Tờ Washington Free Beacon dẫn các nguồn tin từ Lầu Năm Góc xác nhận Trung Quốc hồi tuần trước đã thử thành công một tên lửa siêu thanh có thể mang đầu đạn hạt nhân, đánh dấu lần thử nghiệm thứ 7 đối với loại vũ khí này. Thông tin trên đang khiến tình báo Mỹ bất an.
Tin thế giới đọc nhanh 23-10-2015
- Cập nhật : 23/10/2015
Citigroup hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2016
Vời việc điều chỉnh hệ thống đo yếu kém đối với số liệu GDP của Trung Quốc, tăng trưởng toàn cầu “thực” sẽ có thể dưới 2,5% trong cả năm 2016 và 2016. Các nguy cơ vẫn có thể theo chiều giảm.
Đội ngũ kinh tế của Citigroup dẫn đầu bởi nhà kinh tế trưởng Willem Buiter cho biết họ dự kiến Ngân hàng trung ương ECB, Ngân hàng Nhật Bản, Ngân hàng nhân dân Trung Quốc và Ngân hàng dự trữ Australia sẽ tiếp tục nới lỏng chính sách. Họ dự kiến chính sách thắt chặt dần dần và chậm trễ từ Cục dự trữ liên bang Mỹ và ngân hàng Anh.
Buiter trước đó đã cho biết tăng trưởng toàn cầu dưới 3% với khủng hoảng sản lượng đáng kể đại diện cho suy thoái toàn cầu. Citi cho biết thêm việc xem xét lại của Quỹ tiền tệ quốc tế IMF sắp tới sẽ có thể cho đồng NDT của Trung Quốc tham gia rổ tiền tệ quyền rút vốn đặc biệt (SDRs) của IMF từ cuối năm 2016.
IMF: Saudi Arabia có thể cạn kiệt tài sản tài chính trong 5 năm tới
Theo Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), chính phủ Saudi Arabia cần triển khai các biện pháp kích thích kinh tế hướng tới giảm thiểu thâm hụt ngân sách quốc gia.
Trong bối cảnh này, chính phủ Saudi Arabia - nước xuất khẩu dầu lớn nhất thế giới - buộc phải lên kế hoạch cắt giảm chi tiêu nhằm thúc đẩy nguồn tài chính công. Tuy nhiên, các quan chức nước này vẫn khẳng định rằng, kinh tế Saudi Arabia đủ mạnh mẽ để có thể đứng vững trước đà lao dốc của giá dầu thô, cũng giống như những gì từng làm được trong các cuộc khủng hoảng tương tự trước đây.
Dù vậy theo IMF, những biện pháp kinh tế mà các nước xuất khẩu dầu đang cân nhắc dường như vẫn chưa đủ mạnh để giúp chính phủ củng cố lại nguồn tài chính cần thiết trong trung hạn. "Với chính sách hiện tại, các nước này sẽ cạn kiệt lớp đệm tài chính trong chưa đầy 5 năm nữa vì thâm hụt ngân sách tăng mạnh", IMF nói.
Trong suốt thập kỷ qua, Saudi Arabia đã tích trữ hàng trăm tỷ USD để giúp nền kinh tế vượt qua cú sốc giá dầu giảm. Kết quả là, hệ số nợ/GDP của vương quốc này giảm xuống dưới mức 2% trong năm 2014 - mức thấp nhất thế giới.
Đà lao dốc gần đây của giá dầu thô - loại hàng hóa đóng góp khoảng 80% vào tổng doanh thu ngân sách - buộc chính phủ Saudi Arabia phải trì hoãn các dự án và bán trái phiếu lần đầu tiên kể từ năm 2007.
Tính đến cuối tháng 8/2015, tài sản ngoại hối ròng của Saudi Arabia đã giảm tháng thứ 7 liên tiếp xuống thấp nhất hơn 2 năm ở 654,5 tỷ USD. Kể từ đầu năm, Saudi Arabia cũng chỉ huy động đượng 14,7 tỷ USD từ việc bán trái phiếu. IMF dự báo, hệ số nợ/GDP của nước này sẽ tăng lên 17% trong năm 2016.
Cũng theo dự báo của IMF, thâm hụt ngân sách của Saudi Arabia sẽ tăng lên hơn 20% so với GDP trong năm 2015 nhưng sẽ giảm xuống còn 19,4% trong năm tiếp theo. "So với GDP, thâm hụt ngân sách của Saudi Arabia sẽ giảm dần trong vòng 5 năm tới nhưng sẽ ở mức cao trong giai đoạn này", ông Masood Ahmed - giám đốc bộ phận Trung Đông và Trung Á tại IMF - cho biết.
Bất chấp đà lao dốc của giá dầu thô, Saudi Arabia vẫn hướng tới việc tăng sản lượng để bảo vệ thị phần trên thị trường dầu thô thế giới.
Ngoài Saudi Arabia, Bahrain và Oman - là 2 trong số 6 thành viên của Hội đồng hợp tác Vùng vịnh - cũng sẽ phải đối mặt với tình trạng tương tự, IMF cho biết. Giới chuyên gia phân tích cũng cho rằng, hai nước này thậm chí phải đối mặt với những rủi ro lớn hơn.
IMF dự báo, thâm hụt ngân sách của Oman sẽ tăng lên 17,7% so với GDP năm 2015 và lên 20% trong năm tiếp theo. Thâm hụt ngân sách của Bahrain cũng sẽ tăng lên tương đương 14,2% GDP trong năm nay và giảm nhẹ về 13,9% trong năm 2016.
Trong khi đó, Kuwait, Qatar và Các tiểu vương quốc Arab thống nhất may mắn hơn khi có đủ tài sản tài chính đễ hỗ trợ chi tiêu trong hơn 20 năm tới.
Qatar phát tín hiệu can thiệp quân sự vào Syria
Được hỏi liệu Qatar có ủng hộ lập trường của Saudi Arabia là không loại trừ phương án quân sự tại Syria sau khi Nga can thiệp để giúp Tổng thống Bashar al-Assad, ông Attiyah nêu rõ: "Bất cứ điều gì giúp bảo vệ người dân và đất nước Syria khỏi bị chia cắt thì chúng tôi sẽ không ngừng nỗ lực để thực hiện cùng với những người anh em Saudi Arabia và Thổ Nhĩ Kỳ... Nếu một cuộc can thiệp quân sự sẽ giúp bảo vệ nhân dân Syria trước sự tàn bạo của chính quyền, chúng tôi sẽ tiến hành."
Phản ứng về bình luận trên, Thứ trưởng Ngoại giao Syria Faisal Mekdad tuyên bố nếu Qatar thực hiện lời đe dọa can thiệp quân sự vào Syria, Damacus sẽ coi đây là hành động xâm lược trực tiếp và sẽ giáng trả cực kỳ mạnh mẽ.
Cùng ngày, Điện Kremlin cho biết Tổng thống Nga Vladimir Putin đã điện đàm với Quốc vương Saudia Arabia Salman, cập nhật cho ông Salman tình hình chuyến thăm Moskva vừa qua của Tổng thống Syria.
IS có thể sẽ bắt tay al-Qaeda ở Syria
Chiến đấu cơ Su-34 của Nga, một trong các loại máy bay dùng để không kích tại Syria. ẢNh: RIANovosti
"Việc nghe lén hoạt động liên lạc đã nhận được thông tin những cuộc thảo luận giữa chỉ huy các đạo quân lớn của al-Nusra Front và các chỉ huy của Nhà nước Hồi giáo (IS) về việc thành lập lực lượng liên minh đối phó với cuộc tấn công do lực lượng chính phủ Syria tiến hành", RT dẫn lời phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Nga Igor Konashenkov hôm qua nói.
Al-Nusra Front, chi nhánh của al-Qaeda ở Syria, đã đối đầu với IS kể từ tháng 2/2014, khi các nhóm khủng bố tranh giành ảnh hưởng.
Trong vòng 24 giờ qua, không quân Nga đã tiêu diệt 83 mục tiêu phiến quân, đánh bom các nhóm khủng bố ở 5 tỉnh của Syria, phá hủy các trại, nhà kho, phương tiện, Konashenkov nói thêm. Những cuộc không kích trúng mục tiêu IS và al-Nusra Front ở các tỉnh của Syria.
Nga bắt đầu chiến dịch không kích từ căn cứ không quân ở Latakia, Syria, hôm 30/9 theo đề nghị từ chính phủ nước này. Phương Tây lo ngại Nga tập trung tấn công phe đối lập "ôn hòa" ở Syria nhưng Moscow tuyên bố chỉ nhằm vào những nhóm khủng bố như IS và al-Nusra Front.
Mỹ chỉ trích Nga “trải thảm đỏ” đón Tổng thống Syria
Chính phủ Mỹ vừa lên tiếng chỉ trích Nga “trải thảm đỏ” đón Tổng thống Syria Bashar al-Assad ở Matxcơva.
Theo Reuters, người phát ngôn Nhà Trắng Eric Schulz mô tả cách Tổng thống Nga Vladimir Putin đón tiếp long trọng ông Assad hoàn toàn đi ngược lại tuyên bố của Điện Kremlin rằng Matxcơva muốn thúc đẩy một tiến trình chuyển đổi chính trị ở Syria.
“Chúng tôi coi màn trải thảm đỏ đón tiếp Assad, người đã dùng vũ khí hóa học để sát hại nhân dân nước mình, là hành vi đi ngược lại tuyên bố của Nga” - ông Schulz nhấn mạnh. Ông lên án các hành động của Nga ở quốc gia Trung Đông là “phản tác dụng”.
Trong khi đó, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ John Kirby cho biết “không ngạc nhiên” với chuyến thăm Nga của ông Assad. Thượng nghị sĩ Mỹ Susan Collins đánh giá Syria là “quốc gia khách hàng” của Nga và ông Assad không thể tồn tại nếu không có sự hỗ trợ của ông Putin.
Chính trị gia Cộng hòa Corey Gardner chỉ trích ông Putin phải chịu trách nhiệm với việc quân đội Syria tấn công thường dân.
Hôm qua, Điện Kremlin tiết lộ ông Putin đã gọi điện cho Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan, vua Saudi Arabia Salman, vua Jordan Abdullah II và Tổng thống Ai Cập Abdel Fattah al-Sisi để thông báo kết quả cuộc hội đàm với ông Assad.
Trong cuộc gặp ông Assad, ông Putin khẳng định Syria chỉ có thể đạt được hòa bình với một tiến trình chính trị có sự tham gia của mọi thế lực chính trị, tôn giáo và sắc tộc. Ông cam kết Nga sẽ đóng góp vào tiến trình chính trị này.
Thổ Nhĩ Kỳ và Saudi Arabia là các nước hỗ trợ quân nổi dậy ở Syria và quyết lật đổ chính quyền Assad. Phương Tây cũng có chung quan điểm này, tuy nhiên một số nhà lãnh đạo gợi ý rằng ông Assad có thể tạm thời tiếp tục nắm quyền trong giai đoạn chuyển đổi chính trị ở Syria.
Mới đây Bộ Ngoại giao Nga tuyên bố Ngoại trưởng Sergei Lavrov sẽ hội đàm với người đồng cấp Mỹ John Kerry ở Vienna (Áo) để thảo luận về tình hình Syria. Các ngoại trưởng Saudi Arabia và Thổ Nhĩ Kỳ cũng sẽ tham gia cuộc hội đàm này.