Mỹ đưa thêm máy bay tấn công tới Philippines
Trung Quốc siết chặt kiểm soát người nước ngoài
Trung Quốc hứng thêm chỉ trích vì làm áp lực lên ASEAN
Lo ngại Triều Tiên, Hàn Quốc đầu tư 40 trực thăng săn ngầm
Nữ nghị sĩ Anh bị bắn chết vì phản đối Anh rời EU
Tin thế giới đọc nhanh 17-06-2016
- Cập nhật : 17/06/2016
NATO tố Nga muốn tạo 'vùng ảnh hưởng' bằng biện pháp quân sự
"Chúng ta đang chứng kiến quá trình quân sự hóa quy mô lớn ở các biên giới NATO, Bắc Cực, Baltic, từ Biển Đen cho đến Địa Trung Hải", nhật báo Đức Bild dẫn lời Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg cho biết. "Nga đang cố thiết lập một vùng ảnh hưởng bằng các biện pháp quân sự".
Theo ông Stoltenberg, Nga "có những hoạt động quân sự quy mô lớn, không thông báo, có tính gây hấn" và NATO phải hành động. Ông coi đây là lý do cho quyết định điều động các tiểu đoàn NATO đến các quốc gia Baltic và Ba Lan.
"Điều chúng tôi thực hiện là tự vệ. Chúng tôi không muốn châm ngòi xung đột mà muốn ngăn chặn nó. Chúng tôi muốn chứng tỏ với các đối tác của mình rằng khi họ cần thì chúng tôi có", tổng thư ký NATO cho biết thêm.
Sự kiện Nga sáp nhập bán đảo Crimea vào lãnh thổ tháng 3/2014 và ủng hộ phe ly khai ở Ukraine đã khiến NATO phải tăng cường khu vực bờ phía đông liên minh.
Các bộ trưởng quốc phòng NATO ngày 14/6 thông qua kế hoạch điều 4 tiểu đoàn, khoảng 800 đến 1.000 binh sĩ, đến ba nước Baltic và Ba Lan. NATO dự kiến còn thông qua kế hoạch tăng quân lớn để đối phó với Nga tại hội nghị thượng đỉnh tổ chức trong vài tuần tới ở Ba Lan.
Nga coi kế hoạch răn đe của NATO là hành động thù địch. Đại sứ Nga tại NATO cảnh báo động thái này sẽ đe dọa hòa bình ở trung tâm châu Âu. Điện Kremlin còn tố lá chắn tên lửa mà Mỹ mới kích hoạt ở Romania đang làm căng thẳng gia tăng.
Xài tiền công quỹ xa xỉ, thị trưởng Tokyo đệ đơn từ chức
Vì những cáo buộc dùng tiền công vào việc tư và xài tiền công xa xỉ, ngày 15-6, thị trưởng thành phố Tokyo Yoichi Masuzoe đã đệ đơn từ chức.
Theo đài truyền hình NHK và nhiều tờ báo khác của Nhật, ông Yoichi Masuzoe đã thông báo với chủ tịch Hội đồng lập pháp Tokyo về việc từ chức.
Dự kiến trong chiều 15-6, Hội đồng lập pháp sẽ bỏ phiếu bất tín nhiệm. Cũng theo truyền thông Nhật, việc từ chức của ông Masuzoe, sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 21-6.
Trong suốt thời gian qua, ông Masuzoe, 67 tuổi, một mực khẳng định không phạm luật nhưng nhiều lần chính thức xin lỗi người dân vì tiêu xài xa xỉ.
Hiện vẫn chưa rõ việc ông Masuzoe từ chức có ảnh hưởng đến quá trình chuẩn bị Olympic Tokyo 2020 hay không. Theo kế hoạch, ông Masuzoe sẽ có mặt tại lễ khai mạc Olympic Rio vào tháng 8-2016 cũng như sẽ nhận lá cờ Olympic từ tay ban tổ chức Olympic Rio trong lễ bế mạc.
Trước đó, người tiền nhiệm của ông Masuzoe cũng đã từ chức vì những bê bối tài chính.
Trung Quốc bác cáo buộc do thám tàu sân bay Mỹ tập trận
Chỉ huy của tàu sân bay John C. Stennis hôm qua cáo buộc bị một tàu do thám Trung Quốc bám sát khi đang tập trận cùng tàu chiến Nhật Bản và Ấn Độ gần vùng biển mà Bắc Kinh xem là sân sau của mình.
Theo Reuters, phản hồi lại cáo buộc trên, Bộ Quốc phòng Trung Quốc hôm nay tuyên bố tàu hải quân trên chỉ "tiến hành hoạt động hàng hải và huấn luyện thông thường trong các vùng biển liên quan".
Quan chức Nhật Bản cho hay tàu do thám Trung Quốc bám theo tàu sân bay Mỹ từ lúc tàu này còn đang thực hiện chiến dịch tuần tra đảm bảo tự do hàng hải ở Biển Đông. Một sĩ quan hải quân Nhật giấu tên nghi ngờ Trung Quốc dùng tàu làm "mồi nhử" để kéo tàu sân bay Mỹ ra khỏi cuộc tập trận thường niên Malabar kéo dài 8 ngày.
Tàu sân bay John C. Stennis có lượng giãn nước 100.000 tấn, chở nhiều chiến đấu cơ F-18, tham gia tập trận cùng các tàu hải quân gồm một tàu sân bay trực thăng, máy bay tuần tiễu săn ngầm của Nhật và 4 tàu khu trục Ấn Độ tại vùng biển ngoài khơi quần đảo Okinawa của Nhật Bản.
Cuộc tập trận diễn ra khi Nhật Bản và Mỹ lo ngại Trung Quốc mở rộng ảnh hưởng ở tây Thái Bình Dương trong khi tăng cường áp đặt tuyên bố chủ quyền với Biển Đông.
Hạm đội 3 của hải quân Mỹ đang có kế hoạch gửi thêm chiến hạm tới Biển Đông, hoạt động bên cạnh chiến hạm của Hạm đội 7 do các động thái ngày càng quyết đoán của Trung Quốc. Trong khi đó, Nhật cũng đang gia tăng phòng thủ trên quần đảo Senkaku/Điếu Ngư mà Trung Quốc cũng tuyên bố chủ quyền bằng cách trang bị tên lửa chống hạm và trạm radar cảnh báo.
Việc Ấn Độ gửi tàu hải quân tới tập trận được coi là tín hiệu không hài lòng khi Trung Quốc gia tăng hoạt động hải quân tại Ấn Độ Dương.
Trung Quốc đầu tư công cụ tâm lý chiến trên không
Tờ Daily Beast dẫn lời các chuyên gia cho biết quân đội Trung Quốc hiện sở hữu một loại chiến đấu cơ mới được dùng cho mục đích khác thường: Đó là tuyên truyền và đưa thông tin đánh lạc hướng vào lãnh thổ địch.
Trung Quốc lập căn cứ tâm lý chiến
Bằng cách này, loại máy bay bốn động cơ được dùng cho hoạt động tâm lý chiến Y-8GX7 (hay còn gọi là Gaoxin-7) của Trung Quốc sẽ tương tự như EC-130J của Không quân Mỹ, loại máy bay chuyên về “các hoạt động hỗ trợ thông tin quân sự và lan truyền thông tin dân sự thông qua phát thanh, truyền hình và các phương tiện thông tin liên lạc quân sự khác”.
Một phương tiên phát thanh từ trên không nghe có vẻ khá lỗi thời, thậm chí là kỳ lạ trong thời đại Internet ngày nay. Tuy nhiên, ở nhiều vùng chiến với điều kiện tồi tệ nhất trên thế giới, việc truy cập Internet bị giới hạn và người dân vẫn cập nhật thông tin thông qua đài phát thanh và truyền hình.
Trong gần một thập niên qua, Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) đã liên tục tích hợp ngày càng nhiều các hoạt động tâm lý chiến vào kế hoạch quân sự của nước này. Năm 2011, quân đội Trung Quốc đã thành lập một trụ sở mới chuyên về hoạt động tâm lý chiến ở tỉnh Phúc Kiến.
Vị trí của căn cứ này không phải được sắp xếp một cách ngẫu nhiên. Tỉnh Phúc Kiến nằm ngay cạnh eo biển Đài Loan và do đó vị trí của Đài Loan cách căn cứ này không xa.
Vị trí trên đặt quân đội Trung Quốc trong phạm vi phát thanh hiệu quả qua Đài Loan. Kể từ năm 1958, quân đội Trung Quốc đã lập ra chương trình phát thanh Voice of the Strait với mục tiêu tuyên truyền nhằm vào những người sống tại Đài Loan.
Loại máy bay phục vụ hoạt động tâm lý chiến sẽ thúc đẩy các nỗ lực tuyên truyền của Trung Quốc cả trong thời bình và thời chiến. “Việc sử dụng Gaoxin-7 sẽ tăng cường và mở rộng đáng kể phạm vi hoạt động tâm lý chiến của quân đội Trung Quốc nhằm vào Đài Loan” - Aaron Jensen, một cựu phi công của Không quân Mỹ, nói.
Các máy bay tâm lý chiến sẽ làm được gì?
Các máy bay phiên bản Y-8GX7 lần đầu tiên xuất hiện trong các hình ảnh và được lan truyền tại Trung Quốc là vào năm 2013. Trong ba năm tiếp theo, hầu như không có báo cáo nào về phiên bản Y-8GX7 này.
Sau đó, vào ngày 8-6-2016, một tài khoản Twitter có tên @rajfortyseven tự xưng là “chuyên gia hình ảnh vệ tinh” đã đăng một ảnh vệ tinh thương mại cho thấy một trong những máy bay tâm lý chiến của Trung Quốc.
Chiếc Y-8GX7 mà người dùng Twitter trên xác định được đậu tại một sân bay, có thể là ở Trung Quốc. Phi đội Y-8GX7 - được báo cáo hiện có ít nhất ba chiếc - trực thuộc Trung đoàn Đối phó Điện tử 30 (ECR) đóng gần Thượng Hải, cách Đài Bắc chỉ 640 km.
Nếu Trung Quốc tấn công Đài Loan, các máy bay Gaoxin-7 có thể đóng một vai trò quan trọng trong trận chiến. PLA “có thể sẽ tìm cách tuyên truyền và lan truyền các thông tin đánh lạc hướng vào mạng lưới quân đội ở Đài Loan, gây tình trạng hỗn loạn và khích lệ các binh sĩ tại Đài Loan đào ngũ hoặc đầu hàng”.
Phân tích trên đã được một nhóm chuyên gia gồm Jim Thomas, John Stillion và Iskander Rehman thuộc Trung tâm Đánh giá Ngân sách và Chiến lược (CSBA-Mỹ) đưa ra trong một bài viết hồi năm 2014. “Hoạt động tâm lý chiến của quân đội Trung Quốc có thể được tiến hành bằng máy bay, với việc trợ giúp từ các chiến đấu cơ Gaoxin-7”.
Ngoài Đài Loan ra, các máy bay Y-8GX7 vẫn có thể hữu ích đối với Bắc Kinh. Trong vài năm trở lại đây, Trung Quốc đã xây dựng các đường băng trên các đảo nhân tạo mà nước này bồi đắp trái phép. “Với khung máy bay cỡ trung bình, Gaoxin-7 có thể hoạt động từ một số đảo do Trung Quốc chiếm đóng và kiểm soát” – theo Jensen.
Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là liệu chiến dịch tuyên truyền trên không của Trung Quốc sẽ thật sự hiệu quả hay không nếu chiến tranh nổ ra. Các máy bay EC-130 được dùng cho mục đích tương tự của Mỹ đã chứng tỏ hoạt động hiệu quả tại một số chiến trường như ở Iraq. (PLO)
Hải quân Hàn Quốc tập trận đề phòng Triều Tiên
Nguồn tin quân sự Hàn Quốc hôm nay xác nhận với Yonhap về cuộc tập trận gần Đường giới hạn phía bắc (NLL), ranh giới được coi là biên giới trên biển giữa hai miền trên bán đảo Triều Tiên. Kịch bản cuộc tập trận được đặt ra là Triều Tiên sẽ khiêu khích đối đầu trên biển. Hàn Quốc và Triều Tiên từng có những lần giao tranh gần NLL vào các năm 1999, 2002 và 2009.
Hàn Quốc huy động 20 tàu chiến, trong đó có tàu khu trục trang bị hệ thống phòng thủ tên lửa Aegis, máy bay trinh sát P-3, trực thăng săn ngầm Lynx tham gia tập trận. Giới chức Hàn Quốc cho rằng Triều Tiên đã ra lệnh sẵn sàng chiến đấu cho lực lượng quân đội gần NLL.Hàn Quốc cũng cho biết tàu tuần tra, tàu cá Triều Tiên thời gian qua thường xuất hiện gần NLL, bởi đây là mùa cao điểm đánh bắt cua xanh có giá trị thương mại cao. "Khoảng 200 tàu cá Triều Tiên thường xuất hiện ở NLL, cao gấp 1,7 lần cùng kỳ năm ngoái", một quan chức Hàn Quốc cho biết.
Triều Tiên chưa từng thừa nhận NLL do Liên Hợp Quốc vẽ ra sau cuộc chiến tranh liên Triều 1950-1953. Hải quân Triều Tiên được cho là có căn cứ hải quân chứa 60 tàu đệm khí đổ bộ Goampo, cách NLL 60 km. Triều Tiên cũng đã xây tháp bằng thép cao 20 m, gắn thiết bị theo dõi ở đảo Ari, cách đảo tiền tiêu Yeonpyeong của Hàn Quốc 20 km. Đảo Yeonpyeong từng bị Triều Tiên pháo kích năm 2010 làm hai binh sĩ và hai dân thường Hàn Quốc thiệt mạng.
Xem thêm: Triều Tiên dọa bắn không cần cảnh cáo tàu Hàn Quốc