tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin thế giới đọc nhanh trưa 22-10-2015

  • Cập nhật : 22/10/2015

Philippines lên án lá bài 'hải đăng' của Trung Quốc ở Biển Đông

Philippines tố cáo việc Trung Quốc xây 2 ngọn hải đăng phi pháp ở Biển Đông là mưu đồ nhằm củng cố yêu sách chủ quyền phi lý ở khu vực này.

bai da chau vien thuoc quan dao truong sa cua vn bi trung quoc chiem dong va xay dung phi phap - anh: csis

Bãi đá Châu Viên thuộc quần đảo Trường Sa của VN bị Trung Quốc chiếm đóng và xây dựng phi pháp - Ảnh: CSIS

Tuyên bố gay gắt trên được đưa ra bất chấp những nỗ lực của Trung Quốc nhằm xoa dịu căng thẳng liên quan đến các tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông tại Diễn đàn Hương Sơn được tổ chức tuần qua ở Bắc Kinh với sự tham dự của các nước ASEAN.
“Chúng tôi phản đối mạnh mẽ việc Trung Quốc xây dựng và vận hành các ngọn hải đăng trên bãi Châu Viên và Gạc Ma. Những hành động này rõ ràng có mưu đồ thay đổi tình hình thực tế nhằm củng cố yêu sách chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông. Chúng tôi sẽ không chấp nhận những hành động đơn phương này như là sự đã rồi”, trang tin Rappler hôm qua dẫn lời phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Philippines, Charles Jose khẳng định.
Theo Reuters, Bắc Kinh hôm qua 20.10 đã lập tức lên tiếng trước cáo buộc của Manila. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Doanh ngang ngược ngụy biện rằng việc xây dựng các hải đăng trên “không phải là vấn đề thay đổi hiện trạng” do chúng nằm trong khu vực mà Trung Quốc “hiện đã có chủ quyền không thể tranh cãi” tại Biển Đông.
Philippines từng phản ứng mạnh với những nỗ lực của Trung Quốc hòng thay đổi hiện trạng ở Biển Đông theo hướng có lợi cho Bắc Kinh, bao gồm hoạt động bồi đắp đất gần đây nhằm biến các bãi đá thành đảo nhân tạo vốn có thể được trưng dụng để lập cơ sở quân sự. Manila cũng đã nộp hồ sơ kiện yêu sách chủ quyền trên biển của Bắc Kinh ra tòa án quốc tế.
Tại Diễn đàn Hương Sơn tuần trước, Phó chủ tịch Quân ủy trung ương Trung Quốc, Phạm Trường Long cam kết nước này “sẽ không bao giờ tùy tiện dùng vũ lực, ngay cả trong những vấn đề liên quan đến chủ quyền”. Tuy nhiên, tờ Want China Timeshôm qua 20.10 đưa tin tướng Trung Quốc La Viện cảnh báo nước này có thể sử dụng “biện pháp cứng rắn” để bảo vệ chủ quyền trong tranh chấp ở Biển Đông, nếu lằn ranh cuối cùng về quyền lợi quốc gia của họ bị xâm phạm.
Cũng hôm 20.10, Hãng thông tấn Antara dẫn lời Tư lệnh Các lực lượng vũ trang Indonesia (TNI), tướng Gatot Nurmantyo tái khẳng định cam kết duy trì an ninh và ổn định tại Biển Đông. Ông Nurmantyo cho biết chính phủ Indonesia đã kêu gọi các bên không tiến hành những hoạt động có thể làm gia tăng căng thẳng tại khu vực này. “Điều đó có nghĩa là bất cứ nước nào mời chúng ta tập trận chung tại Biển Đông, TNI sẽ không nhận lời vì sự ổn định trong khu vực”, ông nói.
Trước đó, tại cuộc gặp với những người đồng cấp ASEAN vào tuần trước, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Thường Vạn Toàn đã đề nghị tổ chức cuộc tập trận chung ở Biển Đông với các nước ASEAN.
Liên quan đến tình hình Biển Đông, Đài ABC News ngày 20.10 đưa tin cựu Ngoại trưởng Úc Gareth Evans đã đề nghị Canberra triển khai tàu chiến đến khu vực nhằm phản đối hoạt động xây đảo của Bắc Kinh tại đây. Trong các cuộc hội đàm cấp cao với Mỹ tuần qua, Úc đã đồng ý tăng cường hợp tác hải quân ở Biển Đông nhưng chưa tính đến việc tham gia tuần tra khu vực cùng lực lượng Mỹ. Theo ông Evans, Canberra có thể tự mình hành động.
“Phía Mỹ hoàn toàn có lý khi muốn tuần tra trong khu vực 12 hải lý quanh các đảo nhân tạo nhằm thể hiện quan điểm không chấp nhận yêu sách chủ quyền của Trung Quốc ở đó. Úc cũng cần phải làm như vậy, dù không nhất thiết phối hợp với Mỹ”, ông Evans tuyên bố.

Hàn Quốc bác tin Mỹ ép lên tiếng về Biển Đông

Ngày 21-10, Ngoại trưởng Hàn Quốc Yun Byung Se lên tiếng bác bỏ tin đồn rằng Mỹ gây sức ép buộc chính quyền Seoul làm rõ quan điểm về tranh chấp Biển Đông.

 ngoai truong han quoc yun byung se (phai) - anh: reuters

 Ngoại trưởng Hàn Quốc Yun Byung Se (phải) - Ảnh: Reuters

Theo Yonhap, phát biểu tại một diễn đàn chiến lược ở Seoul, Bộ trưởng Yun tuyên bố: “Biển Đông không chỉ có ảnh hưởng tới lợi ích của các nước Đông Á mà cả tới lợi ích kinh tế và an ninh của Hàn Quốc. Do đó chúng tôi thể hiện rõ quan điểm về tranh chấp Biển Đông trong những năm qua”.

Ông nhắc lại tuyên bố trong Hội nghị Bộ trưởng ngoại giao ASEAN hồi tháng 8 ở Malaysia rằng Seoul rất coi trọng tự do hàng hải và hàng không, cũng như sự tuân thủ luật pháp quốc tế trên Biển Đông.

Tuần trước, Tổng thống Mỹ Barack Obama tuyên bố sau cuộc gặp với Tổng thống Hàn Quốc Park Geun Hye rằng Washington hi vọng Seoul sẽ lên tiếng nếu Trung Quốc vi phạm luật pháp quốc tế trên Biển Đông. Nhiều người cho rằng đây là dấu hiệu cho thấy Mỹ gây sức ép lên Hàn Quốc.

Bộ trưởng Yun cho biết trên thực tế phía Mỹ chỉ đánh giá quan điểm của Hàn Quốc sẽ giúp thúc đẩy việc xử lý vấn đề Biển Đông. “Phía Mỹ đã nói rõ quan điểm này trong chuyến thăm của Tổng thống Park đến Washington (hồi tuần trước)” - ông Yun nhấn mạnh.

Trong thời gian qua, Mỹ, Nhật, Úc và nhiều quốc gia khác ở châu Á và trên thế giới đều đồng loạt phản đối hành vi xây đảo nhân tạo bất hợp pháp của Trung Quốc trên Biển Đông. Mới đây, hải quân Mỹ cho biết sẽ sớm đưa tàu tới tuần tra ở vùng biển 12 hải lý quanh các đảo nhân tạo trái phép nhằm phủ nhận đòi hỏi chủ quyền vô lý của Bắc Kinh.


Giá dầu giảm mạnh do dự trữ dầu của Mỹ gần kỷ lục 80 năm

gia dau giam manh do du tru dau cua my gan ky luc 80 nam

Giá dầu giảm mạnh do dự trữ dầu của Mỹ gần kỷ lục 80 năm

 Sau khi giảm mạnh vào mùa xuân và hè, dự trữ dầu thô thương mại của Mỹ bắt đầu tăng trở lại và hiện ở 476 triệu thùng, sát mức cao nhất 80 năm. 
Kết thúc phiên giao dịch ngày 21/10, giá dầu Mỹ WTI giao tháng 12 giảm 1,09 USD hay giảm 2,4% xuống 45,2 USD/thùng, trong phiên, giá có lúc xuống dưới 45 USD/thùng, thấp nhất kể từ ngày 1/10. Giá dầu Brent giảm 86 cent hay giảm 1,8% xuống 47,85 USD/thùng.

Giá dầu giảm mạnh sau báo cáo của Cơ quan thông tin năng lượng Mỹ cho thấy dự trữ dầu thô của Mỹ tuần qua tăng thêm 8 triệu thùng, cao hơn 3,5 triệu thùng so với dự đoán.
Sau khi giảm mạnh vào mùa xuân và hè, dự trữ dầu thô thương mại của Mỹ bắt đầu tăng trở lại và hiện ở 476 triệu thùng, sát mức cao nhất 80 năm. Sản lượng dầu của Mỹ tiếp tục ở mức cao, hơn 9 triệu thùng/ngày.

Chứng khoán toàn cầu giảm phiên thứ 3 liên tiếp

Kết quả kinh doanh hàng quý, các cuộc họp chính sách của ngân hàng trung ương và giá dầu thô lao dốc là 3 yếu tố kéo giảm một số thị trường chứng khoán lớn.
Chỉ số MSCI toàn cầu giảm 0,31% trong cả phiên 21/10. 

Trong đó, chứng khoán Mỹ giảm vì cổ phiếu y tế và năng lượng lao dốc. Các chỉ số S&P 500 và Dow Jones lần lượt giảm 0,6% và 0,3% với tổng khoảng 6,8 tỷ cổ phiếu được giao dịch trao tay trên các sàn chứng khoán Mỹ. 

Cổ phiếu năng lượng và vật liệu thô giảm hơn 0,9% trong cả phiên 21/10 do giá dầu liên tục lao dốc. Đây cũng là 2 lĩnh vực giảm mạnh nhất trong S&P 500. Cổ phiếu y tế cũng giảm mạnh sau khi ứng cử viên Tổng thống Mỹ Hillary Clinton bày tỏ lo ngại sâu sắc về kế hoạch sáp nhập giữa một số công ty bảo hiểm y tế. Cổ phiếu y tế giảm 0,86% trong cả phiên. 

Hiện tại, giới đầu tư tại Mỹ vẫn đang bận rộn với các báo cáo tài chính hàng quý của khối doanh nghiệp. Đây cũng là cơ sở để các nhà hoạch định chính sách Fed đánh giá lại tình hình kinh tế Mỹ và qua đó xem xét thời điểm nâng lãi suất. 

Hiện tại đã có khoảng 46% doanh nghiệp thuộc S&P 500 công bố kế quả kinh doanh quý III/2015. Trong đó có 47% doanh nghiệp có doanh thu bán hàng vượt ước tính và 74% doanh nghiệp vượt mục tiêu lợi nhuận. 

Cùng với thị trường chứng khoán Mỹ, chứng khoán châu Âu cũng giảm điểm do tình hình kinh doanh yếu kém của một số doanh nghiệp và những đồn đoán xung quanh cuộc họp chính sách của ECB. Nhiều chuyên gia cho rằng, ECB sẽ không thay đổi chương trình mua tài sản 1 nghìn tỷ euro nhưng có thể sẽ đánh tín hiệu thay đổi trong tương lai gần. Chỉ số FTSEurofirst 300 gần như đi ngang sau khi giảm 0,8% trong đầu phiên. 

Tại châu Á, Trung Quốc là thị trường giảm mạnh nhất trong số các thị trường chứng khoán lớn. Chỉ số Shanghai Composite và CSI300 lần lượt giảm 3,1% và 2,9%, và ghi nhận phiên giảm mạnh nhất kể từ giữa tháng 9/2015. 
Chứng khoán Trung Quốc lao dốc do cổ phiếu của các doanh nghiệp vốn hóa nhỏ điều chỉnh mạnh, kích hoạt làn sóng bán tháo trên diện rộng trong phiên buổi chiều. 

Ngược lại, thị trường chứng khoán Nhật Bản lại tăng mạnh với chỉ số Nikkei tăng 1,9%. Số liệu thương mại yếu ớt của tháng 9/2015 đẩy hứng thú đầu tư của thị trường lên cao với đồn đoán ngân hàng trung ương sẽ tăng cường nới lỏng chính sách trong cuộc họp ngày 30/10.

 

usd tang manh so voi noi te cua thi truong moi noi

USD tăng mạnh so với nội tệ của thị trường mới nổi

 Những lo ngại về tình hình tăng trưởng trì trệ của kinh tế thế giới và lạm phát yếu đã kích thích giới đầu tư tháo chạy khỏi các tài sản rủi ro. 

Chỉ số đôla ICE, theo dõi tỷ giá giữa USD và giỏ 6 đồng tiền mạnh khác, tăng 0,1% lên 95,048 điểm. 

Trong đó, USD tăng mạnh so với nội tệ của các nước xuất khẩu hàng hóa, trong đó bao gồm cả các thị trường mới nổi, khi giới đầu tư ngày càng lo ngại về tình hình tăng trưởng toàn cầu. 

USD tăng 1,2% so với đôla Canada lên cao nhất 3 tháng. Đồng bạc xanh cũng lần lượt tăng 0,7% so với đôla Australia và 0,5% so với USD New Zealand. 

Tại thị trường mới nổi, USD tăng 0,9% so với real của Brazil và 1,6% so với ruble của Nga. 

Vài tháng gần đây, nội tệ của các nước xuất khẩu hàng hóa và thị trường mới nổi liên tục mất giá so với USD khi Trung Quốc cho thấy nhiều dấu hiệu suy yếu. 

Phiên 21/10, thị trường tiếp tục tiếp nhận một số tín hiệu không mấy khả quan khác như, xuất khẩu Nhật Bản trong tháng 9/2015 xuống thấp nhất 13 tháng, thị trường chứng khoán Trung Quốc lao dốc 3,1% và ngân hàng trung ương Canada hạ dự báo tăng trưởng kinh tế 2 năm tới. 

Giá dầu giảm tiếp 2,4% trong phiên 21/10 cũng gây áp lực lên nội tệ của các nước xuất khẩu hàng hóa. 

Ngoài ra với các đồng tiền mạnh, giới đầu tư hạn chế đặt cược lớn mà chờ đợi quyết sách từ ECB trong tối nay. USD tăng 0,1% so với yên lên 119,92 yên và đi ngang so với euro ở 1,1341 USD. 


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục