tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin Việt Nam - tin trong nước đọc nhanh trưa 25-03-2016

  • Cập nhật : 25/03/2016

Chủ đầu tư nói gì về việc Trung Quốc trúng thầu đường nước Sông Đà

lanh dao vinasupco la nguyen van ton (trai) va ong truong quoc duong (phai) khang dinh chat luong ong gang deo cua xinxing la tot - anh: le quan

Lãnh đạo Vinasupco là Nguyễn Văn Tốn (trái) và ông Trương Quốc Dương (phải) khẳng định chất lượng ống gang dẻo của Xinxing là tốt - Ảnh: Lê Quân

Ông Nguyễn Văn Tốn, Tổng giám đốc Công ty nước sạch Vinaconex (Vinasupco) thuộc Tổng công ty Vinaconex khẳng định chất lượng ống gang dẻo của đơn vị trúng thầu rất tốt dù đây là nhà thầu Trung Quốc.
Tổng giám đốc Vinasupco cho biết, Công ty TNHH Sản xuất ống gang dẻo Xinxing ở Lạc Dương Bắc, TP.Vũ An, tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc đã vượt qua 3 nhà thầu khác trúng gói thầu cung cấp toàn bộ ống gang dẻo dùng cho đường ống nước sạch sông Đà 2 do chủ đầu tư là Tổng công ty Vinaconex (Viwasupco là công ty con được giao thực hiện dự án). Giá trúng thầu thấp hơn khoảng 11,8% so với giá trị gói thầu được chủ đầu tư phê duyệt.
Lãnh đạo Vinasupco cũng cho biết, Công ty Xinxing là đơn vị có uy tín thế giới, có 20 năm kinh nghiệm về sản xuất các ống kích thước lớn, đủ năng lực tài chính, niêm yết trên thị trường chứng khoán từ năm 1997 tại Thâm Quyến (Trung Quốc). Tại nước ta, Công ty Xinxing đã cung cấp ống gang tại nhiều nơi như Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh, Bình Dương, Vũng Tàu... Tại thị trường Trung Quốc, sản phẩm của Xinxing chiếm 40% thị phần, 30% sản phẩm xuất khẩu vào 106 nước khác... Công ty đạt các tiêu chuẩn GB T2800 là tiêu chuẩn về an toàn sức khỏe; ISO 14001 là tiêu chuẩn về môi trường và Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001.
“Đến nay, Hội đồng quản trị của Vinaconex đã phê duyệt nhà thầu Xinxing trúng thầu. Dự kiến, trong tuần tới chúng tôi sẽ ký kết hợp đồng với nhà thầu cung cấp này với tổng giá trị là 588 tỉ đồng. Trước khi ký, sẽ thương lượng để giảm giá trị gói thầu này xuống chút xíu nữa”, ông Tốn nói.
Về quá trình đấu thầu quốc tế, ông Tốn cho hay, sau khi công bố gói thầu thì có 4 nhà đơn vị dự thầu. “Công ty Hydrochina Corporation của Trung Quốc bị loại do thời gian bảo đảm dự thầu không đáp ứng yêu cầu của hồ sơ mời thầu. Công ty Saint-Gobain PAM của Pháp bị loại do không có bảo đảm dự thầu. Nhà thầu Liên danh Jsaw – Newtatco của Ấn Độ bị loại vì trước thời điểm đóng thầu đang làm chứng nhận ISO 2531:2009 kiểu C với ống gang và phụ kiện DN1800, không đáp ứng kịp thời gian đóng thầu. Chỉ còn Công ty TNHH ống gang dẻo Xinxing có chứng nhận ống và phụ kiện theo tiêu chuẩn ISO 2531:2009 kiểu C với ống gang và phụ kiện DN1800 nên được lựa chọn”, ông Tốn lý giải.
Ông Trương Quốc Dương, Phó tổng giám đốc Vinasupco cho biết thêm, trước khi lựa chọn Xinxing là thầu, chủ đầu tư đã cử đoàn khảo sát gần 10 người sang tận nhà máy của nhà thầu này để thẩm định năng lực.
Dự kiến, sau khi ký hợp đồng, đến tháng 5 lô ống đầu tiên sẽ về đến công trường. Ngay khi có ống, sẽ triển khai đồng loạt nhiều mũi thi công để sớm hoàn thành dự án, chạy thử nghiệm trước khi đưa vào hoạt động chính thức.
Nhận định về khả năng ở nước ta, có nhiều dự án bị rơi vào cảnh chết dở sống dở, đội vốn do bị nhà thầu Trung Quốc o ép (mánh của các nhà thầu Trung Quốcthường hạ giá thầu xuống thật thấp rồi nhằm trúng thầu, khi thi công lại ép ngược trở lại chủ đầu tư để tăng đội vốn), Tổng giám đốc Vinasupco cho hay, tổng giá trị gói thầu cung ứng ống gang dẻo cho thi công đường ống nước sạch sông Đà 2 là hơn 500 tỉ đồng sẽ không thay đổi.
“Điều kiện thanh toán cũng khá ngặt nghèo. Sau khi nhận đủ ống, chúng tôi vẫn giữa lại 10% giá trị gói thầu. Kèm với đó là 20% giá trị gói thầu sẽ được phát hành bảo lãnh tại ngân hàng Việt Nam hoặc ngân hàng quốc tế có hoạt động tại nước ta. Tổng cộng họ bị ràng buộc với ta còn 30% tổng giá trị gói thầu nên họ không thể dùng cách gì ép lại mình”, ông Tốn nói.
Cũng theo ông Tốn, trước khi thanh toán tiền theo tiến độ cung cấp ống gang phía chủ đầu tư sẽ có biên bản nghiệm thu, thí nghiệm, kiểm nghiệm về các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm. Nếu đạt chất lượng thì mới chuyển tiền sau 15 ngày có kết quả thí nghiệm. Bên cạnh đó, thời gian bảo hành đường ống là 24 tháng kể từ khi công trình hoàn thiện, đưa vào hoạt động. Khi nước chảy qua đường ống sẽ tiếp tục được kiểm định chất lượng bởi Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội thực hiện định kỳ.
Về khả năng hủy kết quả trúng thầu, ông Tốn cho hay, nếu nhà thầu không có lỗi thì không thể hủy được kết quả đã tổ chức đấu thầu quốc tế công khai. Nếu hủy, sẽ có trọng tài nước thứ 3 xem xét, bên nào sai phải bồi thường. Sau khi hủy, để lựa chọn nhà thầu thực hiện gói thầu này sẽ rất mất thời gian, do phải làm lại đấu thầu đúng quy trình từ đầu.(TN)

Hơn 2.000 người chết vì tai nạn giao thông trong quý 1

Theo Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia: Trong quý 1, số người chết do tai nạn giao thông đã giảm tới 152 người (6,48%) so với cùng kỳ năm trước.

anh minh hoa. nguon: internet

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Cụ thể, tính từ ngày 16-12-2015 đến 15-3-2016, toàn quốc xảy ra 4.985 vụ tai nạn giao thông, làm chết 2.193 người, làm bị thương 4.522 người. So với cùng kỳ năm 2015 giảm 866 vụ (14,8%), giảm 152 người chết (6,48%), giảm 969 người bị thương (17,65%). 

Trong đó: Tai nạn giao thông từ ít nghiêm trọng trở lên xảy ra 2.523 vụ. Va chạm giao thông xảy ra 2.462 vụ, làm bị thương nhẹ 2.887 người.

Trong 3 tháng đầu năm 2016, lực lượng Cảnh sát giao thông toàn quốc đã kiểm tra, lập biên bản 909.245 trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ; phạt tiền 608,40 tỷ đồng; tạm giữ 6.625 xe ô tô và 129.429 mô tô; tước 78.638 giấy phép lái xe.

Ở lĩnh vực đường sắt, toàn quốc xử lý 502 trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông, kho bạc Nhà nước thu 124,23 triệu đồng.

Đối với đường thủy, đã có 39.386 trường hợp vi phạm trạt tự an toàn giao thông đường thủy nội địa, phạt tiền 22,317 tỷ đồng.


Sẽ tăng tỷ trọng thuế thu nhập doanh nghiệp trong cơ cấu thu nội địa

Theo Tổng cục Thuế, trong giai đoạn 2015 - 2018 phần lớn các hiệp định thương mại VN ký kết sẽ cắt giảm và xóa bỏ thuế quan, trong đó có nhiều hiệp định tỷ lệ cắt giảm, xóa bỏ thuế quan lên đến hơn 90%.
Điều này sẽ khiến tổng thu ngân sách từ hoạt động xuất nhập khẩu tiếp tục giảm. Trong bối cảnh đó, việc ổn định thu ngân sách nhà nước sẽ chủ yếu dựa vào nguồn thu từ thuế gián thu và thuế trực thu.
Ở các nước phát triển, thuế trực thu (thuế TNDN, thuế TNCN) chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu ngân sách nhà nước, chẳng hạn ở Mỹ thuế trực thu chiếm 74,8%, Nhật Bản là 74%.
Ở VN, tỷ trọng thuế TNDN năm 2011 là 96.600 tỉ đồng, chiếm 22,4%; năm 2014 là 220.423 tỉ đồng, chiếm 26% tổng thu ngân sách. Đây là dư địa để tăng tỷ trọng thuế TNDN trong cơ cấu thu nội địa, nhằm ổn định ngân sách tương lai.

Thủ tướng đồng ý đầu tư cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ

thu tuong dong y dau tu cao toc my thuan - can tho

Thủ tướng đồng ý đầu tư cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ - ẢNh minh họa

Dự án cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ dài 38 km, 6 làn xe, kinh phí 16.340 tỉ đồng.
Ngày 23.3, tin từ Văn phòng Chính phủ cho biết Thủ tướng vừa chấp thuận chủ trương đầu tư dự án đường cao tốc Mỹ Thuận (Vĩnh Long) đến TP.Cần Thơ theo hình thức hợp đồng BOT và phương án hỗ trợ đầu tư bằng quyền thu phí đường cao tốc TP.HCM - Trung Lương (Tiền Giang) sau khi kết thúc thời gian thu phí hỗ trợ dự án đầu tư đường cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận…
Trước đó ngày 1.3, Thủ tướng đã ký Quyết định số 326 phê duyệt quy hoạch phát triển mạng lưới đường bộ cao tốc VN đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.
Theo quyết định này, dự án cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ dài 38 km, 6 làn xe, kinh phí 16.340 tỉ đồng. Dự án cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận 54 km, 6 làn xe, kinh phí 26.648 tỉ đồng.

Những dự án đầu tầu có thể trở thành gánh nặng cho nền kinh tế

Đây là cảnh báo của đại biểu Quốc hội Nguyễn Ngọc Bảo, tại phiên thảo luận sáng nay 24.3 về kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội.

dai bieu nguyen ngoc bao phat bieu tai phien thao luan - anh: ngoc thang

Đại biểu Nguyễn Ngọc Bảo phát biểu tại phiên thảo luận - Ảnh: Ngọc Thắng

Cổ phần hóa mới mang tính đối phó

Sắp xếp đổi mới doanh nghiệp nhà nước, cổ phần hoá là 1 trong 3 trọng tâm tái cơ cấu nền kinh tế, tuy nhiên, vấn đề này đã được thực hiện chưa đáng kể, dẫn đến nhiều nguy cơ khác nhau.

Trích dẫn báo cáo của Chính phủ, đại biểu Nguyễn Ngọc Bảo, Ủy viên Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cho biết, giai đoạn  2011 - 2015 cả nước đã cổ phần hoá được 93% kế hoạch, đã sắp xếp được 558 doanh nghiệp nhà nước trong đó cổ phần hoá 478 doanh nghiệp.

Tuy nhiên, xét về giá trị, cả nước thoái vốn chỉ được hơn 9.924  tỉ đồng, là con số rất nhỏ, chỉ chiếm chưa đến 1% so với con số vốn điều lệ 1,2 triệu tỉ đồng. Trong đó số vốn điều lệ tại các tập đoàn, tổng công ty nhà nước đã là hơn 1,1 triệu tỉ đồng chưa bao gồm các tài sản, lợi thế khác như đất đai, tài nguyên khoáng sản, ông Nguyễn Ngọc Bảo cho biết.

Theo đại biểu này, ngay với lượng nhỏ nhoi được cổ phần hoá này thì số lượng cổ phần được bán ra xã hội rất ít. Nhiều doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần hoá vốn nhà nước vẫn chiếm trên 90%, đặc biệt là các doanh nghiệp, tổng công ty nhà nước.

“Điều này không đảm bảo đúng mục tiêu của cổ phần hoá là xã hội hoá đầu tư, thay đổi mô hình quản trị, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp”, ông Bảo nhấn mạnh.

Ông Bảo nêu thực tế: "Các tổng công ty lớn của Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin), Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem), Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PetroVietNam)... mới chỉ cổ phần hoá một vài phần trăm mang tính chất đối phó, còn bản chất mô hình quản trị doanh nghiệp, xã hội hoá không đạt được”.

Theo ông Bảo, việc cổ phần hóa nhỏ giọt, đối phó này dẫn đến nhiều nguy cơ khác nhau trong đó có việc gây thất thoát cho ngân sách nhà nước. “Nếu cổ phần hóa từ 5 - 10% thì mức giá sẽ khác mức trên 30%. Và nếu cổ phần hóa trên 51% thì mức giá càng nữa. Cổ phần hóa với tỉ trọng thấp thì mức giá cũng thấp, gây thất thoát cho ngân sách”, ông Bảo phân tích.

Nhiều dự án để lại những khoản nợ lớn cho đất nước

Theo ông Bảo, luật quản lý vốn và tài sản nhà nước mặc dù đã có, nhưng luật này và văn bản liên quan chưa đảm bảo làm làm rõ trách nhiệm của người đại diện phần vốn nhà nước trong quản lý doanh nghiệp hiệu quả.

“Rất nhiều dự án đầu tư hoặc doanh nghiệp thất bại để lại những khoản nợ rất lớn cho Nhà nước. Điển hình như dự án cảng Đình Vũ đầu tư 7.000 tỉ đồng với các thiết bị Trung Quốc kém hiệu quả, đến nay thua lỗ 1.700 tỉ đồng có nguy cơ đóng cửa. Nhà máy gang thép Thái Nguyên theo dự án đầu tư 3.800 tỉ, nay đã lên đến 8.000 tỉ nhưng vẫn là đống sắt vụn không ra được sản phẩm”, ông Bảo dẫn chứng.

Thời gian qua có hiện tượng nhiều doanh nghiệp lớn trong giai đoạn 2005 - 2010 như Vinashin, Vinalines và sau đó là những dự án đầu tư lớn hàng chục nghìn tỉ đồng, chưa kể hệ thống kết nối hạ tầng như dự án bauxite ở Tây Nguyên, nhà máy lọc dầu Dung Quất, Nghi Sơn nhưng liên tục thua lỗ, có dự án chưa hoạt động đã liên tục xin điều chỉnh cơ chế, chính sách.  

"Phát biểu về dự án bauxite Tây Nguyên mới đây Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã nhấn mạnh đâu là dự án có nguồn đầu tư khổng lồ của Nhà nước nhưng Tập đoàn Than Khoáng sản Việt Nam đề nghị giảm thuế đến mức không còn gì nữa. Đáng ra áp thuế 40% nhưng 20% cũng kêu lỗ đòi xuống 10% rồi  5% thì ngân sách nhà nước lấy đâu ra nguồn thu”, ông Bảo cho biết.

Theo ông Bảo, những dự án này khi ra đời đều được hy vọng là những đầu tầu thúc đẩy kinh tế - xã hội khu vực phát triển. “Nhưng đến nay nếu không giám sát chặt thì các dự án này không những không đạt mục tiêu đó mà còn trở thành gánh nặng cho nền kinh tế trong tương lai”, ông Bảo nhấn mạnh.(TN)


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục