Campuchia bắt hai người Việt chuyển lậu hàng chục vũ khí
Bàn giao hai tàu kéo TK 600 cho Quân chủng Hải quân
Xoài sạch được "bao" tiêu thụ 40-50 năm
Một phụ nữ Việt Nam thoát án tử hình ở Malaysia
Hơn 4.000 trường hợp phân lô, tách thửa
Tin Việt Nam - tin trong nước đọc nhanh 28-03-2016
- Cập nhật : 28/03/2016
Người Việt tại Hàn Quốc phản đối Trung Quốc ngang ngược trên Biển Đông
Đây là lần thứ hai cộng đồng người Việt tại Hàn Quốc tổ chức biểu tình phản đối Trung Quốc xâm phạm chủ quyền của Việt Nam ở Biển Đông.
Chiều 27/3, rất đông người Việt Nam đang sinh sống, lao động và học tập tại Hàn Quốc đã tập trung tại Bưu điện trung tâm Seoul, gần Đại sứ quán Trung Quốc, để biểu tình ôn hòa phản đối việc Trung Quốc gia tăng các hoạt động bất hợp pháp xâm phạm chủ quyền biển đảo của Việt Nam và vi phạm luật pháp quốc tế tại Biển Đông.
Đây là hoạt động do Hội Người Việt, Hội Sinh viên và Hội phụ nữ Việt Nam tại Hàn Quốc phối hợp tổ chức nhằm hiệu triệu tinh thần yêu nước, vì chủ quyền biển đảo của Tổ quốc, phản đối hành động ngang ngược, bất chấp luật pháp quốc tế của Trung Quốc tại Biển Đông.
Phát biểu tại cuộc biểu tình, ông Trần Hải Linh, Chủ tịch Hội người Việt tại Hàn Quốc, nêu rõ: “Chúng tôi, cộng đồng người Việt Nam đang sinh sống, học tập và làm việc tại Hàn Quốc cũng như toàn thể người dân Việt Nam trên toàn thế giới, là những người yêu chuộng hòa bình, công lý. Chúng tôi tổ chức cuộc biểu tình ôn hòa lần này nhằm thể hiện tinh thần đoàn kết, kiên quyết phản đối hành động của Trung Quốc xâm phạm trái phép chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam”.
Đoàn người biểu tình mang quốc kỳ, băng rôn lớn và hô vang các khẩu hiệu như "Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam"; phản đối Trung Quốc gia tăng các hành động bất hợp pháp, xâm phạm chủ quyền của Việt Nam như xây dựng các đảo nhân tạo quy mô lớn trên các bãi đá chiếm đóng trái phép của Việt Nam ở Hoàng Sa và Trường Sa cũng như đẩy mạnh các hoạt động quân sự hóa tại Biển Đông thời gian gần đây; cho rằng các hoạt động bất chấp luật pháp và dư luận quốc tế mà Trung Quốc tiến hành ở Biển Đông thời gian vừa qua đã và đang đe dọa nghiêm trọng tự do hàng hải, hàng không và hòa bình, ổn định ở khu vực; khẳng định Cộng đồng người Việt tại Hàn Quốc luôn hướng về quê hương đất nước để bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.
Đoàn biểu tình cử đại diện gửi Tuyên bố chung của Cộng đồng người Việt tại Hàn Quốc tới Đại sứ quán Trung Quốc tại thủ đô Seoul.
Ngoài ra, cuộc biểu tình cũng đã thu hút sự tham gia của các gia đình đa văn hóa Việt-Hàn và những người Hàn Quốc yêu chuộng hòa bình và công lý.
Đây là lần thứ hai cộng đồng người Việt tại Hàn Quốc tổ chức biểu tình phản đối Trung Quốc xâm phạm chủ quyền của Việt Nam ở Biển Đông. Trước đó, vào tháng 5/2014, Cộng đồng người Việt tại Hàn Quốc đã tổ chức đồng loạt 3 cuộc biểu tình tại thủ đô Seoul và 2 thành phố lớn của Hàn Quốc là Busan và Gwangju, để phản đối việc Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương - 981 trong vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam.
Đưa cầu đúc hẫng lớn nhất Việt Nam vào hoạt động
Hà Nội làm bãi xe ngầm trong công viên Thống Nhất
Vị trí xây dựng là không gian ngầm tại số 295 Lê Duẩn, Q. Hai Bà Trưng, vị trí phần ngầm của dự án khách sạn SAS trước đây tại công viên Thống Nhất mà Hà Nội đã thu hồi.
Thường trực Thành ủy Hà Nội vừa đồng ý chủ trương cho xây dựng bãi đỗ xe ngầm trên.
Đồng thời giao ban cán sự Đảng UBND TP chỉ đạo các sở, ngành, đơn vị liên quan thực hiện chủ trương xã hội hóa, lựa chọn nhà đầu tư có đủ năng lực, kinh nghiệm để giao nghiên cứu dự án.
Trong thực hiện dự án, Thường trực Thành ủy Hà Nội lưu ý, khảo sát kỹ nhu cầu của xã hội để xác định quy mô dự án phù hợp; tận dụng tối đa diện tích không gian ngầm, nâng cao hiệu quả đầu tư và khai thác, sử dụng.
Đối với phần không gian trên mặt đất của dự án, sau khi hoàn thành dự án phần ngầm, phải thực hiện việc phục hồi trồng cây, làm đường dạo, bảo đảm kết nối đồng bộ với cảnh quan của công viên Thống Nhất.
Thường trực Thành ủy Hà Nội cũng yêu cầu, sau khi hoàn thành các bước nghiên cứu, chuẩn bị, ban cán sự Đảng UBND thành phố họp, cho ý kiến thống nhất đối với dự án trước khi báo cáo Thường trực Thành ủy theo quy định.
Trước đó, cuối năm 2014 Công ty khai thác điểm đỗ xe Hà Nội đề xuất UBND TP cho phép xây dựng bãi đỗ xe ngầm trong công viên Thống Nhất, vị trí số 295 Lê Duẩn, nơi dừng dự án xây dựng khách sạn SAS.
Theo phương án xây dựng bãi đỗ xe ngầm do Công ty khai thác điểm đỗ xe Hà Nội trình, việc xây dựng bãi xe ngầm để tận dụng phần móng 3 tầng hầm của chủ đầu tư khách sạn SAS đã xây dựng trước kia, hiện nay lấp đất bỏ không.
Toàn bộ phần móng 3 tầng hầm này nằm sâu 16m thuộc diện tích gần 10.000m2 của công viên Thống Nhất.
Công ty khai thác điểm đỗ xe Hà Nội cho rằng, việc bỏ không phần móng 3 tầng hầm hiện nay là lãng phí, trong khi khu vực này đang thiếu bãi đỗ xe.
Vì vậy, đơn vị này đề xuất sử dụng móng 3 tầng hầm để làm bãi đỗ xe với quy mô tính toán khoảng 390 xe, phần đất trên mặt sẽ dành khoảng 7.500m2trồng cây xanh, chỉ dành hơn 2.400m2 để làm sân đường giao thông và nhà điều hành.
Cảnh báo nguy cơ “kinh doanh quyền lực”
Ông Tô Hoài Nam, phó chủ tịch Hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa VN, đã khẳng định như vậy tại hội thảo về nâng cao năng lực cạnh tranh ngày 26-3.
Hội nghị do Ban Kinh tế trung ương và Ngân hàng Thế giới tổ chức.
Theo ông Nam, thời gian qua doanh nghiệp nào quan hệ tốt với chính quyền thường dễ tiếp cận đất, khoáng sản, các gói thầu... và tăng trưởng rất nhanh, áp đảo các “doanh nghiệp nhỏ và vừa chân phương”.
Do đó, một bộ phận không nhỏ doanh nhân có tâm lý “nản chí” hoặc phải chạy theo xu thế “kinh doanh quyền lực” rất đáng lo ngại.
Cũng lên tiếng cảnh báo tình trạng “thương mại hóa quan hệ với nhà nước” với những ưu đãi ngầm để được hưởng lợi ích kinh tế khiến cho nhiều doanh nghiệp tư nhân rất khó phát triển, ông Phạm Đình Đoàn - chủ tịch Tập đoàn Phú Thái - đề nghị phải đẩy mạnh chống hình thành nhóm lợi ích, gỡ bỏ mọi ưu đãi trong tiếp cận đất, mua sắm công, nghĩa vụ thuế.
Đặc biệt, cần mạnh dạn cơ cấu một số lãnh đạo doanh nghiệp tham gia bộ máy lãnh đạo để “gần dân và doanh nghiệp hơn”.
Bộ trưởng Quốc phòng Việt-Trung trao đổi về tranh chấp trên biển Đông
Đại tướng, Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh đón Thượng tướng, Bộ trưởng Thường Vạn Toàn. Ảnh: TRỌNG ĐỨC/TTXVN
Sáng 27-3, tại trụ sở Bộ Quốc phòng, Đại tướng Phùng Quang Thanh, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, đã chủ trì lễ đón chính thức Thượng tướng Thường Vạn Toàn, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Trung Quốc và các thành viên đoàn sang thăm hữu nghị chính thức Việt Nam.
Sau lễ đón trọng thể, đoàn đại biểu Bộ Quốc phòng nước ta do Đại tướng Phùng Quang Thanh, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, làm trưởng đoàn và đoàn đại biểu Bộ Quốc phòng Trung Quốc do Thượng tướng Thường Vạn Toàn, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, làm trưởng đoàn, đã tiến hành hội đàm.
Vui mừng đón Bộ trưởng Thường Vạn Toàn và đoàn đại biểu Bộ Quốc phòng Trung Quốc sang thăm, làm việc tại Việt Nam, Bộ trưởng Phùng Quang Thanh nhấn mạnh: Đây là dịp thuận lợi để Bộ Quốc phòng hai nước trao đổi những vấn đề hợp tác quốc phòng song phương, để hiện thực hóa sự chỉ đạo của lãnh đạo hai Đảng, hai Nhà nước; đồng thời triển khai thỏa thuận về quốc phòng giữa hai bên nhằm tăng cường độ tin cậy về chính trị và thúc đẩy quan hệ hợp tác quốc phòng giữa hai nước.
Bộ trưởng Thường Vạn Toàn cảm ơn Bộ trưởng Phùng Quang Thanh về sự đón tiếp trọng thị, hữu nghị đã dành cho đoàn và ngỏ lời mời Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam sang thăm Trung Quốc vào thời gian thích hợp.
Tại buổi hội đàm, hai bộ trưởng đã trao đổi về quan hệ hai nước, hai quân đội và nhất trí cho rằng về tổng thể quan hệ hai nước đang phát triển tích cực, hợp tác quốc phòng những năm qua được duy trì và đạt hiệu quả thiết thực.
Đặc biệt, trên tinh thần xây dựng, hai bộ trưởng đã thẳng thắn trao đổi về vấn đề tranh chấp trên biển ảnh hưởng đến quan hệ giữa hai nước và nhấn mạnh: Hai bên tiếp tục xử lý thỏa đáng thông qua đàm phán hòa bình, hữu nghị; căn cứ chế độ pháp lý và nguyên tắc được xác định bởi luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982, nỗ lực tìm kiếm giải pháp cơ bản và lâu dài mà hai bên đều có thể chấp nhận được; nghiêm chỉnh tuân thủ thỏa thuận và nhận thức chung mà lãnh đạo cấp cao hai nước đã đạt được; thực hiện nghiêm túc nguyên tắc và tinh thần của Tuyên bố ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC), tiến tới xây dựng Bộ quy tắc ứng xử ở biển Đông (COC). Xây dựng biển Đông trở thành vùng biển hòa bình, hữu nghị, hợp tác, đóng góp vào việc phát triển quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Trung Quốc, góp phần duy trì hòa bình và ổn định cho khu vực.
Hai bên nhất trí quân đội hai nước phải bình tĩnh, kiềm chế, kiểm soát tốt tình hình, không đe dọa sử dụng vũ lực, không để xảy ra xung đột, cùng giữ gìn hòa bình, ổn định, hợp tác và lợi ích của hai nước, khu vực và thế giới; đồng thời tăng cường hợp tác thực chất, hiệu quả, ổn định và bền vững, qua đó tiếp tục khẳng định hợp tác quốc phòng là một trong những trụ cột của mối quan hệ đoàn kết, hữu nghị truyền thống giữa hai nước.
Hai bộ trưởng bày tỏ hài lòng về kết quả chuyến thăm và cho rằng chuyến thăm là nhằm hiện thực hóa các thỏa thuận đạt được giữa lãnh đạo cấp cao hai nước về lĩnh vực quốc phòng trong thời gian vừa qua.
Nhân dịp này, hai bộ trưởng đã chứng kiến lễ ký Bản ghi nhớ về hợp tác trong lĩnh vực tham gia gìn giữ hòa bình của Liên Hiệp Quốc giữa Bộ Quốc phòng hai nước.
Trong khuôn khổ chuyến thăm nước ta, sáng 27-3, Thượng tướng Thường Vạn Toàn cũng đã hội kiến với Đại tướng Ngô Xuân Lịch, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam.