Khủng bố Philippines tuyên bố thành lập “nước chư hầu” của IS
Nhà Trắng yêu cầu ‘thung lũng Silicon’ xóa sổ IS
Thái Lan đau đầu với băng nhóm tội phạm Trung Quốc
Trung Quốc sắp đưa tàu tuần tra lớn nhất thế giới tới biển Đông?
Công chúa Tây Ban Nha hầu tòa vì cáo buộc gian lận thuế
Đến lúc phương Tây bừng tỉnh về Thổ Nhĩ Kỳ
- Cập nhật : 11/01/2016
(The gioi)
Đã đến lúc phương Tây nhận ra rằng, Thổ Nhĩ Kỳ không thể chơi nước đôi với IS, cần giải quyết tận gốc mối quan hệ mờ ám giữa Ankara và IS.
Từ trước đến nay các quan chức Thổ Nhĩ Kỳ liên tục phủ nhận họ ủng hộ ngầm IS, nhưng các tố cáo cho thấy điều ngược lại: nhiều tháng trước, khi Mỹ truy kích IS ở Syria, có tin họ tịch thu các tài liệu cho thấy sự liên kết mạnh mẽ giữa Thổ Nhĩ Kỳ với IS ở thủ phủ Raqqa của chúng.
Các nhà phân tích nói rằng Thổ Nhĩ Kỳ xem IS - cùng các tổ chức thánh chiến Hồi giáo Jihad và quân nổi dậy ở Syria - là kẻ thù có ích, trong mục tiêu của Thổ Nhĩ Kỳ là lật đổ chế độ Tổng thống Syria Bashar Assad, cùng đánh bại quân Kurd đòi ly khai khỏi Thổ Nhĩ Kỳ.
Trả lời phỏng vấn tờ Der Spiegel (Đức), nữ chính trị gia, đồng thời là Phó Chủ tịch đảng cánh tả Đức Sahra Wagenhnecht cho rằng, mối đe dọa xung đột sẽ tiếp tục căng thẳng hơn ở Syria nếu không gây áp lực lên Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan và không ngăn cản các “mối quan hệ mờ ám” giữa Ankara với các phần tử phiến quân IS.
Nhưng để có thể giải quyết được tình hình khủng hoảng hiện nay ở Syria, bà Sahra cho biết, điều cần thiết là phải ngăn chặn được các nguồn cung cấp tài chính cho hoạt động của IS, làm cho các phần tử khủng bố không thể tuyển thêm các thành viên mới và không thể nhận thêm vũ khí. Khi đó, cơ cấu nội bộ của IS sẽ bị phá vỡ, và mới có thể giải phóng được các khu vực lãnh thổ bị IS chiếm đóng.
Muốn vậy, phải gây áp lực lên Erdogan, cần phải giải quyết tận gốc “sự ủng hộ khủng bố được che đậy khéo léo” của Erdogan và phải đóng cửa biên giới Thổ Nhĩ Kỳ đối với các phần tử IS.
Một tờ báo khác của Đức là Süddeutsche Zeitung hồi đầu tháng 12/2015 cũng nhận định rằng, Thổ Nhĩ Kỳ đang gây nhiều cản trở cho cuộc chiến chống IS của liên minh quốc tế.
Một thời gian dài, Ankara cho rằng những kẻ khủng bố thực sự không phải là người Hồi giáo, mà là lực lượng ly khai người Kurd thuộc Đảng Lao động người Kurd (PKK) bị cấm hoạt động tại Thổ Nhĩ Kỳ.
Tuy nhiên, sau vụ tấn công khủng bố ở Suruci mà nạn nhân của những kẻ đánh bom liều chết là người Kurd, thì Thổ Nhĩ Kỳ không thể giả vờ rằng họ không liên quan đến IS.
Theo giới truyền thông, ở Thổ Nhĩ Kỳ có khoảng 1.000 người ủng hộ IS. Các nguồn tin tình báo cho thấy 4.300 người thuộc diện tình nghi, có dấu hiệu theo IS. “Thổ Nhĩ Kỳ từ rất lâu đã tạo điều kiện cho Daishev hoành hành”, tờ báo viết.
Cũng theo bài báo này, Ankara không chỉ hỗ trợ liên minh quốc tế chống lại IS rất hờ hững, mà còn gây trở ngại cho cuộc chiến. Ankara không đóng cửa biên giới với Syria và theo một số nguồn tin các chiến binh IS bị thương đã chạy vào lãnh thổ Thổ Nhĩ Kỳ để được nước này chữa trị.
Đến nay, các nhà chức trách Thổ Nhĩ Kỳ không thể xua tan nghi ngờ rằng, họ đã cung cấp vũ khí cho bọn khủng bố. Những nhà báo viết về vấn đề này đều bị chính quyền Ankara bắt vì tội làm gián điệp.
Còn nhớ, hồi đầu tháng 12/2015, khi Bộ Quốc phòng Nga công bố các bằng chứng cho thấy, dầu đang được IS vận chuyển từ các vùng đất chiếm đóng để đưa sang Thổ Nhĩ Kỳ và người hưởng lợi chính từ hoạt động này chính là Tổng thống Erdogan và các thành viên trong gia đình ông ta, Mỹ đã đứng ra bảo vệ Thổ Nhĩ Kỳ.
Khi ấy, đặc phái viên của Mỹ về năng lượng quốc tế Amos Hoxtein tuyên bố, lượng dầu mỏ khai thác được tại những khu vực do tổ chức khủng bố IS kiểm soát và chuyển tới Thổ Nhĩ Kỳ là "không đáng kể". Ngoài ra, Bộ Ngoại giao Mỹ cũng tuyên bố rằng các xe téc chở dầu của tổ chức khủng bố IS trên các bức hình do Bộ Quốc phòng Nga công bố không phải chuyển tới Thổ Nhĩ Kỳ mà tới Syria.
Thế nhưng xem ra, đã đến lúc Mỹ và các đồng minh phương Tây của mình phải nhìn thẳng vào mối quan hệ giữa Thổ Nhĩ Kỳ và IS. Không chỉ có Đức, ngay người Mỹ cũng ngày càng thất vọng với Thổ Nhĩ Kỳ vì Ankara buông lỏng kiểm soát biên giới phía nam giáp Syria, nơi được IS dùng để chuyển quân và mua bán dầu lậu.
Ở nhiều cuộc họp kín trước đây, quan chức Mỹ yêu cầu Tổng thống Erdogan ngăn chặn các tay súng nước ngoài bay đến Istanbul, sau đó lẻn đến biên giới rồi qua Syria gia nhập IS. Họ cũng muốn ông Erdogan chặn các đoàn xe tải chở đạn và chất nổ lên vùng biên, chặn các “cò trung gian” Thổ Nhĩ Kỳ tham gia buôn lậu dầu thô, một hoạt động giúp IS có nguồn thu 1,5 triệu USD/ngày.
Thế nhưng các yêu cầu này không được Ankara lắng nghe. Sau vụ IS tấn công Paris hôm 13/11 trong đó có một tên tấn công đi từ Syria qua Thổ Nhĩ Kỳ vào châu Âu, Mỹ đã lên tiếng công khai: Đã hết thời Thổ Nhĩ Kỳ chơi nước đôi với khủng bố IS.
Như vậy, bất chấp Thổ Nhĩ Kỳ là thành viên của NATO, với cách hành xử của Ankara trong thời gian qua, Mỹ và các thành viên khác của NATO đang ngày càng cảnh giác và thận trọng hơn với Thổ Nhĩ Kỳ và cũng đã đến lúc phương Tây cần yêu cầu Thổ Nhĩ Kỳ giải quyết tận gốc mối quan hệ mờ ám giữa nước này với IS.