tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin thế giới đọc nhanh chiều 10-01-2016

  • Cập nhật : 10/01/2016

Mỹ khẳng định Trung Quốc gây thêm bất ổn ở Biển Đông

Ứng cử viên Marco Rubio nói rằng nếu được bầu, ông sẽ cho tàu Mỹ đi vào Biển Đông để thách thức các tuyên bố chủ quyền phi lý của Trung Quốc...

hai may bay dan dung dau tren duong bang do trung quoc xay phi phap o da chu thap thuoc quan dao truong sa cua viet nam. hang tin tan hoa xa cua trung quoc cong bo nhung tam anh chup may bay tu toi 6-1-2016

Hai máy bay dân dụng đậu trên đường băng do Trung Quốc xây phi pháp ở đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Hãng tin Tân Hoa xã của Trung Quốc công bố những tấm ảnh chụp máy bay từ tối 6-1-2016

Vấn đề Biển Đông đang được các ứng cử viên tổng thống Đảng Cộng hòa quan tâm. Ứng cử viên Marco Rubio nói rằng nếu được bầu, ông sẽ cho tàu Mỹ đi vào Biển Đông để thách thức các tuyên bố chủ quyền phi lý của Trung Quốc trên biển, trên không và sẽ hợp tác với các đồng minh trong khu vực.

“Chúng ta cần truyền sức sống cho liên minh quân sự Thái Bình Dương, bắt đầu bằng việc Mỹ đầu tư vào nguồn lực cần thiết để tái thiết hải quân” - ông Rubio phát biểu mạnh mẽ khi trả lời trên kênh Fox.

Trả lời câu hỏi “nếu được bầu, ông có can thiệp quân sự để ngăn chặn máy bay Trung Quốc đáp xuống các đảo ở Biển Đông hay không?”, ông Rubio đáp ngay: “Chúng ta sẽ phản đối tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc ở những khu vực này và chúng ta nên tiếp tục cho máy bay bay ở đó, cho thuyền đi lại trên vùng biển đó”.

Trong vòng năm ngày đầu tháng 1-2016, Trung Quốc đã cho đáp ba chuyến bay xuống đường băng xây dựng trái phép trên đảo Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

Reuters dẫn lời người phát ngôn Bộ Quốc phòng Mỹ Peter Cook phát biểu hôm 7-1 (giờ Mỹ) rằng “Mỹ quan ngại về tất cả hành động mà phía Trung Quốc thực hiện trên Biển Đông”.

Ông Cook cho rằng hành động của Trung Quốc làm gia tăng căng thẳng và gây thêm bất ổn trên Biển Đông. (Tuổi Trẻ)


Nhà Trắng bắt tay các tập đoàn công nghệ chống khủng bố

Ngày 8-1 tại thung lũng Silicon, các quan chức an ninh cao cấp của Nhà Trắng tiến hành hội đàm với các tập đoàn công nghệ hàng đầu về việc hợp tác chống khủng bố. 

giam doc cuc dieu tra lien bang my james comey - anh: ap

Giám đốc Cục điều tra liên bang Mỹ James Comey - Ảnh: AP

Theo AFP, những vấn đề chính yếu đặt ra trong chương trình nghị sự sẽ là làm thế nào để khiến các tổ chức khủng bố khó khăn hơn trong việc dùng Internet chiêu dụ những người ủng hộ và dùng các chiêu thức công nghệ kiểu như mã hóa để che giấu hành tung của chúng.

Nhấn mạnh tầm quan trọng của cuộc hội đàm, dẫn đầu đoàn đại biểu từ Washington là chánh văn phòng Nhà Trắng Denis McDonough. Trong đoàn còn có Bộ trưởng Bộ tư pháp Loretta Lynch, giám đốc cơ quan tình báo quốc gia James Clapper, các giám đốc của Cơ quan an ninh quốc gia và Cục điều tra liên bang cùng nhiều quan chức cao cấp khác.

Về phía các tập đoàn công nghệ, giám đốc điều hành của các tập đoàn Apple, Facebook, LinkedIn, Dropbox, Microsoft, Twitter và YouTube cùng góp mặt.

Cuộc hội đàm diễn ra trong bối cảnh các tổ chức như Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS), Al-Qaeda và nhiều tổ chức khác đã và đang khai thác triệt để tính năng công nghệ để mở rộng tầm ảnh hưởng của chúng cũng như che giấu hành tung khỏi những hệ thống theo dõi tình báo tối tân nhất của Mỹ.

Trong diễn biến liên quan, Nhà Trắng ngày 8-1 cũng tuyên bố tăng cường thêm các biện pháp trong cuộc chiến chống hoạt động tuyên truyền và tuyển dụng của các nhóm cực đoan như IS, trong đó có việc tuyên bố thành lập lực lượng mới có tên Lực lượng chống bạo lực cực đoan (Countering Violent Extremism Task Force).

Đây sẽ là lực lượng do Bộ An ninh nội địa và Bộ Tư pháp quản lý và phối hợp điều hành để chống lại hoạt động trong nước của các nhóm tổ chức cực đoan.


Vệ tinh Nga sẽ theo dõi mọi vụ phóng tên lửa trên thế giới

Kênh truyền hình Zvezda dẫn nguồn tin từ Bộ Quốc phòng Nga cho biết Nga sẽ đưa vào quỹ đạo một vệ tinh thế hệ hệ mới thứ hai trong năm 2016 để theo dõi chặt chẽ hơn việc phóng tên lửa đạn đạo ở bất kỳ nơi nào trên thế giới.

Theo Sputnik, vệ tinh EKS-1 là một phần của hệ thống cảnh báo tên lửa đạn đạo đã được đưa vào quỹ đạo không gian hồi cuối năm ngoái và hiện đang trải qua các cuộc thử nghiệm trong quỹ đạo của lực lượng phòng vệ không gian vũ trụ Nga.

ve tinh nga se theo doi duoc viec phong ten lua dan dao o bat ky noi nao tren the gioi. (anh: ap)

Vệ tinh Nga sẽ theo dõi được việc phóng tên lửa đạn đạo ở bất kỳ nơi nào trên thế giới. (Ảnh: AP)

Vệ tinh thế hệ mới này sẽ đảm bảo nhận diện nhanh hơn, nhiều hơn các vụ phóng tên lửa đạn đạo bằng cách sử dụng tia hồng ngoại để phát hiện khói từ ống xả động cơ của tên lửa.

Trạm cảnh báo sớm đầu tiên trên mặt đất phục vụ điều khiển, phân tích dữ liệu mạng lưới vệ tinh mới đã được xây dựng ở khu vực Altay. Ngoài ra, nhiều trạm khác cũng chuẩn bị được xây dựng tại khu vực Leningrad, Irkutsk, Kaliningrad và Krasnodar.

Vào tháng 12-2015, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu tuyên bố rằng Nga đã bắt đầu phát triển một mạng lưới hệ thống phát hiện các vụ phóng tên lửa đạn đạo để thay thế hệ thống cảnh báo tên lửa đạn đạo cũ từ thời Liên Xô. Mạng lưới này bao gồm các vệ tinh thế hệ mới, các trạm quan trắc mặt đất và những siêu máy tính tiên tiến.


Triều Tiên cáo buộc Hàn Quốc đẩy bán đảo đến 'tình trạng chiến tranh'

Theo The Guardian ngày 9-1, một quan chức cấp cao của CHDCND Triều Tiên cảnh báo về nguy cơ chiến tranh trong bài phát biểu của mình vào hôm nay. Tuyên bố được đưa ra trong bối cảnh Hàn Quốc tiếp tục chiến dịch tuyên truyền chống Bình Nhưỡng qua biên giới nhằm trả đũa cho vụ thử hạt nhân thứ tư của Triều Tiên.
Phát biểu trước đám đông ở quảng trường Kim Il-sung ở Bình Nhưỡng, ông Kim Ki Nam - thư ký đảng Lao động Triều Tiên nhấn mạnh chiến dịch phát loa tuyên truyền của Seoul, cùng với đó là việc nước này đối thoại với Mỹ về khả năng triển khai máy bay ném bom hạt nhân ở Hàn Quốc - đã đẩy bán đảo Triều Tiên “đến bờ vực chiến tranh”.
Ông Kim cũng khẳng định Hàn Quốc đang “ghen tị” với tuyên bố thử nghiệm thành công bom hydro của Triều Tiên.
Trước đó, Seoul thông báo đã bắt đầu nối lại chiến dịch tuyên truyền bằng loa ở khu vực biên giới với Triều Tiên ngày 8-1. Đây là lần khởi động đầu tiên sau năm tháng Hàn Quốc tạm ngưng chiến dịch tuyên truyền sau khi có báo cáo hai binh sĩ nước này đã bị tấn công khi đang đi tuần tra gần khu vực biên giới liên Triều. Bình Nhưỡng đã không ngừng chỉ trích chiến dịch của Seoul và đưa ra cảnh báo nguy cơ chiến tranh nếu tiếp tục.
 nguoi dan nhay mua gan san van dong trong nha binh nhuong hom thu sau de an mung vu thu hat nhan. (anh: ap)

 Người dân nhảy múa gần sân vận động trong nhà Bình Nhưỡng hôm thứ Sáu để ăn mừng vụ thử hạt nhân. (Ảnh: AP)

Trong một diễn biến khác có liên quan, hãng tin Yonhap của Hàn Quốc thông báo quân đội Hàn Quốc gần 11 địa điểm đặt các loa phóng thanh, đã được đặt trong tình trạng báo động cao độ nhất. Tờ Yonhap cho biết Seoul đã triển khai tên lửa, pháo binh và các hệ thống vũ khí khác gần biên giới để nhanh chóng đối phó với bất kỳ hành động khiêu khích nào của Triều Tiên. Hiện Bộ Quốc phòng Hàn Quốc vẫn chưa xác nhận thông tin trên.

Tuyên bố thử nghiệm bom hydro của Triều Tiên đã vấp phải sự chỉ trích của nhiều nước lớn trên thế giới.
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry hối thúc Trung Quốc - đồng minh duy nhất và là nhà cung cấp viện trợ lớn nhất cho Triểu Tiên, phải chấm dứt “giao thương như bình thường” với Bình Nhưỡng.
Các nhà ngoại giao tại một phiên họp khẩn cấp của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc cũng đã cam kết sẽ nhanh chóng đề ra biện pháp trừng phạt mới. Theo đó, hợp tác và tác động lớn hơn đến Trung Quốc được xem là chìa khóa để triển khai lệnh trừng phạt hiệu quả.
Trong khi đó, Bộ Quốc phòng Hàn Quốc thông báo các nhà lãnh đạo quân sự Mỹ và Hàn Quốc cũng đã thảo luận về việc triển khai “các vũ khí chiến lược” của Mỹ. Seoul từ chối đề cập chi tiết nhưng các tài sản có thể sẽ là B-52, F-22 máy bay chiến đấu tàng hình và tàu ngầm hạt nhân.
Rất có thể sẽ phải mất hằng tuần hoặc lâu hơn nữa để xác nhận hay bác bỏ tuyên bố của Triều Tiên rằng nước này đã thử nghiệm thành công một quả bom hydro. Tuy nhiên, nếu điều này là sự thật, đây sẽ là bước ngoặt bất ngờ trong tham vọng hạt nhân vẫn còn hạn chế của nước này.

Hàn Quốc bắt đầu phát loa tuyên truyền chống Triều Tiên

Hãng tin Yonhap (Hàn Quốc) đưa tin ngày 8-1, quân đội CHDCND Triều Tiên đã tăng quân cho các đơn vị ở khu vực biên giới liên Triều để tăng cường giám sát Hàn Quốc.

Nguồn tin từ Bộ Quốc phòng Hàn Quốc ghi nhận ở hậu phương, quân đội Triều Tiên đang tiến hành diễn tập mùa đông.

Báo Lao Động Tân Văn (cơ quan ngôn luận của đảng Lao động Triều Tiên) ngày 8-1 bình luận “vụ thử bom nhiệt hạch đầu tiên thành công” là tuyên bố lịch sử về chính sách của Triều Tiên và cho phép Triều Tiên tập trung xây dựng tiềm lực kinh tế. Toàn bộ các trang của báo ngày 8-1 đã nêu phản ứng của các giới về vụ thử bom.

Về phía Hàn Quốc, trưa 8-1, tức đúng sinh nhật nhà lãnh đạo CHDCND Triều Tiên Kim Jong-un, quân đội Hàn Quốc bắt đầu phát loa tuyên truyền ở 11 đơn vị mặt trận tại biên giới liên Triều nhằm trả đũa Triều Tiên thử hạt nhân lần thứ tư.

Loa phóng thanh phát chương trình tâm lý chiến “Tiếng nói tự do” như năm ngoái. Các chủ đề gồm đề cao dân chủ và phát triển ở Hàn Quốc đồng thời chỉ trích nhân quyền ở Triều Tiên và nhà lãnh đạo Kim Jong-un.

Dự kiến quân đội Hàn Quốc sẽ triển khai sáu loa phóng thanh cơ động (phát xa hơn loa cố định 10 km) tại các khu vực mà tác động tuyên truyền thấp đồng thời cũng để tránh bị đối phương tấn công. Yonhap nhận định tình hình quân sự ở biên giới liên Triều sẽ căng thẳng vì Triều Tiên rất nhạy cảm với chỉ trích đối với nhà lãnh đạo Kim Jong-un.

Nguồn tin từ Bộ Quốc phòng Hàn Quốc cho biết đã triển khai pháo tự hành K-9 và tên lửa tầm ngắn gần các vị trí đặt loa phóng thanh. Quân đội cũng đã triển khai máy bay không người lái trang bị máy ghi hình hồng ngoại, máy ghi hình giám sát, tên lửa chống tăng TOW, xe bọc thép chống tăng K30 Biho và radar chống pháo AN/TPQ-36 tại các khu vực nhạy cảm.

Tổng thống Park Geun-hye tuyên bố các biện pháp mạnh đã được tiến hành. Bà kêu gọi người dân đoàn kết vào lúc Hàn Quốc phối hợp với quốc tế trả đũa khiêu khích của Triều Tiên. Cùng ngày, Quốc hội Hàn Quốc đã thông qua nghị quyết lên án Triều Tiên thử hạt nhân lần thứ tư. Nghị quyết yêu cầu chính phủ thực hiện các biện pháp kiên quyết và hiệu quả để củng cố an ninh quốc gia.


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục