Một quan chức cấp cao của Trung Quốc đã bị xóa bỏ không còn một dấu vết trong bộ phim tài liệu phát trên truyền hình trung ương Triều Tiên (KRT) cuối tuần qua.
Tin thế giới đọc nhanh chiều 11-01-2016
- Cập nhật : 11/01/2016
Tình báo châu Âu cảnh báo “tấn công khủng bố đa quốc gia”
Các quan chức tình báo và chống khủng bố châu Âu lên tiếng cảnh báo những kẻ khủng bố đang âm mưu thực hiện một vụ tấn công có quy mô tương tự như vụ 11-9, đồng loạt trên nhiều quốc gia khu vực.
Hồi tháng 11-2015, nhóm khủng bố trung thành với tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) gây chấn động thế giới khi thực hiện cuộc tắm máu tại Paris (Pháp) khiến 130 người thiệt mạng. Tuy nhiên các quan chức tình báo nhận định đây mới chỉ màn “tập dượt” của khủng bố.
“Đáng buồn là năm 2015 chưa là gì cả - AFP dẫn lời một quan chức chống khủng bố châu Âu giấu tên tiết lộ - Nguồn tin tình báo cho biết bọn khủng bố đang lên kế hoạch mở cuộc tấn công đồng loạt, có tổ chức cao ở nhiều quốc gia châu Âu. Đó sẽ là một vụ 11-9 của châu Âu”.
Nguy cơ khủng khiếp
Ông cho biết IS đang tăng cường tuyển mộ và đào tạo công dân châu Âu để đưa họ về nước tấn công khủng bố.
“Chúng đã có trong tay giấy tờ giả mạo và vũ khí cần thiết, thông thuộc ngôn ngữ bản địa và biết rõ các địa điểm có thể tấn công. Chúng tôi đã ngăn chặn nhiều tên nhưng đang quá tải. Một số tên khủng bố đã lọt qua hàng rào phòng vệ của chúng tôi” - ông thú nhận.
Quan chức này cho biết các tay súng giàu kinh nghiệm trở về từ Syria và Iraq là những đối tượng đặc biệt nguy hiểm.
Trên thực tế, cựu chuyên viên Yves Trotignon của cơ quan tình báo Pháp DGSE cho biết khủng bố đã từng lên kế hoạch tấn công cùng lúc ở nhiều nước châu Âu trước đây và bị ngăn chặn.
Ông cho biết hiện tại chính quyền nhiều thủ đô ở châu Âu, đặc biệt là London (Anh), đang lên kế hoạch ngăn chặn những kịch bản tương tự. Nhưng vấn đề là khủng bố IS đã rút ra nhiều bài học từ quá khứ. “Chúng giờ tránh dùng điện thoại di động bởi đó là cách tình báo phương Tây dò ra tung tích của chúng” - ông Trotignon nói.
Ông khẳng định cộng đồng tình báo và an ninh châu Âu đều rất lo ngại về nguy cơ khủng bố mới ở khuv vực này trong năm 2016. Các chiến dịch nghe lén và dò tìm thông tinh tình báo cho thấy IS đã thảo luận việc rút ra bài học từ vụ khủng bố 13-11 ở Pháp.
2015 chỉ là năm tập dợt
“Chúng biết cảnh sát Pháp phải mất 2g30 phút mới can thiệp được vào nhà hát Bataclan. Chúng nhận ra rằng thuốc nổ chúng sử dụng không đủ tốt và những kẻ tấn công để lại quá nhiều tung tích. Nếu trình độ của những kẻ tấn công được cải thiện, châu Âu sẽ phải đối mặt với nguy cơ lớn. Có thể năm 2015 chỉ là năm tập dợt của IS” - ông Trotignon cảnh báo.
Mới đây đại tá Hubert Bonneau, lãnh đạo cảnh sát đặc nhiệm GIGN của Pháp, cũng thừa nhận vấn đề của an ninh nước này là phải rút ngắn tối đa thời gian phản ứng với những vụ khủng bố.
“Trong vụ thảm sát ở nhà hát Bataclan, bọn khủng bố giết 90 người chỉ trong 20 phút. Chúng chỉ dừng tay khi lực lượng an ninh can thiệp” - ông Bonneau mô tả.
Vấn đề là cảnh sát Pháp phải mất tới 2g30 phút mới xông vào tòa nhà sau khi nghiên cứu sơ đồ nhà hát và xác định vị trí của những kẻ tấn công.
Đại tá Bonneau khẳng định mối đe dọa khủng bố mới cho thấy an ninh Pháp cần nhanh chóng can thiệp chính xác, hiệu quả.
“Nếu chúng tôi không hành động nhanh sẽ có rất nhiều người chết. Đó là bài học chúng tôi đã rút ra từ vụ tấn công 13-11” - ông Bonneau cho biết.
Biểu tình ở Đức biến thành bạo lực
Cảnh sát chống bạo động đã được huy động giải tán những người biểu tình phe cực hữu ở Cologne, Đức ngày 9-1. Họ phản đối chính sách thu nhận người nhập cư của Thủ tướng Angela Merkel.
Theo Reuters, phong trào chống người nhập cư, cá biệt là người Hồi giáo, bùng lên tại Đức sau khi nhà chức trách xác định những người tị nạn có liên quan đến những vụ tấn công phụ nữ vào đêm giao thừa. Các hành động từ quấy rối tình dục, cưỡng hiếp, cướp… khiến nước Đức bị sốc.
Cảnh sát cho biết khoảng 1700 người tham gia cuộc tuần hành tổ chức bởi phong trào chống Hồi giáo PEGIDA. Nhóm này chộp ngay sự kiện ở Cologne để chứng minh rằng chính sách người tị nạn của Thủ tướng Merkel là không đúng.
Người biểu tình, một số mang hình xăm đầu lâu đội chiếc nón của quân lính Đức – một biểu tượng của phe cực hữu hô to các khẩu hiệu như “Merkel phải ra đi”, “đây là cuộc tuần hành phản kháng”, “người tị nạn (phạm tội cưỡng hiếp) không được chào đón”…
Một người phát ngôn cảnh sát Đức nhận định khoảng một nửa những người có mặt tại cuộc tuần hành của PEGIDA đã tham gia quậy phá. Vài người ném chai lọ, pháo vào cảnh sát. Hai người bị thương trong khi cảnh sát bắt giữ một số người khác.
PEGIDA (Những người châu Âu yêu nước chống hồi giáo hóa phương Tây) suýt tan rã hồi năm ngoái khi thủ lĩnh nhóm này từ chức vì lộ tấm hình bắt chước Adolf Hitler. Tuy nhiên, hàng ngũ PEGIDA được tăng cường bởi những người bất mãn với chính sách chào đón người nhập cư của bà Merkel.
“Những sự kiện đêm giao thừa dẫn đến nhiều bức xúc. Chúng tôi sợ nó sẽ bùng nổ”, cảnh sát Đức lo ngại. Trong khi đó, khoảng 1300 người, hầu hết là phụ nữ, thuộc phe cực tả cũng xuống đường tại Cologne. Họ trưng những tấm biển phản đối việc xâm phạm phụ nữ.
Không lâu trước khi cuộc tuần hành ngày 9-1 nổ ra, Thủ tướng Merkel đã tỏ thái độ cứng rắn với tuyên bố sẽ trục xuất những kẻ phạm tội, đồng thời giản số người tị nạn tại Đức về lâu dài.
Trước đó, cảnh sát Đức xác định 32 người có liên quan đến các vụ tấn công phụ nữ ở Cologne, 22 người trong số đó đang xin được tị nạn tại Đức. Có 9 người Algeria, 8 người Marocco, 5 người Iran, 4 người Syria, 3 người Đức, 1 người Iraq, 1 người Serbia, một người Mỹ…
IS có 30.000 chiến binh, Mỹ giết 25.000, IS vẫn còn 30.000
Trang tin quốc phòng Defense One đưa ra công thức về kết quả chiến dịch không kích IS của Mỹ 17 tháng qua: 30.000 phiến quân - 25.000 tên bị tiêu diệt = 30.000 phiến quân.
Theo Defense One, mục tiêu hàng đầu của các chính sách chống khủng bố của Mỹ là bắt giữ hoặc tiêu diệt (trên thực tế chủ yếu là tiêu diệt) những kẻ khủng bố thuộc các băng nhóm, tổ chức đang tồn tại.
Đó cũng là mục tiêu mà mọi nguồn lực về nhân lực, vật lực và ý chí lãnh đạo đều hướng về chúng. Có quá ít tiền bạc cũng như những kế hoạch hành động dành cho các chiến dịch phòng chống sự trỗi dậy của những kẻ khủng bố mới phát sinh.
Nhà báo Micah Zenko của Defense One cho biết khi hỏi các nhân viên cấp trung hoặc một số quan chức chính phủ Mỹ về những việc họ đang làm để ngăn một người bình thường trở thành khủng bố, họ luôn khẳng định đó không phải trách nhiệm của họ.
Trách nhiệm này theo họ thuộc về các cơ quan chính phủ như Bộ ngoại giao Mỹ (DOS) hay Bộ an ninh nội địa Mỹ (DHS).
Tới lượt mình, các cơ quan như DOS hay DHS lại chuyên chú vào những chính sách chống bạo lực cực đoan, mặc dù cũng thừa nhận các nỗ lực của Mỹ trên mặt trận chống khủng bố hoàn toàn không hiệu quả.
Phương pháp hàng đầu được triển khai trong tiêu diệt các nghi phạm khủng bố của Mỹ hiện nay là không kích. Với tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) chẳng hạn, giới chức Mỹ liên tục lặp lại quan điểm đường lối giải quyết chúng là tiêu diệt đến từng tên IS.
Tháng 2 năm ngoái, phát ngôn viên DOS, Marie Harf nói: “Chúng ta đang tiêu diệt chúng và sẽ tiếp tục tiêu diệt những kẻ khủng bố IS đang đe dọa chúng ta”.
Tới tháng 6, tướng Mỹ John Hesterman - chỉ huy các chiến dịch không kích của liên quân tại Trung Đông nói: “Chúng ta tiêu diệt chúng ở bất cứ nơi nào chúng ta tìm thấy chúng”.
Còn tuần này, đại tá Steve Warren, phát ngôn viên chiến lịch liên minh quốc tế ném bom IS tuyên bố: “Nếu anh là thành viên của IS, chúng tôi sẽ giết anh. Đó là nguyên tắc của chúng tôi”.
Tuy nhiên vấn đề với nguyên tắc “không kích giết tất cả bọn chúng” không hiệu quả. Các quan chức Lầu Năm Góc nói đã có ít nhất 25.000 chiến binh IS bị tiêu diệt.
Cụ thể, theo một quan chức giấu tên, tháng 11-2015 đã có 23.000 tên bị diệt, trong khi ngày 6-1 vừa qua, đại tá Warren nói có thêm khoảng 2.500 tên IS nữa bị tiêu diệt trong tháng 12-2015.
Cùng với đó họ cũng khẳng định bên cạnh 25.000 chiến binh IS bị giết chỉ có 6 dân thường “có thể” đã bị thiệt mạng trong chiến dịch không kích kéo dài 17 tháng qua.
Tuy nhiên song song với đó, các quan chức Mỹ cũng thừa nhận là quy mô lực lượng của IS hầu như không thay đổi. Năm 2014, Cơ quan tình báo trung ương (CIA) ước tính IS có từ 20.000 đến 31.000 chiến binh.
Trong khi đó, đại tá Warren nhắc lại ước tính về lực lượng của IS vào khoảng 30.000 tên. Như vậy, nếu đơn giản hóa theo dạng công thức, Defense One tóm tắt phép tính của chiến dịch ném bom IS là: 30.000 - 25.000 = 30.000.
Năm ngoái Mỹ ném tổng cộng khoảng 23.144 quả bom xuống sáu nước. Trong đó, 22.110 quả bom ném xuống Iraq và Syria. Ước tính này dựa trên thực tế Mỹ đã tiến hành 77% số đợt không kích IS tại Iraq và Syria.
Anh cùng Nhật cam kết giúp đỡ quân đội ASEAN
Các bộ trưởng quốc phòng, ngoại giao Anh, Nhật thể hiện sự hợp tác trong lĩnh vực quốc phòng của 2 nước - Ảnh: Reuters
Anh sẽ tham gia giúp quân đội các nước ASEAN nâng cao khả năng an ninh quốc phòng, trong động thái đối phó với Trung Quốc và tăng cường sự hiện diện của London ở châu Á-Thái Bình Dương.
Trung Quốc phản đối gây thêm áp lực trừng phạt Triều Tiên