tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin kinh tế đọc nhanh 02-06-2017

  • Cập nhật : 02/06/2017

Lọc dầu Dung Quất được định giá 3,2 tỷ USD

Giá trị doanh nghiệp của Công ty TNHH MTV Lọc hoá dầu Bình Sơn (BSR) - đơn vị quản lý Nhà máy Lọc dầu Dung Quất được xác định gần 73.000 tỷ đồng. 

Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh vừa ký quyết định 1938 về việc xác định giá trị BSR, trực thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam để cổ phần hoá. Theo đó, giá trị doanh nghiệp của BSR tại thời điểm ngày 31/12/2015 là gần 73.000 tỷ đồng, tương đương 3,2 tỷ USD. Trong đó giá trị thực tế phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp gần 45.000 tỷ đồng. Đây là doanh nghiệp có vốn hóa lớn nhất từ trước đến nay tiến hành cổ phần hóa. 

loc dau dung quat duoc dinh gia 3,2 ty usd truoc ipo.

Lọc dầu Dung Quất được định giá 3,2 tỷ USD trước IPO.

Trước đó, doanh nghiệp này đã tổ chức hội nghị người lao động hoàn thiện dự thảo phương án cổ phần hóa công ty. Theo đó, người lao động của BSR được mua 0,07% cổ phần công ty.

Theo ông Trần Ngọc Nguyên - Tổng giám đốc BSR, doanh nghiệp sẽ bán 5-6% cổ phần ra thị trường trong đợt chào bán đầu tiên (IPO) vào tháng 11 năm nay. Bên cạnh đó là việc chào bán cho các nhà đầu tư định danh và nhà đầu tư chiến lược.

Việc thực hiện chào bán cổ phiếu của BSR sẽ chia làm hai giai đoạn. Giai đoạn I, công ty sẽ tiến hành chuyển đổi thành mô hình cổ phần và thực hiện chào bán cho cán bộ nhân viên và IPO, hoàn thành trong năm 2017. Tiếp đến, BSR sẽ hoàn tất việc chào bán cho nhà đầu tư định danh và nhà đầu tư chiến lược trong vòng 12 tháng tiếp theo.

Lọc dầu Dung Quất được đầu tư 3 tỷ USD, hiện là nhà máy lọc dầu đầu tiên của Việt Nam được Nhà nước đầu tư và sở hữu, có công suất chế biến 6,5 triệu tấn dầu thô một năm, mới chỉ đáp ứng được 30% nhu cầu tiêu thụ sản phẩm lọc - hóa dầu trong nước.

Trong hai năm 2015 và 2016, tổng lợi nhuận của BSR đạt gần 500 triệu USD. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu đạt 17%, thu ngân sách 2 tỷ USD dưới các hình thức thuế, phụ thu và phân phối lợi nhuận sau thuế. (Vnexpress)
--------------------------

Mỹ rút khỏi Hiệp định Paris về chống biến đổi khí hậu

Ngày 31/5, hãng tin Axios dẫn hai nguồn tin giấu tên cho biết Tổng thống Mỹ Donald Trump đã quyết định rút khỏi Hiệp định Paris về chống biến đổi khí hậu.

tu khi tranh cu tong thong nam 2016, ong donald trump da cam ket se dam phan lai hiep dinh paris.

Từ khi tranh cử tổng thống năm 2016, ông Donald Trump đã cam kết sẽ đàm phán lại Hiệp định Paris.

 

Trước đó, nhà lãnh đạo Mỹ đã phản đối chấp thuận hiệp định then chốt về chống biến đổi khí hậu này tại Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7) cuối tuần qua, cho rằng ông cần thêm thời gian để quyết định. Sau đó trên trang Twitter, ông tuyên bố sẽ đưa ra quyết định cuối cùng trong tuần này.

Hiệp định Paris được thông qua tại Hội nghị lần thứ 21 Công ước khung của LHQ về biến đổi khí hậu (COP21) diễn ra tại Paris (Pháp) hồi tháng 12/2016, trong đó quy định một loạt biện pháp về bảo vệ khí hậu nhằm giữ mức tăng nhiệt độ trung bình toàn cầu trong phạm vi 1,5-2 độ C so với mức thời kỳ tiền công nghiệp. Ngoài ra, hiệp định đặt mục tiêu từ nay đến năm 2020, các nước phát triển sẽ huy động tối thiểu 100 tỷ USD mỗi năm để giúp các nước đang phát triển chuyển đổi sang sử dụng những nguồn năng lượng sạch và ứng phó với biến đổi khí hậu. Văn kiện này có hiệu lực trong bối cảnh khí phát thải nhà kính được dự báo sẽ tăng lên từ 12 tỷ tấn đến 14 tỷ tấn vào năm 2030.

Gần 200 quốc gia đã tham gia Hiệp định Paris và đã được 55 nước phê chuẩn, đại diện cho 55% tổng lượng khí thải toàn cầu, trong đó có Mỹ, Trung Quốc, Ấn Độ, Canada, Brazil và Liên minh châu Âu (EU). Các số liệu thống kê cho thấy Trung Quốc là nước xả thải khí gây hiệu ứng nhà kính lớn nhất thế giới, chiếm khoảng 205 lượng khí thải toàn cầu, tiếp theo là Mỹ và Nga, trong khi Hàn Quốc là nước xả thải lớn thứ 9. Mỹ cam kết vào năm 2025 sẽ đạt mức cắt giảm từ 26-28% lượng khí thải so với mức phát thải của năm 2005.(TTXVN)
------------------------

Tổng thống Nga ký sắc lệnh dỡ bỏ trừng phạt kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ

Ngày 31/5, Điện Kremlin thông báo Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ký một sắc lệnh dỡ bỏ một số biện pháp trừng phạt kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ.

 

tong thong nga vladimir putin tai cuoc hop bao o versailles nhan chuyen tham phap ngay 29/5. anh: epa/ttxvn

Tổng thống Nga Vladimir Putin tại cuộc họp báo ở Versailles nhân chuyến thăm Pháp ngày 29/5. Ảnh: EPA/TTXVN

 

Nguồn tin từ Điện Kremlin cho biết Tổng thống Putin đã ký sắc lệnh gỡ bỏ một số hạn chế về việc sử dụng lao động Thổ Nhĩ Kỳ, về hoạt động của các công ty của Thổ Nhĩ Kỳ tại Nga, cũng như việc cấm đưa, thuê các lao động Thổ Nhĩ Kỳ đến Nga làm việc. 

Ngoài ra, Tổng thống Putin cũng đã ký quyết định khôi phục một phần thỏa thuận miễn thị thực đối với công dân hai nước, vốn bị đình chỉ từ ngày 1/1/2016 đến nay. 

Cụ thể, một số công dân Thổ Nhĩ Kỳ sẽ được miễn thị thực, gồm các thành viên phi hành đoàn, những người mang hộ chiếu công vụ tới Nga công tác ngắn ngày, bao gồm cả nhân viên ngoại giao, nhân viên lãnh sự quán Thổ Nhĩ Kỳ và các thành viên gia đình họ, đóng trên lãnh thổ Nga. Ngược lại, các công dân Nga có hộ chiếu công vụ cũng sẽ được miễn thị thực vào Thổ Nhĩ Kỳ.(Baotintuc)
--------------------------

Bình Định đón thêm một dự án năng lượng triệu USD

Dự án Nhà máy điện mặt trời và điện gió Fujiwara Bình Định là dự án 100% vốn nước ngoài do Công ty CP Fujiwara, Nhật Bản đầu tư tại khu vực sườn núi phía Tây núi Phương Mai, thuộc Khu kinh Nhơn Hội với diện tích 60 ha, công suất 100 MW, thời gian hoạt động là 50 năm kể từ ngày được cấp Giấy Chứng nhận Đăng ký Đầu tư.

Theo tiến độ đăng ký, Dự án sẽ được triển khai đầu tư từ Quý II/2017 và hoàn thành đi vào sản xuất và kinh doanh giai đoạn 1 (sản xuất điện mặt trời với quy mô công suất 64 MW) trong Quý I/2019, hoàn thành đi vào sản xuất và kinh doanh giai đoạn 2 (đầu tư bổ sung nhà máy sản xuất điện gió với quy mô công suất 36 MW) trong Quý I/2020.

Sản phẩm của Dự án là sản xuất điện từ năng lượng mặt trời và năng lượng gió. Đây là lĩnh vực được chính phủ Việt Nam đặc biệt khuyến khích đầu tư. Khi đi vào hoạt động, Dự án sẽ tạo cơ hội việc làm ổn định lâu dài cho hơn 100 lao động, góp phần ổn định an sinh xã hội, đóng góp vào ngân sách địa phương…Bên cạnh đó, Dự án sẽ góp phần xây dựng cảnh quan, tạo động lực thu hút khách du lịch đến với Bình Định.

Tính đến nay, trên địa bàn tỉnh đã có nhiều lượt nhà đầu tư trong và ngoài nước đến tỉnh, quan tâm đến lĩnh vực năng lượng điện mặt trời, điện gió, trong số đó có 18 nhà đầu tư đăng ký dự án và có 6 dự án được tỉnh Bình Định chấp thuận chủ trương, khảo sát để lập dự án đầu tư.

Đây là dự án có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) thứ 2 của Nhật Bản đầu tư vào Khu kinh tế Nhơn Hội và là dự án thứ 12 của Nhật Bản vào tỉnh Bình Định, nâng tổng vốn FDI từ Nhật Bản lên gần 100 triệu USD. Trước đó là dự án được cấp phép vào KKT Nhơn Hội là Nhà máy sản xuất đồ gỗ nội thất của Công ty CP Marubeni Lumber Nhật Bản.

Với việc dự án được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và chuẩn bị triển khai, Bình Định kỳy vọng thời gian tới sẽ đón nhận một làn sóng đầu tư mạnh mẽ từ Nhật Bản đến với Khu kinh tế Nhơn Hội. (Baodautu)

Trở về

Bài cùng chuyên mục