IS dọa ‘nướng’ tổng thống Obama bằng bom xe
Các nước châu Âu phá mạng lưới gian lận thuế VAT xuyên quốc gia
Mỹ lên kế hoạch tăng cường kiểm soát thuế doanh nghiệp
Khủng bố định cho nổ 5 quả bom trong trận giao hữu Đức-Hà Lan
Hạ viện Mỹ thông qua dự luật “cấm cửa” người tị nạn Syria
Tin thế giới đọc nhanh 20-11-2015
- Cập nhật : 20/11/2015
ASEAN quyết bàn về đảo nhân tạo Trung Quốc xây trái phép
Tổng thư ký Bộ Ngoại giao Malaysia Othman Hashim xác nhận các đảo nhân tạo Trung Quốc xây trái phép ở Biển Đông sẽ là một trong các chủ đề thảo luận của lãnh đạo các nước tại Hội nghị cấp cao ASEAN lần này.
Tổng thư ký Bộ Ngoại giao Malaysia Othman Hashim tại buổi họp báo tại Trung tâm hội nghị Kuala Lumpur, Malaysia chiều 19-11 - Ảnh: Quỳnh Trung
Trong cuộc họp báo chiều 19-11, khi phóng viên đặt câu hỏi liệu các đảo nhân tạo Trung Quốc xây trái phép có được thảo luận tại Hội nghị cấp cao ASEAN, ông Othman Hashim nói: “Tôi chắc chắn rằng nhiều lãnh đạo các nước sẽ thảo luận vấn đề này. Nó (các đảo nhân tạo - PV) sẽ là chủ để thảo luận khi lãnh đạo các nước bàn về các diễn biến khu vực và thế giới”.
Trước đó, phát biểu tại cuộc họp báo, ông Othman Hashim cho biết cuộc họp trù bị của các trưởng đoàn quan chức cấp cao ASEAN (PREP-SOM) kết thúc vào chiều 19-11.
Tại cuộc họp này, các nước ASEAN đã thảo luận rộng rãi nhiều vấn đề về lợi ích chung của các thành viên, quá trình chuẩn bị cho Hội nghị cấp cao ASEAN và các hội nghị liên quan diễn ra trong những ngày tới.
Cụ thể, trưởng SOM các nước đã thảo luận việc thực hiện các Kế hoạch tổng thể (Blueprints) xây dựng Cộng đồng Chính trị - An ninh (APSC), thực hiện Tuyên bố ứng xử của các bên trên Biển Đông (DOC) và bàn bạc về Bộ quy tắc ứng xử của các bên trên Biển Đông (COC).
Ngoài ra, các trưởng trưởng đoàn quan chức cấp cao ASEAN (SOM) cùng nhau nghiên cứu đơn xin gia nhập ASEAN của Timor-Leste, thảo luận về Nghị định thư sửa đổi Hiệp ước Khu vực Đông Nam Á phi vũ khí hạt nhân (SEANWFZ), và Triển vọng an ninh ASEAN 2015.
12 nước mong TPP được nhanh chóng thông qua
Bên lề Hội nghị cấp cao APEC ở Philippines, ngày 18/11, lãnh đạo của 12 quốc gia gồm Australia, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore, Mỹ và Việt Nam đã gặp nhau để đánh dấu việc kết thúc đàm phán Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP).
Theo tuyên bố chung của lãnh đạo các nước, sau hơn 5 năm đàm phán, các đoàn đã đạt được mục tiêu đề ra vào năm 2011, đó là thiết lập một hiệp định khu vực toàn diện và cân bằng, trải dài khắp khu vực châu Á - Thái Bình Dương, bao gồm 3 lục địa và tạo ra một thị trường rộng lớn với 800 triệu dân.Thông qua việc xây dựng các quy tắc thương mại tiêu chuẩn cao để hỗ trợ hoạt động giao thương trong thế kỷ XXI, thực hiện tự do hóa thương mại và đầu tư đầy tham vọng, TPP sẽ củng cố và mở rộng các mối liên kết cùng có lợi giữa các nền kinh tế, tăng cường năng lực cạnh tranh khu vực và toàn cầu, hỗ trợ tạo công ăn việc làm, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và phát triển cũng như hỗ trợ cải cách và xóa đói giảm nghèo, đồng thời đảm bảo những lợi ích tốt nhất cho người dân.
Đại diện 12 nước thành viên TPP chụp ảnh sau khi hiệp định hoàn tất đàm phán ngày 5/10/2015. Ảnh: USDR
"Chúng tôi vui mừng nhận thấy toàn văn hiệp định TPP đã sẵn sàng cho việc rà soát và xem xét trước khi được ký kết. Chúng tôi mong sắp tới sẽ ký kết để nhanh chóng xem xét và thông qua hiệp định TPP theo đúng thủ tục nội bộ ở mỗi nước thành viên", tuyên bố chung cho biết. Tiếp đó, các nước sẽ tập trung thực thi đầy đủ hiệp định với mục tiêu để những người tiêu dùng, công nhân, nông dân và các doanh nghiệp, dù lớn hay nhỏ, có thể gặt hái các lợi ích của hiệp định càng sớm càng tốt.
Song song với việc tập trung vào phê chuẩn và thực thi kết quả đàm phán, lãnh đạo các nước cũng chú ý tới sự quan tâm của các nền kinh tế trong khu vực. Sự quan tâm này khẳng định rằng thông qua TPP, 12 nước thành viên đang tạo ra một mô hình mới và hấp dẫn cho hoạt động trao đổi thương mại tại một trong những khu vực tăng trưởng nhanh và năng động nhất thế giới.
Các nước bắt đầu đàm phán về TPP từ tháng 3/2010, với các vấn đề về thương mại, đầu tư, quyền sở hữu trí tuệ, tiêu chuẩn môi trường và lao động, chính sách thu mua, cạnh tranh và công ty quốc doanh, quy trình xử lý tranh chấp... Sau khi hoàn tất, TPP sẽ bao phủ 40% kinh tế toàn cầu và bổ sung cho GDP thế giới thêm gần 300 tỷ USD mỗi năm.
Việt Nam mới đây cũng công bố những nội dung cam kết của hiệp định. Theo đó, các nước TPP cam kết mở cửa khá cao dành cho Việt Nam, với 78-95% dòng thuế nhập khẩu được xóa bỏ ngay khi hiệp định có hiệu lực. Các mặt hàng còn lại sẽ có lộ trình xóa bỏ thuế trong vòng 5-10 năm, trừ một vài hàng hóa nhạy cảm sẽ có lộ trình trên 10 năm hoặc áp dụng biện pháp hạn ngạch thuế quan.
Hiện tại, các nước thành viên hy vọng hiệp định được ký kết vào đầu năm sau và thông qua sau 1,5-2 năm.
Tổng thống Obama ca ngợi TPP tại diễn đàn APEC
Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) 2015 đang điễn ra tại Philippines là lần đầu tiên lãnh đạo 12 nước tham gia Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) gặp nhau, sau khi việc đàm phán hiệp định hoàn tất tháng trước. "Đây là hiệp định thương mại có chuẩn mực cao nhất và tiên tiến nhất từng được ký kết", ông Obama phát biểu tại diễn đàn có 21 nền kinh tế, trong đó có quá nửa tham gia TPP.Dù vậy, Tống thống Mỹ cho biết TPP vẫn chưa thể ký kết trước ngày 3/2/2016 – thời điểm kết thúc 90 ngày xem xét của Quốc hội nước này. "Hôm nay chúng ta sẽ bàn bạc về con đường phía trước, để đảm bảo TPP được thông qua tại các nước nhanh nhất có thể. Rõ ràng, việc thực thi rất quan trọng sau khi chúng ta đã hoàn tất văn bản. Tôi muốn một lần nữa khen ngợi tất cả lãnh đạo tại đây vì sự phi thường của họ. Việc này không hề dễ dàng. Tính chính trị của bất kỳ hiệp định thương mại nào cũng là rất khó khăn", ông cho biết. Tổng thống Mỹ cũng nhấn mạnh TPP sẽ mang lại thành quả trong vài thập kỷ tới.
New Zealand Herald nhận xét TPP gồm nhiều quốc gia lớn, nhỏ, phát triển và đang phát triển. Tuy nhiên, tất cả đều có chung tầm nhìn hướng về sự tăng trưởng.
"Chúng ta muốn tất cả các nước theo đuổi lợi ích và thịnh vượng dựa trên các tiêu chuẩn chung về sự cởi mở và công bằng", ông Obama cho biết, "Vì vậy, TPP không phải nhằm tăng xuất khẩu giữa các nước trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương, mà là soạn ra các quy tắc của thương mại toàn cầu, cho thế kỷ 21".
Hiệp định này bao phủ gần 40% GDP và một phần ba thương mại thế giới. Trước khi phiên họp tại APEC bắt đầu, 12 lãnh đạo các nước trong TPP còn chụp chung một tấm ảnh để thể hiện tình đoàn kết.
Hoàn tất TPP là mục tiêu chính sách thương mại số một của ông Obama, trước kỳ bầu cử Tổng thống Mỹ năm tới. Hiệp định này đã đàm phán trong 5 năm và hoàn tất hồi đầu tháng 10. Hôm qua, Thủ tướng New Zealand - John Key cũng cho biết sẵn sàng chào đón bất kỳ quốc gia nào trong APEC đáp ứng các tiêu chuẩn của TPP gia nhập hiệp định này.
Thổ Nhĩ Kỳ lên kế hoạch chống IS dọc biên giới với Syria
Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ ngày 18-11 cho biết Ankara "có kế hoạch" hoạt động chung với Mỹ để chấm dứt sự hiện diện của các chiến binh thuộc tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) dọc biên giới nước này với Syria.
Thị trấn Kobani, Syria gần biên giới Thổ Nhĩ Kỳ chìm trong biển lửa sau một cuộc không kích Ảnh: Reuters
Hãng tin nhà nước Anatolia dẫn lời Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Feridun Sinirlioglu cho biết các tay súng IS vẫn hiện diện tại một số khu vực biên giới giữa Thổ Nhĩ Kỳ với phía bắc Syria.
"Chúng tôi có kế hoạch chấm dứt sự kiểm soát mà IS vẫn đang nắm giữ trên một số khu vực biên giới của chúng tôi. Đây là kế hoạch cho một hoạt động chung với Mỹ. Bạn sẽ thấy điều này trong những ngày tới" - ông Sinirlioglu tuyên bố.
Trong khi đó Ngoại trưởng Mỹ John Kerry trong cuộc phỏng vấn hôm 18-11 với đài CNN đã nói rằng "chúng tôi đang bước vào một hoạt động với người Thổ Nhĩ Kỳ" để đóng cửa 98 km biên giới đến nay vẫn chưa an toàn bởi sự hiện diện của IS.
AFP cho biết các tuyên bố trên được đưa ra trong bối cảnh các hoạt động quốc tế phối hợp chống IS gia tăng sau cuộc tấn công khủng bố tại Paris khiến 129 người thiệt mạng và 350 người khác bị thương.
Cùng ngày 18-11 lực lượng an ninh Thổ Nhĩ Kỳ cũng đã tiêu diệt một nghi can tình nghi là phiến quân IS đang tìm đường vào Thổ Nhĩ Kỳ từ phía Syria. Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ cũng bắt giữ 21 người, bao gồm 9 trẻ em trong nhóm người cố băng qua biên giới nước này.
Ngoài ra cảnh sát Thổ Nhĩ Kỳ cho biết họ đã bắt giữ 8 nghi can tình nghi là thành viên IS tại sân bay Istanbul khi 8 người này vừa từ Morocco đến đây. Cảnh sát cho biết 8 người này có ý định thâm nhập vào châu Âu dưới hình thức người tị nạn.
Trong một diễn biến khác, theo Reuters, Tổ chức Giám sát Nhân quyền Syria ngày 18-11 cho biết một lệnh ngừng bắn 15 ngày giữa quân nổi dậy Syria và chính quyền ông Assad tại Đông Ghouta gần Damascua sẽ được tuyên bố trong "vài giờ tới".
Tổ chức này cho biết lệnh ngừng bắn sẽ có hiệu lực sáng hôm nay 19-11 như là một "giai đoạn thử nghiệm" và có thể được gia hạn bởi các thỏa thuận sau đó.
Máy bay đến Ai Cập hạ cánh khẩn cấp vì đe dọa có bom
Một máy bay đang trên đường từ Ba Lan đến Ai Cập đã phải hạ cánh khẩn cấp xuống sân bay Burgas, Bungari vì bị dọa có bom. (ảnh: RT)
Ngày 19-11, kênh truyền hình Nova của Bungari đưa tin một máy bay chở khách đang trên hành trình từ Ba Lan đến Ai Cập đã phải hạ cánh khẩn cấp tại Burgas, Bungari sau khi một hành khách thông báo trên máy bay có bom.