Nhiều doanh nghiệp Nhật Bản chưa tận dụng được các cơ hội hợp tác đối với mỗi hiệp định thương mại đã ký kết cùng Việt Nam. Vì bản thân doanh nghiệp chưa hiểu biết về lợi ích hợp tác và còn e ngại trước một vài khó khăn về cơ sở hạ tầng, cơ chế chính sách tại Việt Nam.
TS. Trần Hoàng Ngân: Bấm nút dễ dãi nên liên tục bội chi ngân sách
- Cập nhật : 25/03/2016
(Yeu nhan)
Một trong những nguyên nhân khiến nợ công tăng cao, nợ Chính phủ vượt trần chính là sự dễ dãi trong việc bấm nút của các Đại biểu Quốc hội.
Vốn vay ODA sẽ không còn là khoản tiền mà Việt Nam được hưởng khi thu nhập bình quân đầu người được nâng lên. Thay vào đó, Việt Nam sẽ phải vay vốn với lãi suất thì trường, và đặc biệt là những khoản vay ODA cũ cũng bị nâng lãi suất hoặc rút ngắn thời gian trả nợ.
Vấn đề ODA cần được quan tâm và kiểm soát chặt chẽ hơn, sử dụng hiệu quả hơn là việc rất quan trọng. Trao đổi với chúng tôi, đại biểu Quốc hội Trần Hoàng Ngân (đoàn TPCHM) cho biết mỗi năm giải ngân khoảng 4,2 – 4,5 tỷ USD, đã góp phần gúp tăng trưởng kinh tế, xây dựng cơ sở hạ tầng, giải quyết mạng lưới về giao thông...
Tuy nhiên, với những bất cập hiện có trong sử dụng vốn ODA, việc chuyển đổi cơ chế cấp phát sang cơ chế cho vay lại là yêu cầu cấp thiết. Theo Đại biểu Trần Hoàng Ngân, cơ chế này yêu cầu địa phương phải thông qua hội đồng nhân dân để từ đó xem xét, cân nhắc, coi dự án đó có thực sự mang lại hiệu quả, thực sự cần thiết hoặc cấp thiết mới đi vay, nên việc sử dụng vốn sẽ đảm bảo hơn.
Việc các địa phương phải vay lại thay vì ưu đãi như trước đây liệu có góp phần hạn chế các dự án chậm tiến độ?
Tôi nghĩ rằng nó thực sự cần thiết, giảm bớt bởi có sự tham gia thêm của đại biểu hội đồng nhân dân. Và vì vay là phải trả nên khi vay sẽ có cân nhắc, có suy nghĩ, tính toán, có xét đến tính hiệu quả và cấp thiết. còn nếu xét dưới góc độ cấp phát thì người ta sẽ dễ dãi hơn trong sử dụng nguồn vốn. thậm chí dễ dãi với người xây dựng, dễ dãi với các công trình, dẫn đến nhiều công trình xây xong để đó.
Do đó, việc Chính phủ đưa ra phương án vay để trả cho các địa phương là cấp thiết. Nhưng ta phải lưu ý đến các dự án mang tính chất liên vùng, có tác động đến một khu vực. Đó phải là dự án của Chính phủ, mang tính chất cấp phát. Còn dự án của các địa phương là dự án vay để trả.
Ông vừa nói đến trách nhiệm của địa phương khi vay ODA. Có nên phân rõ trách nhiệm cho người trực tiếp đặt bút ký vào hợp đồng?
Trong Luật Đầu tư công đã quy định rõ, ai ký quyết định, cơ quan nà thẩm định dự án sẽ phải chịu trách nhiệm cho dự án đó.
Tuy nhiên trên thực tế việc sử dụng vốn ODA thời gian qua còn nhiều bất cập, nhưng việc truy trách nhiệm và việc giám sát của Quốc hội về vấn đề này xem ra chưa hiệu quả?
Quốc hội có vai trò rất lớn trong quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước, trong đó có việc sử dụng vốn ODA, quản lý ngân sách... Song tôi cho rằng, vẫn còn nhiều vấn đề còn tồn tại đó là sự dễ dãi trong quyết định bội chi ngân sách.
Đây cũng chính là nguyên nhân khiến nợ công hiện nay tăng cao, nợ chính phủ vượt trần, nợ nước ngoài ở mức cao. Đó có lỗi của Đại biểu Quốc hội, có sự dễ dãi trong bấm nút. Cho nên khóa XIV tới ta phải thực sự thận trọng trong vấn đề này, phải kiên quyết giữ nợ công ở mức cho phép.
Các vấn đề an ninh quốc gia, biển Đông cũng phải được xử lý thấu đáo. Tôi cũng có góp ý với vấn đề chất vấn. Bởi chất vấn quốc hội thường rất đông nên chưa đi được đến vấn đề chất vấn cuối cùng. Chất vấn thiếu đi tính sôi động nên ta nên chia ra chất vấn từng mảng ở từng ủy ban.
Ví dụ chất vấn về ủy ban kinh tế thì nên các thành viên ngồi xung quanh và chất vấn Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch Đầu tư… Chất vấn đó mới thực sự mang tính chất đối kháng và như vậy sẽ mang lại kết quả cao hơn thay vì làm đại trà trên hội trường.