Nhật Bản: Không nước nào ngoài cuộc trong tranh chấp ở Biển Đông
Ông Tập Cận Bình đang đi ngược với những nguyên tắc thành công?
Các nước đồng loạt chỉ trích hành động của Trung Quốc ở Biển Đông
Nhật-Ấn-Mỹ nhất trí thúc đẩy hợp tác quốc phòng
Trung Quốc sắp xây đập thủy điện lớn nhất thế giới ở Congo
Tin thế giới đọc nhanh tối 10-01-2016
- Cập nhật : 10/01/2016
Hội nghị Thượng đỉnh đặc biệt Mỹ - ASEAN diễn ra vào tháng 2
Đại sứ Việt Nam tại Mỹ - ông Phạm Quang Vinh - hôm 7-1 đã chủ trì phiên họp thường kỳ của Ủy ban ASEAN tại Washington (ACW).
Đây là phiên họp đầu tiên trong nhiệm kỳ Việt Nam làm chủ tịch ACW (từ tháng 1 đến tháng 4-2016). Tham dự có đại sứ, đại diện đại sứ quán 10 nước ASEAN. Đại diện phía Mỹ gồm: trợ lý Ngoại trưởng Daniel Russel; phó trợ lý Ngoại trưởng thứ nhất Scot Marciel; quyền phó trợ lý Ngoại trưởng Colin Willett; Giám đốc cao cấp khu vực châu Á của Hội đồng An ninh quốc gia Dan Kritenbrink; phó trợ lý Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ Amy Searight.
Phiên họp thường kỳ của Ủy ban ASEAN tại Washington ngày 7-1 (Ảnh do Đại sứ quán Việt Nam tại Mỹ cung cấp)
Tại phiên họp, 2 bên kiến nghị hội nghị tập trung làm sâu sắc quan hệ đối tác chiến lược ASEAN - Mỹ; ủng hộ cộng đồng ASEAN và vai trò trung tâm của ASEAN ở khu vực, trao đổi biện pháp tăng cường hợp tác trên các lĩnh vực ưu tiên đã được xác định trong Tuyên bố Đối tác Chiến lược ASEAN - Mỹ, bao gồm liên kết kinh tế, an ninh, trong đó có an ninh biển, ứng phó với các thách thức xuyên quốc gia, giáo dục - đào tạo, giao lưu nhân dân; trao đổi về các vấn đề khu vực và quốc tế.
Trợ lý Ngoại trưởng Daniel Russel và Giám đốc cao cấp khu vực châu Á của Hội đồng An ninh quốc gia Dan Kritenbrink cho biết Hội nghị Thượng đỉnh đặc biệt Mỹ - ASEAN dự kiến tổ chức vào tháng 2-2016 tại Sunnylands, California - Mỹ. Mỹ kỳ vọng đây là một sự kiện lịch sử, tạo động lực cho quan hệ Đối tác Chiến lược ASEAN - Mỹ; đồng thời thể hiện rõ tầm quan trọng của mối quan hệ Mỹ - ASEAN đối với hai bên nói riêng và khu vực nói chung.
Mỹ kê toa cho biển Đông chưa đủ liều
Vấn đề của Washington trong thời bình là liệu họ có đủ tàu chiến để trấn an các đồng minh và đối tác hay không
Đảng Cộng hòa Mỹ (GOP) đang tăng cường kêu gọi bổ sung nguồn lực chohải quân giữa lúc Trung Quốc liên tục có những hành động đơn phương sai trái khiến căng thẳng ở biển Đông leo thang.
Ông Paul Ryan, Chủ tịch Hạ viện Mỹ, hôm 7-1 cho rằng tình hình biển Đông hiện nay cho thấy Washington cần duy trì một lực lượng hải quân hùng mạnh để răn đe Bắc Kinh. Trong khi đó, ông Marco Rubio, ứng viên tổng thống Mỹ của GOP, tuyên bố sẽ cho tàu tuần tra biển Đông để thách thức những yêu sách chủ quyền phi lý của Trung Quốc cũng như tăng cường hợp tác với các đồng minh trong khu vực nếu đắc cử.
“Chúng ta cần tiếp thêm sinh khí cho liên minh quân sự ở Thái Bình Dương và điều này bắt đầu bằng việc Mỹ đầu tư nguồn lực cần thiết để xây dựng lại lực lượng hải quân” - ông Rubio phát biểu trên kênh Fox Business Network.
Máy bay chiến đấu hạ cánh xuống tàu sân bay USS Theodore Roosevelt của Mỹ trong cuộc tập trận hải quân ở châu Á năm 2015 Ảnh: AP
Lời kêu gọi trên được đưa ra sau khi hãng tin AP đưa tin số lượng tàu chiến thuộc Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ hiện ít hơn trước ngay cả khi nước này và các đồng minh đối mặt thách thức từ sự trỗi dậy về quân sự của Trung Quốc. Ông Peter Jennings, một chuyên gia của Viện Chính sách chiến lược Úc, cho rằng vấn đề của Mỹ trong thời bình là liệu họ có đủ tàu chiến để trấn an các đồng minh và đối tác hay không.
Theo thống kê, Hạm đội Thái Bình Dương có 182 tàu chiến các loại, giảm 10 chiếc so với gần 2 thập kỷ trước. Trong khi đó, theo một báo cáo được Lầu Năm Góc công bố hồi tháng 8-2015, hải quân Trung Quốc có hơn 300 tàu các loại. Để xoa dịu nỗi lo trên, hải quân Mỹ khẳng định việc tàu chiến được trang bị vũ khí, công nghệ tiên tiến hơn đã bù đắp cho sự sụt giảm về số lượng. Đô đốc Scott Swift, Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương, cũng tin vào sức mạnh của lực lượng này khi trả lời phỏng vấn hãng tin AP.
Sự tự tin nói trên là điều các đồng minh Mỹ muốn thấy sau khi Trung Quốc ngang ngược điều máy bay dân sự tới Đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Bộ Quốc phòng Mỹ hôm 7-1 chỉ trích hành động sai trái này làm leo thang căng thẳng và gây bất ổn trong khu vực.
Tình hình biển Đông có thể càng xấu đi sau khi ông Hứa Quảng Ngọc, một tướng Trung Quốc về hưu, cho rằng máy bay quân sự nước này sẽ sớm tiến hành các chuyến bay thử tại đường băng mới xây dựng phi pháp ở Đá Chữ Thập, có lẽ là trong nửa đầu năm nay. Theo ông Hứa, Bắc Kinh có thể sử dụng đường băng để tiến hành tuần tra quân sự ở biển Đông trong thời gian tới, qua đó đi ngược lại lập luận “phục vụ mục đích dân sự” cũ rích mà giới chức Trung Quốc vẫn dùng để biện hộ việc bồi lấn, xây dựng phi pháp ở vùng biển này.
Hành động khiêu khích của Trung Quốc ở biển Đông dự kiến là một trong những nội dung thảo luận chính tại cuộc gặp giữa bộ trưởng Ngoại giao, Quốc phòng Philippines và những người đồng cấp Mỹ tại thủ đô Washington trong ngày 12-1. “Chúng tôi dự định bàn về vấn đề tăng cường quan hệ song phương và vấn đề biển Đông” - Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Philippines Voltaire Gazmin cho biết hôm 7-1.
Cũng theo ông Gazmin, hai bên có thể còn bàn về Hiệp định Hợp tác quốc phòng nâng cao (EDCA), theo đó sẽ cho phép Mỹ tiếp cận nhiều hơn các căn cứ quân sự Philippines cũng như triển khai vũ khí, thiết bị quân sự trên lãnh thổ nước này.
Cùng ngày, phát biểu trong chuyến thăm Philippines, Ngoại trưởng Anh Philip Hammond nhấn mạnh tự do hàng hải và hàng không ở biển Đông không phải là thứ để đem ra thương thảo. Ông Hammond cũng khẳng định London sẽ tiếp tục thực thi quyền tự do đi lại của mình trong khu vực.
Nhật lo ngại việc Hàn Quốc mở loa phóng thanh ở biên giới liên Triều
Nhật Bản lo ngại về tình hình căng thẳng đang gia tăng trên bán đảo Triều Tiên sau khi Hàn Quốc nối lại chương trình phát loa tuyên truyền tại biên giới hướng về phía Triều Tiên.
Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Gen Nakatani bày tỏ điều này trong cuộc họp báo ngày 9.1, theo RIA.
Từ ngày 8.1, Hàn Quốc nối lại việc phát loa với nội dung tuyên truyền trên biên giới với Triều Tiên. Mùa hè năm ngoái, việc Hàn Quốc phát loa tuyên truyền phản đối Triều Tiên đã gây căng thẳng trong mối quan hệ giữa hai nước, dẫn đến tình trạng hai bên pháo kích lẫn nhau.
Đại diện hai bên đã phải ngồi vào bàn đàm phán và cuộc đấu pháo chỉ chấm dứt sau khi Hàn Quốc đồng ý dừng phát loa.
“Hiện nay, không khí xung khắc tại giới tuyến giữa hai miền Tiều Tiên đang trở nên vô cùng căng thẳng. Bộ Quốc phòng Nhật Bản tiếp tục theo dõi chặt chẽ tình hình trên bán đảo Triều Tiên”, Bộ trưởng Nakatani nhấn mạnh.
11 dàn loa phóng thanh của Hàn Quốc đặt sát khu phi quân sự liên Triều được mở liên tục với âm lượng lớn đến mức có thể vang xa tới 24 km. Như vậy, những thông tin tuyên truyền của Hàn Quốc không chỉ dành cho các quân nhân Triều Tiên trú đóng sát khu phi quân sự (rộng 4 km) mà còn đến được tai các công dân bình thường ở những khu vực nằm sâu trong lãnh thổ Triều Tiên.
Quyết định tiếp tục mở loa phóng thanh đã được Hàn Quốc thực hiện sau khi Triều Tiên tuyên bố thử nghiệm thành công bom khinh khí. Cộng đồng quốc tế, bao gồm các cường quốc hạt nhân hàng đầu, đã lên án hành động của Bình Nhưỡng, bày tỏ lo ngại về tình hình trong khu vực có thể sẽ xấu đi. Tuy nhiên không ít quốc gia tỏ ra nghi ngờ rằng thứ vũ khí được thử nghiệm hôm 6.1 không phải là bom khinh khí.
Mỹ lập lực lượng mới chống tuyên truyền của khủng bố
Chính phủ Mỹ vừa công bố loạt kế hoạch mới nhằm chống các hoạt động tuyên truyền và tuyển dụng của các nhóm cực đoan như IS.
Châu Âu rúng động vì tấn công tình dục