Diễn đàn an ninh thường niên lớn nhất châu Á sẽ khai mạc hôm nay 3/6 tại Singapore, với các chủ đề trọng tâm là tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông, các hành động quân sự của Triều Tiên và chủ nghĩ Hồi giáo cực đoan.
Tin thế giới đọc nhanh sáng 21-05-2016
- Cập nhật : 21/05/2016
Tổng thư ký NATO: Không nên chạy đua vũ trang với Nga
Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg trong cuộc họp báo tại Bruxelles ngày 19/05/2016. Ảnh: REUTERS/Francois Lenoir
Truy ra nguồn cơn vụ "Trung Quốc đóng hộp thịt người"
Loạt ảnh tố Trung Quốc đóng hộp thịt người giả thịt bò xuất khẩu sang châu Phi trên mạng xã hội thực chất chỉ là quảng cáo cho một trò chơi điện tử và một khu chợ ở Anh.
Kèm theo hình ảnh là dòng chú thích: "Trung Quốc bắt đầu đóng hộp thịt người giả thịt bò và xuất khẩu sang châu Phi. Xin hãy nói không với những sản phẩm thịt bò đóng hộp không có thương hiệu. Đặc biệt là ở châu Phi và các cửa tiệm tạp hoá gốc Á-Phi".
Trong khi nhiều người vẫn bị loạt ảnh trên đánh lừa thì trang Snopes.com, một trang web chuyên bóc mẽ những thông tin không đúng sự thật, chỉ ra rằng ít nhất một trong số ảnh kia được dùng trong chiến dịch quảng cáo trò chơi điện tử Resident Evil 6 (Tạm dịch: Vùng đất dữ 6) vào năm 2012.
Còn hình ảnh thi thể người chết trong một lò mổ thực chất cũng chỉ là một chiêu trò quảng cáo của chợ Smithfield tại London - Anh.
Đại sứ Trung Quốc tại Zambia Yang Youming hôm 17-5 đã bác bỏ tin đồn trên, nói rằng cáo buộc mang động cơ xấu, nhằm hủy hoại quan hệ đối tác lâu dài giữa Zambia và Trung Quốc.
"Một bài báo địa phương đang lan truyền tin đồn rằng người Trung Quốc sử dụng thịt người làm giả thịt bò đóng hộp và bán cho châu Phi. Điều này hoàn toàn là sự vu khống độc địa, sự phỉ báng không thể chấp nhận được" – ông Yang tuyên bố.
Đại sứ của Trung Quốc cũng đề nghị các cơ quan liên quan của chính phủ Zambia điều tra tờ báo trên và nguồn tin của họ để "rửa oan cho người Trung Quốc".
Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Zambia Christopher Mulenga đã công khai xin lỗi, đồng thời khẳng định sẽ vào cuộc điều tra. "Chính phủ Zambia vô cùng lấy làm tiếc về sự cố trên. Chúng tôi đảm bảo sẽ điều tra và đưa ra kết luận toàn diện" - Tân Hoa Xã trích lời ông Mulenga.
EU ngừng miễn thị thực cho công dân Thổ Nhĩ Kỳ
Liên minh châu Âu (EU) ngày 20/5 đã thông qua một cơ chế khẩn cấp, theo đó cho phép các nước EU lập tức ngừng chương trình miễn thị thực cho công dân Thổ Nhĩ Kỳ và các quốc gia khác nếu các nước này vi phạm các điều kiện chủ chốt của EU.
Miễn thị thực vào EU là một yêu cầu quan trọng của Ankara để đổi lấy việc Thổ Nhĩ Kỳ nhận lại những người di cư đến Hy Lạp.
Cơ chế nói trên sẽ cho phép các quốc gia thành viên EU ngừng chương trình miễn thị thực đối với công dân Thổ Nhĩ Kỳ nếu có một lượng lớn người di cư Thổ Nhĩ Kỳ cư trú trái phép trong EU hoặc nếu có lượng lớn đơn xin tị nạn của người Thổ Nhĩ Kỳ.
Bộ trưởng Nội vụ Hà Lan Klaas Dijkhoff đã bày tỏ hài lòng về quyết định nói trên của EU, cho rằng cơ chế mới này sẽ tạo điều kiện thuận lợi giúp EU xử lý tình trạng lạm dụng các điều khoản trong thoả thuận di cư. Theo ông Dijkhoff, nếu được Nghị viện châu Âu (EP) phê chuẩn, cơ chế mới không chỉ cho phép ngừng chế độ miễn thị thực đối với "các công dân quốc gia thứ 3" như Thổ Nhĩ Kỳ, mà còn đối với các quốc gia khác hưởng lợi từ các thỏa thuận tương tự với EU.
Miễn thị thực vào EU là một yêu cầu quan trọng của Ankara để đổi lấy việc Thổ Nhĩ Kỳ nhận lại những người di cư đến Hy Lạp theo thoả thuận di cư EU-Thổ Nhĩ Kỳ được ký hồi tháng 3 vừa qua, nhằm hạn chế dòng người di cư kỷ lục ồ ạt kéo tới châu Âu. Tuy nhiên, việc Ankara từ chối thực thi những cải cách theo yêu cầu của EU đã khiến việc dỡ bỏ thị thực chưa thể thực hiện, đe doạ phá hỏng thoả thuận giữa hai bên về giải quyết cuộc khủng hoảng người tị nạn.
Ngoài ra, EU cũng lo ngại rằng việc xóa bỏ thị thực cho người Thổ Nhĩ Kỳ sẽ làm gia tăng đáng kể nguy cơ tấn công khủng bố vào "lục địa già" do những kẻ khủng bố hay tội phạm sẽ lợi dụng cơ chế đi lại tự do để có được hộ chiếu Thổ Nhĩ Kỳ. EC cũng quan ngại rằng tội phạm hoạt động trong những mạng lưới buôn lậu vũ khí, ma túy hay buôn người tại Thổ Nhĩ Kỳ có thể dễ dàng mở rộng hoạt động ở châu Âu.
Tuyên bố chung Sochi: thúc đẩy tự kiềm chế trên Biển Đông
Khép lại Hội nghị cấp cao kỷ niệm 20 năm thiết lập quan hệ đối thoại ASEAN - Nga, các nhà lãnh đạo đã ra tuyên bố chung Sochi: “Hướng tới Quan hệ Đối tác Chiến lược vì lợi ích chung”.
Tuyên bố Sochi gồm 49 điểm, tái khẳng định cam kết xây dựng quan hệ ASEAN - Nga mạnh mẽ hơn, sâu rộng hơn và cùng chung lợi ích hướng tới hoà bình, ổn định và thịnh vượng khu vực.
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Hoài Trung cho biết Tuyên bố chung có hai điểm đề cập vấn đề Biển Đông. Cụ thể:
- Bảo đảm an ninh và an toàn hàng hải, tự do hàng hải và hàng không, thương mại không bị cản trở. Thúc đẩy tự kiềm chế, không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực và giải quyết các tranh chấp thông qua các biện pháp hòa bình, phù hợp với các nguyên tắc được thừa nhận rộng rãi của luật pháp quốc tế, bao gồm các nội dung được nêu trong Hiến chương Liên Hợp quốc, Công ước Liên Hợp quốc về Luật biển 1982 (UNCLOS) và các tiêu chuẩn và thông lệ phù hợp của Tổ chức Hàng không Dân sự Quốc tế (ICAO) và Tổ chức Hàng hải Quốc tế (IMO);
- Ủng hộ việc thực hiện đầy đủ và hiệu quả Tuyên bố về Ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và sớm hoàn tất bộ Quy tắc Ứng xử ở Biển Đông (COC), trên cơ sở đồng thuận.
EU khẳng định sẽ mở rộng lệnh trừng phạt Nga