tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin thế giới đọc nhanh tối 17-01-2016

  • Cập nhật : 17/01/2016

Lãnh đạo mới của Đài Loan kêu gọi tự do hàng hải ở Biển Đông

Thái Anh Văn, lãnh đạo nữ đầu tiên của Đài Loan, hôm qua kêu gọi tự do hàng hải ở Biển Đông và giải pháp hoà bình cho tranh chấp ở khu vực này, trong bài phát biểu chiến thắng. 
lanh dao dai loan thai anh van truoc nguoi ung ho sau khi gianh chien thang trong cuoc bau cu. anh: reuters

Lãnh đạo Đài Loan Thái Anh Văn trước người ủng hộ sau khi giành chiến thắng trong cuộc bầu cử. Ảnh: Reuters

Theo AP, bà Thái hôm qua nói Đài Loan sẽ làm việc để giảm căng thẳng ở Biển Đông. Reuters dẫn lời bà kêu gọi tự do hàng hải tại khu vực. 

Lãnh đạo 59 tuổi cũng tái khẳng định tuyên bố chủ quyền của với chuỗi đảo Senkaku/Điếu Ngư trên biển Hoa Đông do Nhật Bản kiểm soát. Đồng thời, bà cho biết Đài Loan sẽ tiếp tục làm việc để cải thiện quan hệ với Nhật. 

Bà Thái, chính trị gia từng là luật sư, lãnh đạo đảng Dân Tiến (DPP) hôm qua giành chiến thắng áp đảo trong cuộc bầu cử. Ông Eric Chu, chủ tịch Quốc dân đảng (KMT) cầm quyền ở Đài Loan đã thừa nhận thất bại.

Trong khi Mỹ gửi lời chúc mừng đến bà Thái và bày tỏ mong muốn thúc đẩy hợp tác vì hoà bình khu vực, Văn phòng sự vụ Đài Loan của Trung Quốc tuyên bố sẽ tiếp tục phản đối bất cứ hoạt động độc lập nào của Đài Loan. Quyết tâm bảo vệ lãnh thổ và chủ quyền của Trung Quốc "cứng như đá", Xinhua dẫn thông cáo của văn phòng cho biết.

Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm qua cũng tuyên bố chỉ có một Trung Quốc trên thế giới, cả đại lục và Đài Loan đều thuộc một Trung Quốc. "Kết quả bầu cử khu vực Đài Loan không thay đổi thực tế này và sự đồng thuận của cộng đồng quốc tế", Bộ này cho hay. 

Đảng KMT thân chính quyền Trung Quốc đại lục đã cầm quyền ở Đài Loan suốt 8 năm qua. Quan hệ giữa Đài Loan dưới thời lãnh đạo Mã Anh Cửu của đảng KMT với Trung Quốc ngày càng nồng ấm, đặc biệt sau khi ông Mã gặp Chủ tịch Tập Cận Bình ở Singapore hồi tháng 11 năm ngoái.

Bắc Kinh đã cảnh báo rằng họ sẽ không làm việc với bất cứ lãnh đạo Đài Loan nào không thừa nhận chính sách "một Trung Quốc" được đưa ra trong "Thỏa thuận 1992" giữa chính quyền Trung Quốc và KMT. Đảng DPP chưa từng thừa nhận thỏa thuận này.


Chủ tịch tỉnh Tứ Xuyên bị điều tra vì tình nghi tham nhũng

chu tich tinh tu xuyen, ong nguy hoanh. (nguon: china.com.cn)

Chủ tịch tỉnh Tứ Xuyên, ông Ngụy Hoành. (Nguồn: china.com.cn)


Phó Bí thư Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương (CCDI) của Đảng Cộng sản Trung Quốc (CPC) Ngô Ngọc Lương thông báo Chủ tịch tỉnh Tứ Xuyên, ông Ngụy Hoành đang bị điều tra vì "những vi phạm kỷ luật nghiêm trọng."

Thông tin trên được ông Ngô Ngọc Lương đưa ra tại một cuộc họp báo.

Trung Quốc đang quyết tâm thực hiện chiến dịch chống tham nhũngnhằm vào các quan chức cấp cao.

Trong năm 2015, 37 quan chức cấp tỉnh và cấp bộ của Trung Quốc đã bị điều tra tham nhũng, so với 38 quan chức bị điều tra tham nhũng trong năm 2014.


Mỹ - Iran bí mật đàm phán trao đổi tù nhân

Iran đang phóng thích 5 người Mỹ, trong khi Mỹ thả 7 người Iran, sau nhiều tháng thảo luận bí mật. 
ngoai truong my john kerry va nguoi dong cap iranian javad zarif gap nhau lan cuoi o vienna, ao truoc ngay thuc thi do bo trung phat iran va thong bao ve viec nhat tri trao doi tu nhan. anh: afp

Ngoại trưởng Mỹ John Kerry và người đồng cấp Iranian Javad Zarif gặp nhau lần cuối ở Vienna, Áo trước ngày thực thi dỡ bỏ trừng phạt Iran và thông báo về việc nhất trí trao đổi tù nhân. Ảnh: AFP

Theo NPR, Iran hôm qua thả 4 tù nhân người Mỹ gốc Iran, trong cuộc trao đổi tù nhân với Mỹ. Nước này cũng đang thả người Mỹ thứ 5, riêng rẽ với vụ trao đổi tù nhân. 

Trong số các tù nhân được thả có Jason Rezaian, phóng viên tờ Washington Post, phụ trách trụ sở tại Tehran của báo. Phóng viên bị bắt năm 2014 với cáo buộc làm gián điệp, điều toà báo bác bỏ mạnh mẽ.

Chính phủ Mỹ hôm qua xác nhận Iran thả 4 người Mỹ để đổi lấy việc Washington dỡ bỏ cáo buộc với 7 người Iran bị kết tội ở Mỹ vì vi phạm lệnh trừng phạt.  

Theo CNN, sự kiện diễn ra sau 14 tháng thảo luận bí mật giữa Tehran và Washington. Cuộc thương lượng về tù nhân bắt đầu bên lề cuộc thảo luận về hạt nhân, tăng cường sau khi thoả thuận hoàn tất hồi tháng 4 năm ngoái và nóng lên trong những tháng gần đây, một quan chức chính quyền cấp cao nói. Cuộc đàm phán bí mật do Brett McGurk, đặc phái viên Mỹ, dẫn đầu. Ông được Tổng thống Barack Obama chọn để điều phối cuộc chiến toàn cầu chống Nhà nước Hồi giáo (IS). 

Theo Reuters, cuộc trao đổi tù nhân được bố trí nhằm trùng với cuộc họp ngoại giao cấp cao ở Vienna, Áo thoả thuận về việc dỡ lệnh trừng phạt quốc tế với Iran, đổi lấy cam kết xử lý chương trình hạt nhân của Tehran


Mỹ tính đóng tàu phòng thủ tên lửa siêu lớn

Dựa trên khung tàu đổ bộ cỡ lớn LPD-17, tàu phòng thủ tên lửa này sẽ là tàu chiến mặt nước lớn nhất của Mỹ kể từ Thế Chiến II.
tau do bo co lon uss san antonio (lpd-17) cua hai quan my. anh: wikipedia

Tàu đổ bộ cỡ lớn USS San Antonio (LPD-17) của hải quân Mỹ. Ảnh: Wikipedia

Hải quân Mỹ đã thảo luận với công ty đóng tàu Huntington Ingalls về khả năng đóng một biến thể phòng thủ tên lửa của tàu đổ bộ lớp San Antonio (LPD-17), trang bị hệ thống radar, súng điện từ và vũ khí laser mới, theoNational Interest.

Tàu chở quân siêu lớn với lượng giãn nước 25.000 tấn này có kích thước đủ lớn để có thể lắp đặt các khí tài quân sự mới và có thể tích hợp các công nghệ hiện đại như hệ thống radar phòng thủ tên lửa đạn đạo có trọng lượng rất lớn, Phó chủ tịch công ty Huntington Ingalls Brian Cuccias nói hôm 13/1.

Theo chuyên gia phân tích quốc phòng Dave Majumdar của National Interest, việc sử dụng bộ khung thân tàu LPD-17 sẽ cho phép các nhà thiết kế Mỹ lắp đặt hệ thống radar phòng thủ đạn đạo siêu nặng nằm cao trên nóc tàu để giúp nó phát huy tối đa phạm vi hoạt động của mình.

Theo giới phân tích quân sự, phiên bản phòng thủ tên lửa đạn đạo của tàu LPD-17 có thể sử dụng hệ thống radar dải tần số S, đa diện, dài khoảng 10,5-12 mét. Một hệ thống radar như vậy sẽ có độ phủ sóng rộng hơn cả radar SPY-1 trên các tàu chiến Aegis hiện nay hay hệ thống radar phòng thủ tên lửa tiên tiến (AMDR) dự kiến triển khai trên các khu trục hạm DDG-51 Flight III.

Boong tàu rộng rãi cũng cho phép hải quân Mỹ có thể lắp đặt các vũ khí laser năng lượng cao và các súng điện từ, những vũ khí tối tân được dự đoán sẽ trở nên phổ biến trong một hoặc hai thập kỷ tới. LPD-17 cũng sẽ có thêm không gian để lắp đặt nhiều ống phóng tên lửa hơn so với khu trục hạm và tuần dương hạm. Theo ước tính, một tàu LPD sẽ có lượng ống phóng tên lửa gấp đôi lượng ống phóng của một tàu tuần dương hạm Aegis.

Vấn đề hiện này là công ty Huntington Ingalls và hải quân Mỹ sẽ phải tìm ra cách để tạo ra nguồn năng lượng đủ mạnh cho vũ khí điện từ và laser, cũng như để làm mát cho hệ thống radar đồ sộ trên tàu. "Các vũ khí uy lực và radar mạnh trên tàu đòi hỏi nguồn năng lượng và thiết bị làm mát lớn. Những yếu cầu này phải được đáp ứng mà làm thay đổi quá lớn thiết kế tàu", ông Cuccias nói.

Dù đây là lần đầu tiên các quan chức ngành công nghiệp đóng tàu Mỹ lên tiếng xác nhận rằng họ đang xem xét khả năng đóng một tàu phòng thủ tên lửa đạn đạo dựa trên cải tiến khung thân tàu LPD-17.

Theo nhiều nhà phân tích và các quan chức hải quân Mỹ nghỉ hưu, tàu phòng thủ tên lửa có kích cỡ siêu lớn này có thể dùng cho nhiều mục đích như cứu trợ nhân đạo và thiên tai, thực hiện nhiệm vụ chỉ huy và kiểm soát, cũng như chở theo các lực lượng đặc nhiệm và bổ sung hỏa lực cho tàu chiến mặt nước cỡ lớn. Nếu được đóng, đây sẽ là tàu chiến mặt nước lớn nhất của hải quân Mỹ từ sau Thế Chiến II, chuyên gia Majumdar cho biết.


Chóng vánh thả tàu, Iran giữ lửa quan hệ với Mỹ

Việc Iran nhanh chóng thả thủy thủ Mỹ xâm phạm lãnh hải cho thấy hai bên không muốn làm hỏng thỏa thuận hạt nhân, cũng như quan hệ ấm lên giữa quan chức ngoại giao hai nước.
tau tuan tra cua my bi giu tai iran truoc khi trao tra hom 13/1. anh: ap

Tàu tuần tra của Mỹ bị giữ tại Iran trước khi trao trả hôm 13/1. Ảnh: AP

Hai tàu tuần tra tốc độ cao của Mỹ cùng các thủy thủ bị Tehran bắt giữ hôm 12/1 khi đang trên đường từ Kuwait đến Bahrain, vì đi lạc vào lãnh hải Iran. Sau một đêm bị cầm giữ, 10 thủy thủ Mỹ đã được Iran đưa trở lại vùng biển quốc tế.

Theo cây bút Cassandra Vinograd trên NBC, vụ việc được giải quyết nhanh chóng vì cả hai bên đều lo ngại nó sẽ biến thành một biến cố quốc tế. Chính quyền Mỹ và Iran đều muốn tránh gây nguy hại cho thỏa thuận hạt nhân giữa Iran và nhóm P5 +1 (Trung Quốc, Pháp, Nga, Anh, Mỹ + Đức) ký kết vào năm ngoái.

"Rõ ràng, Mỹ và Iran đang có lợi ích chung trong việc duy trì quan hệ để giữ toàn bộ chuyện này (thỏa thuận hạt nhân) khỏi chệch hướng", Gary Sick, chuyên gia nghiên cứu Iran ở Đại học Columbia, đồng thời là cựu thành viên của Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ, nhận xét.

"Họ có mọi lý do để tránh một cuộc khủng khoảng. Cả Mỹ lẫn Iran đều không muốn nó".

Tin tức 10 thủy thủ Mỹ bị Iran bắt giữ nhận được phản ứng gần như tức thời từ các nghị sĩ đảng Cộng hòa. Họ cho rằng sự cố này cho thấy thỏa thuận hạt nhân, trong đó Tehran đồng ý thu hẹp chương trình hạt nhân để được dỡ bỏ trừng phạt quốc tế, nên bị hủy bỏ.

Trong khi đó, chính quyền Obama coi thỏa thuận hạt nhân là một thành tựu quan trọng và không muốn làm bất cứ điều gì gây nguy hại cho nó.

"Mỹ gần như chắc chắn không cần một cuộc đối đầu với Iran ngay bây giờ, ngay cả khi không vì lý do bảo vệ thỏa thuận hạt nhân", giáo sư Shibley Telhami ở Đại học Maryland, đồng thời là chuyên gia ở Viện Brookings, nhận định.Trong khi đó, chính phủ Iran muốn bảo đảm rằng nước này sẽ có nguồn thu hàng tỷ USD từ bán dầu thô, sau khi các lệnh trừng phạt được dỡ bỏ theo thỏa thuận hạt nhân.

cac si quan quan doi iran (trai) tham van cac thuy thu my truoc khi tha ho. anh:twitter

Các sĩ quan quân đội Iran (trái) thẩm vấn các thủy thủ Mỹ trước khi thả họ. Ảnh:Twitter

Quan hệ ấm lên

Ngay sau khi tin tức về vụ bắt giữ được loan báo, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã điện đàm với người đồng cấp Iran Mohammad Javad Zarif. Các quan chức Iran ban đầu thể hiện quan điểm cứng rắn nhưng sau đó công khai nhấn mạnh rằng vụ xâm nhập lãnh hải không mang tính đe dọa.

Giáo sư Telhami cho rằng tình hình có thể dễ dàng biến thành một cuộc khủng hoảng nhưng đã được giải quyết êm thấm vì "họ xử lý một cách đúng đắn", ông Telhami nói.

Toàn bộ diễn biến của vụ việc có nét tương đồng với sự cố năm 2007, nhưng có kết quả khác hẳn. Tháng ba năm đó, 15 binh sĩ Anh bị lực lượng Vệ binh cách mạng Iran bắt giữ, sau khi bị cáo buộc xâm phạm lãnh hải. Họ bị cầm giữ 13 ngày và chỉ được trả tự do sau khi một cuộc khủng hoảng ngoại giao quốc tế nổ ra.

Trái lại, sự cố Mỹ - Iran trong tuần này được giải quyết trong vòng chưa đến 24 giờ đồng hồ. "Vụ việc đã được giải quyết nhanh hết sức có thể, nếu so với những sự cố tương tự từng xảy ra", chuyên gia Gary Sick nói.

Ông cho rằng đây là minh chứng cho thấy quan hệ gữa Iran và Mỹ đã biến chuyển mạnh mẽ. Việc Ngoại trưởng Kerry có thể gọi điện cho người đồng cấp Zarif 5 lần trong tiến trình giải quyết đã nói lên nhiều điều.

"Chuyện này không thể xảy ra hai cách đây hai năm. Ngày ấy có khi ông Kerry còn không biết số nào để gọi và nếu gọi được, chắc chắn sẽ có sự ngờ vực lớn từ phía đầu dây bên kia", ông Sick bình luận.

Cả hai nước đã "nhã nhặn hết mức" để bảo vệ thỏa thuận hạt nhân và một kỷ nguyên mới trong quan hệ hai nước, Sick giải thích.

Hai năm đàm phán giữa Iran và phương Tây không chỉ mang lại một thỏa thuận hạt nhân lịch sử mà còn cả một mối quan hệ đặc biệt giữa hai nước. Các quan chức ngoại giao Mỹ và Iran đã thêm hiểu nhau trên phương diện cá nhân và cảm thấy thoải mái hơn khi nói chuyện với nhau.

Trước cuộc đàm phán hạt nhân, quan chức ngoại giao Mỹ hoàn toàn không có mối quan hệ nào với các đồng nghiệp Iran và phần lớn dựa vào nước khác để truyền tải các thông điệp.

"Khả năng giải quyết rất nhanh chóng là điều hoàn toàn mới mẻ. Nó không có nghĩa là chúng ta sẽ không bao giờ gặp rắc rối với Iran nữa, nhưng việc giải quyết rốt ráo vụ việc cho thấy quan hệ đã cải thiện" , ông Sick nhận xét

Bằng chứng cho sự thay đổi trong quan hệ Mỹ - Iran được thể hiện rõ ràng trong tuyên bố của hai ông Kerry và Zarif, sau khi các thủy thủ Mỹ được trả tự do.

Lời lẽ của họ tương tự nhau và cả hai đều khen ngợi tầm quan trọng của ngoại giao trong việc đạt được kết quả tích cực.

"Tôi muốn bày tỏ cảm ơn đến giới chức Iran vì đã hợp tác giải quyết nhanh chóng vấn đề này", ông Kerry nói sau khi các thủy thủ được thả. "Vấn đề này được giải quyết ôn hòa và hiệu quả, là minh chứng cho vai trò quan trọng của ngoại giao".

"Rất vui khi thấy đối thoại và sự tôn trọng, chứ không phải những lời đe dọa hay sự hung hăng, đã giúp giải quyết nhanh chóng vụ các thủy thủ bị bắt giữ. Hãy rút ra bài học từ vụ việc này", ông Zarif viết trên tài khoản Twitter của mình.

Tuy nhiên, cây bút Cassandra Vinograd cho rằng, điều quan trọng là không phóng đại bất kỳ sự nồng ấm nào giữa Mỹ và Iran. Vụ cầm giữ thủy thủ Mỹ có thể đã gây âu lo khắp thế giới, "đó là minh chứng cho thấy những tia lửa nhỏ có thể làm bùng lên một ngọn lửa lớn trong khu vực đầy biến động như Trung Đông", Vinograd viết.


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục