Sau 6 đợt cơ quan thuế công khai danh tính các đơn vị nợ thuế, mới chỉ có 25 đơn vị nộp vào ngân sách nhà nước với tổng số tiền 728 tỷ đồng. Thực trạng này đã buộc lãnh đạo cơ quan thuế đã phải trực tiếp đến trụ sở doanh nghiệp để đôn đốc, thu nợ.
Sử dụng vốn vay ODA: Nhà giàu sẽ phải đi vay
- Cập nhật : 13/12/2015
(Kinh te)
Những tỉnh nhận được nhiều vốn cấp phát, có khả năng tài chính tốt sẽ phải đi vay lại vốn vay nước ngoài từ Chính phủ, thay vì nhận vốn “cho không” như trước đây.
Liên quan đến chủ trương mới đây được Bộ Tài chính đưa ra về việc sử dụng nguồn vốn vay nước ngoài, trao đổi với chúng tôi, ông Trương Hùng Long, Cục trưởng Cục quản lý nợ và tài chính đối ngoại (Bộ Tài chính) cho biết vốn cấp phát sẽ chỉ ưu tiên cho những địa phương chưa cân đối được nguồn tài chính và tập trung vào các dự án không có khả năng hoàn vốn
Xin ông cho biết cụ thể hơn về chủ trương cho các địa phương vay lại các khoản vốn vay nước ngoài?
Việc chuyển cơ chế từ cấp phát sang cơ chế cho địa phương vay lại một phần là cơ chế nội bộ trong nước. Nên việc chuyển đổi dần từ cơ chế cấp phát sang cơ chế cho vay chỉ có ý nghĩa trong nội bộ ngân sách và việc này không làm thay đổi tổng nợ mà là chia sẻ gánh nặng nợ sang các địa phương.
Hiện có tới gần 93% vốn cấp phát cho địa phương. Dẫn tới những địa phương lớn có khả năng tài chính lại là những địa phương có dự án đầu tư lớn. Đầu tư lớn mà được cấp phát nhiều thì vô hình chung sẽ là kênh hỗ trợ. Còn những địa phương nhỏ khó khăn, quy mô dự án nhỏ nên sự hỗ trợ của trung ương đối với địa phương thấp.
Điều này tạo ra sự thiếu bình đẳng giữa các địa phương với nhau nên phải cơ cấu lại, tiến tới cho vay để tạo sự bình đẳng. Những địa phương lớn có nguồn thu lớn và khả năng tài chính lớn thì chia sẻ gánh nặng nợ với trung ương và cho vay lại, còn địa phương nhỏ sẽ tiếp tục cơ chế cấp phát để có khả năng phát triển và vươn lên.
Những dự án liên quan đến dân sinh, đói nghèo và người nông thôn vẫn sẽ cấp phát vì những dự án đó đều không có khả năng hoàn vốn hoặc hoàn vốn ít. Còn những dự án phát triển kinh tế xã hội nói chung, thuộc chi ngân sách thì sẽ chuyển dần sang cơ chế cho vay để có hiệu quả.
Việc có quá nhiều vốn cấp phát có phải là nguyên nhân dẫn đến tình trạng nhiều dự án đầu tư kém hiệu quả và bị đội vốn thời gian vừa qua?
Nguyên tắc khi sử dụng vốn, nếu là người không có tiền, được cho không thì đương nhiên tiêu theo kiểu của họ. Song nếu là khoản đi vay, thì việc sử dụng đồng vốn ấy sẽ có trách nhiệm hơn.
Tôi cho rằng không phải chính quyền địa phương nào cũng không quan tâm đến sự phát triểnvà lợi ích của nền kinh tế, đều mong muốn phát triển kinh tế địa phương của mình. Ở mỗi góc độ địa phương khác nhau sẽ có nhu cầu khác nhau, và người thực thi ở nhiều cơ quan khác nhau thì sẽ không đồng bộ.
Do đó chuyển sang cơ chế này thì quy tụ ngay từ khâu đầu, người quyết định đầu tiên là Hội đồng nhân dân, họ sẽ phải quan tâm đến, yêu cầu Uỷ ban nhân dân địa phương, các ban ngành báo cáo lại, khả năng triển khai và hoàn vốn.
Còn nếu câu chuyện cấp phát cho không thì đơn giản, nằm trong kế hoạch chung xin về, nhiệm kỳ sau không phải lo lắng trả nợ thì hội đồng nhân dân sẽ ít quan tâm hơn.
Vậy chủ trương này có ý nghĩa như thế nào trong điều kiện hiện nay, thưa ông?
Chủ trương này có ý nghĩa trong việc sử dụng nguồn vốn. Hiện nợ công đang tăng cao và Chính phủ đã có thông điệp là cần sử dụng hiệu quả nguồn vốn cho các dự án. Nên việc cho các địa phương vay lại, sẽ giúp cho các cấp chính quyền cân nhắc tính toán sử dụng nguồn này.
Khi đã xác định dự án đó đi vay, với tỷ trọng cao thì địa phương phải cân nhắc tính toán, từ khâu phê duyệt chủ trương đầu tư, đến khâu triển khai thực hiện, phải làm sao đảm bảo hiệu quả dự án, khả năng hoàn vốn. Có như vậy, hiệu quả đầu tư cũng tăng lên. Chính sách này cũng hoàn toàn phù hợp với chủ trương chung của nền kinh tế, cải cách ngân sách và tài khóa, quản lý nợ công trong giai đoạn tới đây.
Ngoài ra, từ tháng 7/2017 Việt Nam sẽ trở thành nước có thu nhập trung bình và ODA giảm dần, chuyển sang vay thương mại ưu đãi. Còn hơn 1 năm nữa nên chủ trương này sẽ là bước quá độ để triển khai, từ đó nhân lên thành cơ chế rộng khắp.
Vậy hiện nay mức lãi suất vay nước ngoài là bao nhiêu và khi Chính phủ cho vay lại thì mức lãi này có tăng lên?
Các khoản vay nước ngoài hiện nay khá đa dạng với nhiều mức khác nhau. Giai đoạn trước chủ yếu là dưới 2%, hơn 1% với kỳ hạn vay dài. Trước đây WB cho vay 40 năm, giảm xuống còn 30 năm và giờ là 25 năm, khoản vay này chi phí thấp và thời gian dài.
Nên tới đây năm 2017 khi tốt nghiệp IDA, WB sẽ giảm khoản vay đó xuống. Thời gian trả nợ nhanh hơn do thời hạn vay giảm xuống khoảng một nửa thời gian so với hiện nay, cũng sẽ không còn được khoản vay lãi suất thấp và lãi suất sẽ theo tình hình thị trường.
Khi chuyển sang cho địa phương vay, sẽ không tính lãi thêm vào mà Chính phủ vay bao nhiêu sẽ tính đúng điều kiện và thời hạn vay cho địa phương đó, tức là chuyển ngang. Và không phải tất cả các khoản vay của Chính đều chuyển thành vay mà lọc ra, địa phương có khả năng hoàn vốn cao và tình hình tài chính tốt yêu cầu tỷ lệ cao hơn và địa phương khó khăn thì vẫn cấp phát được nhiều.