Mỹ bỏ cấm vận vũ khí, Nga nghĩ gì?
Quân đội Mỹ đang có dấu hiệu suy thoái
Tác nhân giúp châu Á - Thái Bình Dương phát triển bền vững
Thụy Sĩ lại bàn chuyện phát tiền cho dân
Đánh bom liên hoàn ở Syria, 120 người chết
Tin thế giới đọc nhanh 22-05-2016
- Cập nhật : 22/05/2016
Mỹ loại trừ khả năng “bắt tay” với Nga không kích ở Syria
Triều Tiên bất ngờ đề nghị họp với Hàn Quốc, bàn chuyện đàm phán quân sự
Triều Tiên ngày 21/5 đã đề nghị tổ chức một cuộc tiếp xúc cấp chuyên viên với Hàn Quốc trong khoảng thời gian từ cuối tháng 5 đến đầu tháng 6 tới để chuẩn bị tiến hành các cuộc đàm phán quân sự.
Hãng thông tấn Yonhap của Hàn Quốc dẫn lời phát thanh viên truyền hình Triều Tiên cho biết Bộ các Lực lượng vũ trang nhân dân trực thuộc Ủy ban Quốc phòng Triều Tiên đã gửi một thông báo tới giới chức quân sự Hàn Quốc. Trong thông báo này, Bình Nhưỡng đề nghị tổ chức tiếp xúc cấp chuyên viên với Seoul để phục vụ cho cuộc đàm phán liên chính phủ tại địa điểm và thời điểm thuận lợi cho Hàn Quốc trong khoảng thời gian trên, nhằm xoa dịu căng thẳng quân sự trên Bán đảo Triều Tiên và tạo ra bầu không khí đáng tin cậy giữa hai bên.
Thông báo nêu rõ chính quyền quân sự của hai miền Triều Tiên nên tiến hành các cuộc thảo luận thẳng thắn về những vấn đề hiện nay liên quan đến khả năng xung đột quân sự, cũng như cần nhất trí và thực thi các biện pháp pháp lý bắt buộc đối với những hành động thiết thực nhằm đảm bảo lòng tin giữa hai bên. Thông báo này được đưa ra một ngày sau khi Ủy ban Quốc phòng Triều Tiên công bố một bức thư ngỏ yêu cầu Hàn Quốc đáp ứng đề nghị tổ chức đàm phán quân sự kể trên.
Bộ Quốc phòng Hàn Quốc ngày 20/5 kêu gọi Bình Nhưỡng thay đổi quan điểm về vấn đề phi hạt nhân hóa bằng hành động trước khi đưa ra đề nghị đàm phán, đồng thời nhấn mạnh Hàn Quốc duy trì lập trường không thay đổi rằng phi hạt nhân hóa là ưu tiên hàng đầu trong các cuộc đối thoại với Triều Tiên.
Hai miền Triều Tiên về mặt kỹ thuật hiện vẫn đang ở trong tình trạng chiến tranh do cuộc Chiến tranh Triều Tiên (1950-1953) chỉ chấm dứt bằng một lệnh đình chiến chứ không phải là một hiệp ước hòa bình.
Phản đối lối hành xử đơn phương gây căng thẳng tại Biển Đông
Trung tâm Quan hệ Quốc tế (CSM) của Ba Lan vừa tổ chức tại Warsaw Hội thảo về tình hình Biển Đông.
Tham dự Hội thảo có đại diện Bộ Ngoại giao Ba Lan, Đại sứ quán các nước ASEAN, Nga, Nhật Bản tại Ba Lan cùng nhiều chuyên gia nghiên cứu về khu vực châu Á-Thái Bình Dương và phóng viên một số hãng truyền thông của Ba Lan.
Tại Hội thảo, Chủ tịch CSM, đã công bố báo cáo đặc biệt “Biển Đông: tâm điểm tiềm ẩn khả năng gây xung đột ở châu Á”. Nội dung báo cáo đề cập tổng quan tình hình tranh chấp ở Biển Đông: khu vực Biển Đông và lịch sử nguồn gốc tranh chấp, các tranh chấp từ sau Chiến tranh Thế giới thứ Hai, yêu sách chủ quyền của các bên, tình hình hiện tại và các vấn đề nóng như xây dựng, quân sự hóa các đảo nhân tạo; các mối quan hệ trong khu vực liên quan đến vấn đề Biển Đông giữa Trung Quốc với ASEAN và các nước có tranh chấp; lập trường của Mỹ, EU, Nhật Bản, Ấn Độ, Australia và Nhóm G7.
Báo cáo của Tiến sỹ Malgorzata Bonikowska được các đại biểu và đại diện các cơ quan truyền thông Ba Lan đặc biệt quan tâm.
Ông Michal Kolodziejski, Vụ trưởng Vụ châu Á – Thái Bình Dương thuộc Bộ Ngoại giao Ba Lan, tuyên bố, lập trường của Ba Lan là mong muốn các bên tranh chấp duy trì sự ổn định ở khu vực, giải quyết tất cả các tranh chấp thông qua luật pháp quốc tế bằng các biện pháp hòa bình; tránh các hành xử đơn phương gây căng thẳng ở Biển Đông.
Đại sứ Malaysia Ahmad Fadil Shasuddin cũng ủng hộ quan điểm giải quyết vấn đề Biển Đông bằng luật pháp quốc tế trên cơ sở Công ước Liên Hợp quốc về Luật Biển 1982, nhất là thông qua Tòa trọng tài La Hay. Còn Bí thư Thứ nhất Đại sứ quán Philippines Randy Arquiza đã cung cấp cho các đại biểu tham dự một số thông tin về vụ Philippines kiện Trung Quốc.
Phân tích lập trường liên quan của Mỹ, Nga, EU… các đại biểu cho rằng các nước lớn cần tiếp tục thúc đẩy tiến trình giải quyết tranh chấp ở Biển Đông, đảm bảo duy trì hòa bình, ổn định tại khu vực này.
Lực lượng Taliban tấn công quân đội Mỹ
Vừa mãn nhiệm, cựu lãnh đạo Đài Loan đối mặt 24 cáo buộc
Cựu lãnh đạo Đài Loan Mã Anh Cửu đang đối mặt hàng loạt cáo buộc, trong đó có cả tham nhũng.
Bà Chiu Tai-san, người đứng đầu cơ quan tư pháp Đài Loan, từ chối bình luận về động thái của các công tố viên. "Tôi chưa biết nhiều về những cáo buộc trên. Tôi nghĩ tôi nên trả lời những câu hỏi liên quan sau khi xem xét kỹ lưỡng các cáo buộc" – bà Chiu trả lời.
Các cáo buộc chống lại ông Mã được đệ trình bởi nhiều người khác nhau khi ông còn là lãnh đạo Đài Loan. Theo tờ Apple Daily (Hồng Kông), trong số những cáo buộc có tham nhũng và quấy rối tình dục. Do ông Mã được quyền miễn tố trong thời gian đương nhiệm nên các công tố viên đã đình chỉ điều tra những cáo buộc này.
Các công tố viên cũng sẽ xem xét cáo buộc rằng ông Mã đã giúp các doanh nghiệp sai quy định khi còn làm thị trưởng Đài Bắc. Hai cáo buộc khác chất vấn nguồn thu nhập của ông Mã, cho rằng tiền tiết kiệm hàng tháng của ông vượt quá mức lương lãnh đạo của mình.
Văn phòng công tố viên cho biết họ vẫn chưa áp đặt lệnh cấm xuất cảnh đối với ông Mã. Một lệnh cấm như thế chỉ có thể được đưa ra sau khi nghi phạm bị thẩm vấn.
Các công tố viên hiện vẫn chưa thẩm vấn ông Mã. Sáng 21-5, người ta còn thấy cựu lãnh đạo Đài Loan chạy bộ thong thả và tập hít đất ở căn nhà cũ ở Đài Bắc. Ông dọn lại về đây ở sau khi rời dinh lãnh đạo.
Ông Mã lên nắm quyền năm 2008 với hình ảnh "Ngài trong sạch", đối nghịch với người tiền nhiệm Trần Thủy Biển bị bủa vây trong bê bối tham nhũng. Tuy nhiên, tỉ lệ ủng hộ ông giảm dần trong 8 năm tại chức, một phần vì chính sách nhích lại gần Trung Quốc cũng như không thúc đẩy được kinh tế Đài Loan.