trung Quốc lại sử dụng công ước này để đòi hỏi chủ quyền tại vùng biển Senkaku/Điếu Ngư mà nước này đang tranh chấp với Nhật Bản.
Nhà báo điều tra tiêu cực Trung Quốc bị hành hung dã man
Một nhà báo chuyên điều tra tiêu cực trong thu hồi đất ở tỉnh Hà Nam, Trung Quốc bị hành hung đến hôn mê bất tỉnh.
Trang web The paper.cn ngày 15-10 cho biết nhà báo điều tra Dương Diễn Phương, 46 tuổi, đang hôn mê trong Bệnh viện Nhân dân Hà Nam vì bị chảy máu bên trong não và nứt sọ.
Trước đó tối 13-10, ông Dương bị một nhóm 4 người đàn ông đánh đập dã man bên ngoài Trung tâm nghiên cứu dư luận quần chúng Đại Tượng ở thành phố Trịnh Châu (tỉnh Hà Nam). Ông Dương Diễn Phương hiện đang đảm nhận chức tổng biên tập tờ nguyệt san của trung tâm này.
Ông Dương bị hành hung sau loạt bài điều tra vạch trần những sai phạm của cựu giám đốc Sở nhà đất thành phố Trịnh Châu - Trác Chấn Phong. Loạt bài khẳng định con gái của Trác sở hữu đến 11 căn hộ thuộc chương trình nhà ở xã hội của Chính phủ Trung Quốc. Vụ phanh phui này khiến Trác mất chức và bị kỷ luật.
Báo Tin Tức Bắc Kinh dẫn lời vợ của nhà báo Dương cho biết ban đầu cảnh sát từ chối mở cuộc điều tra vì cho rằng còn thiếu giám định thương tích theo quy định pháp luật.
“Các bác sĩ pháp y yêu cầu tự ông Dương phải đến phòng khám của họ để giám định. Làm sao mà một người đang bị hôn mê lại có thể tự đi giám định được” - báo South China Morning Post dẫn lời vợ của nhà báo Dương tiết lộ.
Song, sau khi tin tức và hình ảnh ông Dương nằm hôn mê ở phòng cách ly bệnh viện lan truyền trên mạng, sáng 15-10, Sở cảnh sát Trịnh Châu bất ngờ thông báo đã thành lập ban chuyên án điều tra vụ việc.
Ngay trong ngày, cảnh sát thông báo với gia đình đã bắt được một nghi can. Tên này khai rằng được hai nữ nhân viên cấp dưới của Dương thuê tấn công cựu nhà báo vì tư thù. Song một số nguồn tin giấu tên trong chính quyền Trịnh Châu cho biết dưới sức ép của dư luận, cảnh sát buộc phải tiếp tục điều tra liệu có khả năng vụ tấn công này có liên quan đến loạt bài điều tra của nhà báo Dương hay không.