Nga bị kiện trong vụ MH17
Thái Lan đổi cao su và gạo lấy máy bay trực thăng của Nga
Hạm đội tàu chiến Mỹ thăm Philippines
Vì sao ông Putin từ chối dự hội nghị thượng đỉnh ở Thổ Nhĩ Kỳ
Thủ lĩnh Taliban ở Afghanistan có thể đã bị tiêu diệt
Tin thế giới đọc nhanh 21-05-2016
- Cập nhật : 21/05/2016
Nga và ASEAN ủng hộ việc thông qua Quy tắc ứng xử ở Biển Đông
Quy tắc ứng xử ở Biển Đông sẽ là chìa khóa để giải quyết và tránh các xung đột ở khu vực này. Ảnh minh họa AFP 2016/ POOL/RITCHIE B. TONG
IS thừa nhận tấn công máy bay Ai Cập
Báo điện tử "Realité.com" của Tunisia ngày 20/5 đưa tin tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) đã thừa nhận thực hiện cuộc tấn công khủng bố máy bay MS804 thuộc hãng hàng không EgyptAir (Ai Cập).
Thân nhân hành khách trên máy bay MS804 chờ đợi tin tức người thân tại sân bay quốc tế Cairo, Ai Cập ngày 19/5. Ảnh: THX/TTXVN
Theo nguồn tin trên, IS cũng đe dọa sẽ tiến hành thêm nhiều cuộc tấn công khủng bố quy mô lớn nhằm vào các nước châu Âu nhân dịp diễn ra Giải vô địch bóng đá châu Âu diễn ra tại Pháp (Euro 2016).
Máy bay MS804 bị rơi ở biển Địa Trung Hải. Khi gặp nạn, máy bay đang trên hành trình từ Paris (Pháp) tới Cairo và chở 56 hành khách cùng 10 thành viên phi hành đoàn.
Trong diễn biến mới nhất, Bộ trưởng Quốc phòng Hy Lạp Panos Kammenos cho biết ông đã được phía Ai Cập thông báo đã tìm thấy một phần thi thể nạn nhân, nhiều ghế ngồi trên máy bay và thêm nhiều hành lý khác nghi là của các hành khách trên chiếc máy bay số hiệu MS804.
EgyptAir đã công bố quốc tịch của 56 hành khách trên chuyến bay MS804 mất tích, trong đó có 30 người Ai Cập, 15 người Pháp, 2 người Iraq, và 9 người còn lại đến từ các nước Anh, Bỉ, Kuwait, Saudi Arabia, Sudan, CH Chad, Bồ Đào Nha, Algeria và Canada.(TTXVN)
Tướng quân đội tiết lộ nỗi sợ lớn nhất của Mỹ
Ở một số lĩnh vực công nghệ then chốt như mạng lưới tác chiến tổng hợp, Mỹ đã lạc hậu so với kẻ địch tiềm tàng và đây sẽ là đòn chí mạng đối với quân đội nước này.
Trang web của tờ “Lợi ích quốc gia” (Mỹ) mới đây dẫn lời của Chuẩn Đô đốcMike Darrah, người phụ trách chương trình máy bay không người lái thuộc Bộ tư lệnh không quân Hải quân Mỹ, cho rằng đối thủ cạnh tranh của quân đội Mỹ không còn là những kẻ tiệm cận Mỹ về thực lực nữa mà ở trong một số lĩnh vực, họ đã vượt Mỹ.
Theo tướng Darrah, thái độ tự mãn của những nhà hoạch định chính sách Mỹ sẽ gây ra những ảnh hưởng hiện thực vô cùng nguy hiểm.Ngoài ra, việc phát triển các loại vũ khí tiên tiến nhằm duy trì ưu thế công nghệ của Mỹ với các nước khác đang diễn ra với tốc độ rất chậm.
Dù từ chối trả lời về cách thức chống lại ưu thế của kẻ địch, nhưng tướng Darrah cho rằng Mỹ cần phải cải thiện một số lĩnh vực đặc biệt như năng lực phân biệt, nhận biết địch ta trong hoạt động tác chiến.
Bởi trong tương lai, kẻ địch sẽ không ngừng tấn công mạng lưới thông tin của Mỹ, nhưng Mỹ lại không đầu tư tương xứng trong lĩnh vực phân biệt, nhận biết địch ta trên chiến trường.
Ví dụ, trong tình huống không có sự hỗ trợ của hệ thống định vị toàn cầu (GPS), nếu kẻ địch tấn công vệ tinh dẫn đường của Mỹ, việc thực thi nhiệm vụ của quân đội sẽ gặp nhiều khó khăn, cho nên, Lầu Năm góc phải coi trọng công tác này.
Do quân đội Mỹ quá lệ thuộc vào GPS, cho nên, những đối thủ thông minh như Trung Quốc hay Nga nhất định sẽ tấn công vào hệ thống “kinh mạch” tối quan trọng gắn chặt với các hoạt động quân sự của quân đội Mỹ.
Theo tướng Darrah, giải quyết vấn đề trên rất quan trọng bởi hải chiến tương lai sẽ là chiến tranh mạng lưới hóa.
Hiện nay, hải quân Mỹ đang phát triển cái gọi là hệ thống “đám mây chiến thuật”, kết nối vũ khí với các thiết bị cảm biến truyền dẫn. Mạng lưới này rất dễ bị tổn thương bởi tấn công điện tử và tấn công mạng, cho nên, cần phải làm nhiều hơn nữa để đảm bảo an toàn cho thông tin trên “đám mây chiến thuật”.Bà Thái Anh Văn tuyên thệ nhậm chức lãnh đạo Đài Loan
Nhà lãnh đạo mới của Đài Loan, bà Thái Anh Văn, hôm nay chính thức nhậm chức và có bài diễn văn nhân sự kiện này.
Theo AFP, buổi lễ tuyên thệ nhậm chức của bà Thái Anh Văn diễn ra hoành tráng, trang nghiêm với chủ đề “Niềm tự hào của Đài Loan”.
Bắc Kinh theo dõi rất sát sự kiện này và đặc biệt mong muốn bà Thái công khai thừa nhận thông điệp chính trị quan trọng về chính sách “một Trung Quốc”, một điều mà trước đó giới quan sát cho rằng rất khó xảy ra, và thực sự đã là như vậy.
Theo Reuters, trong bài diễn văn nhậm chức, bà Thái Anh Văn, cho biết Đài Loan sẽ đóng vai trò trách nhiệm trong việc duy trì hòa bình và ổn định với quốc gia láng giềng Trung Quốc và sẽ là một “người bảo vệ trung thành cho hòa bình”.
Bà Thái nói: “Các quan hệ giữa hai bờ eo biển Đài Loan đã trở thành một phần không thể thiếu trong việc xây dựng nền hòa bình khu vực và an ninh chung. Chúng tôi sẽ nỗ lực trong việc duy trì hòa bình và ổn định trong mối quan hệ giữa hai bờ eo biển”.
Ngay sau khi bà Thái Anh Văn chính thức nhậm chức, chính quyền Mỹ cho biết rất trông đợi vào những hoạt động hợp tác với chính phủ mới ở Đài Loan.
Hãng Reuters dẫn thông tin đại diện ngoại giao của Washington tại Đài Loan cho biết: “Mỹ chúc mừng nhà lãnh đạo Thái Anh Văn về việc bà đã trở thành nhà lãnh đạo thứ tư đắc cử tại Đài Loan”.
Thông báo của cơ quan này nêu rõ: “Chúng tôi mong đợi việc hợp tác với chính quyền mới, cũng như với mọi đảng phái chính trị và các tổ chức xã hội dân sự của Đài Loan, để củng cố mối quan hệ giữa nhân dân Mỹ và nhân dân Đài Loan”.
Trung Quốc hạn chế đưa tin lãnh đạo Đài Loan nhậm chức?
Các cơ quan truyền thông chính thức của Trung Quốc đều đồng loạt hạn chế việc đưa tin về lễ tuyên thệ nhậm chức của bà Thái Anh Văn, theo các hãng tin lớn.
Nhà lãnh đạo mới của Đài Loan, bà Thái Anh Văn, bước lên chuẩn bị đọc bài diễn văn nhậm chức tại Đài Bắc - Ảnh: Reuters
Theo AFP, ngay cả trên mạng xã hội, các tìm kiếm có từ khóa gồm tên bà “Thái Anh Văn” và “Đài Loan” đều bị chặn.
Sáng nay, nữ lãnh đạo đầu tiên của Đảng Dân tiến Đài Loan (DPP) đã chính thức tuyên thệ và đọc diễn văn nhậm chức tại Đài Bắc.
Trung Quốc và Đài Loan tách ra năm 1949 sau một cuộc nội chiến, tuy nhiên Bắc Kinh vẫn luôn xem Đài Loan là một phần lãnh thổ của họ đang chờ ngày hợp nhất.
Hôm nay, 20-5, truyền thông nhà nước Trung Quốc gần như không nói năng gì về lễ nhậm chức của bà Thái Anh Văn. Đài truyền hình quốc gia không đưa tin, các báo lớn như Nhân Dân Nhật báo cũng im hơi lặng tiếng.
Hãng thông tấn chính thức Tân Hoa xã “mất gần 3 tiếng” kể từ lúc bà Thái Anh Văn tuyên thệ để phát đi dòng tin gồm 22 chữ bằng tiếng Anh nói về việc này.
Các tìm kiếm trên mạng Sina Weibo có chứa từ khóa “Thái Anh Văn” và “Đài Loan” đều được trả về với kết quả: “Xin lỗi, không tìm thấy kết quả liên quan”.
Bài xã luận đăng trên tờ Thời báo Hoàn Cầu viết rằng việc bà Thái lên nắm quyền sẽ mở ra một thời đại mới không chắc chắn cho khu vực ở bên kia eo biển Đài Loan.
Bài báo cũng nói việc Đảng DPP lên nắm quyền sẽ khiến Đài Loan “bước thêm một bước xa hơn so với đại lục về mặt chính trị”.
Ngay từ khi bà Thái Anh Văn đắc cử trong cuộc bầu cử tháng 1 năm nay, Bắc Kinh đã gửi đi những thông điệp cứng rắn về chủ trương quan điểm “một Trung Quốc” sang phía bên kia eo biển.
Trung Quốc cũng cảnh cáo mọi động thái manh nha đòi tuyên bố độc lập chính thức của Đài Loan. Tháng này, quân đội Trung Quốc triển khai ít nhất ba cuộc tập trận đổ bộ như một thông điệp đe dọa đối với những động thái gây bất ổn.
Bắc Kinh lớn lối đòi Mỹ ngừng tuần tra trên Biển Đông
Theo thông cáo của Lầu Năm Góc, sự việc xảy ra trong khu vực không lưu quốc tế vào thứ Ba, khi máy bay Mỹ đang “tuần tra thường kỳ”.
Theo đó, ngày 17/05, hai máy bay chiến đấu J-11 của Trung Quốc đã áp sát “một cách nguy hiểm” máy bay do thám EP-3 của Mỹ. Có thời điểm hai chiến đấu cơ Trung Quốc chỉ bay cách máy bay do thám Mỹ 15 mét, buộc máy bay Mỹ phải hạ thấp độ cao nhằm tránh va chạm.
Đáp lại thông cáo của Lầu Năm Góc, Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi lớn tiếng nói "máy bay quân sự Mỹ thường xuyên tiến hành trinh sát ở các vùng biển ven bờ của Trung Quốc, đe dọa nghiêm trọng an ninh hàng hải của Trung Quốc”.
“Chúng tôi yêu cầu Mỹ chấm dứt ngay lập tức loại hoạt động trinh sát này để tránh xảy ra kiểu sự cố tương tự lần nữa", Reuters dẫn lời.
Ngoài ra, ông này ngang ngược khẳng định thông cáo của Lầu Năm Góc là “sai sự thật”, biện minh cho hành động của máy bay Trung Quốc là “hoàn toàn tuân theo các quy định chuyên nghiệp và bảo đảm an ninh. Họ đã duy trì hành động an toàn, không thực hiện bất kỳ hành động nguy hiểm nào".
Vụ chặn đầu xảy ra vào lúc quan hệ Mỹ-Trung ngày càng căng thẳng do tình hình Biển Đông, nơi mà theo báo cáo gần đây của Lầu Năm Góc, Trung Quốc đang ráo riết quân sự hóa các đảo nhân tạo mà họ xây dựng ở Trường Sa.
Sự cố trên xảy ra không lâu sau khi Trung Quốc điều hai chiến đấu cơ J-11 cùng ba tàu chiến bám đuổi khu trục hạm Mỹ USS William P. Lawrence, khi tàu này di chuyển vào khu vực 12 hải lý quanh đá Chữ Thập bị Bắc Kinh chiếm đóng phi pháp tại Trường Sa.