Chiều 12-11, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình đã trả lời câu hỏi về quan điểm của Bộ Ngoại giao đối với bài phát biểu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Singapore.
TPP và nỗi lo an toàn vệ sinh thực phẩm của người Việt
- Cập nhật : 11/11/2015
(Hang hoa)
Các sản phẩm chăn nuôi của Việt Nam chịu nhiều sức ép. Sức ép không chỉ từ sản phẩm nhập khẩu bên ngoài mà còn mối lo về vệ sinh an toàn thực phẩm của người tiêu dùng.
Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan đã chia sẻ như vậy trước những băn khoăn lo ngại của độc giả đối với ngành chăn nuôi khi Việt Nam tham gia Hiệp định TPP, tại buổi giao lưu trực tuyến trên Zing.vn mới đây.
Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan cho biết, trong thời gian gần đây, các sản phẩm chăn nuôi của Việt Nam chịu nhiều sức ép. Sức ép không chỉ từ sản phẩm nhập khẩu bên ngoài mà còn mối lo về vệ sinh an toàn thực phẩm của người tiêu dùng.
Bà Lan cũng thừa nhận thực tế rằng các doanh nghiệp Việt Nam nói chung, đặc biệt trong nông nghiệp có thái độ dè dặt hơn trước TPP cũng là vì họ thấy được tuy có cơ hội lớn những chưa chắc họ đã là người có thể nắm bắt được ngay. "Sức cạnh tranh của họ hiện nay vẫn yếu tương đối so với các đối thủ bên ngoài và môi trường kinh doanh ở Việt Nam vẫn thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp FDI so với các doanh nghiệp tư nhân trong nước"- Bà Lan nói.
Tuy nhiên, bà Lan khẳng định: "Tôi tin khi chúng ta thực hiện tốt công cuộc tái cơ cấu nông nghiệp hiện nay, đặc biệt trong lĩnh vực chăn nuôi thì những người chăn nuôi có thể cải thiện một cách cơ bản năng lực cạnh tranh bằng các nhân tố: chất lượng vệ sinh, an toàn thực phẩm, giá cả cũng như cách thức tiêu thụ. Đồng thời, sản phẩm có được niềm tin trong người tiêu dùng".
Theo kỳ vọng của chuyên gia kinh tế này, đông đảo người tiêu dùng Việt Nam sẽ ủng hộ sản phẩm gia cầm trong nước. Vì sản phẩm trong nước là sản phẩm tươi, chất lượng hơn hẳn so với sản phẩm đông lạnh nhập khẩu từ những thị trường đông lạnh Mỹ - Australia sang Việt Nam."Ngay bản thân tôi rất ghét ăn gà đông lạnh và tôi nghĩ rất nhiều người cũng vậy", bà Lan chia sẻ
Do đó, bà Lan nhấn mạnh rằng, doanh nghiệp trong nước cần có lộ trình để thực hiện việc mở cửa thị trường. Các nhà chăn nuôi Việt Nam và các ngành liên quan khẩn trương thực hiện những công việc cần thiết để kịp đón đầu những cơ hội và thách thức của TPP trong lĩnh vực của mình.
Trong khi đó, Tiến sĩ Võ Trí Thành - Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu và Quản lý kinh tế Trung ương cho hay " không có gì là hoàn hảo, kể cả với TPP. Nhưng điều đầu tiên để chọn chơi là hiệu ứng tích cực phải lớn hơn tiêu cực rất nhiều. Nếu chúng ta tận dụng tốt cơ hội, Việt Nam sẽ được hưởng lợi rất nhiều. Đó là lợi ích ròng (tích cực trừ tiêu cực) rất lớn".
Tiến sĩ Võ Trí Thành cho rằng cần có những lập luận cả góc độ tiêu cực và tích cực để nhận định rõ hơn năng lực, thực trạng của doanh nghiệp trong nước. Qua đó đưa ra những giải pháp ở góc độ Chính phủ, doanh nghiệp, người dân, nhằm tìm ra cách tận dụng tốt nhất cơ hội, giảm thiểu tác động tiêu cực đến doanh nghiệp cũng như đối với nền kinh tế.
"Doanh nghiệp trong nước cần hơn là tự tin, bình tĩnh và đằng sau đó là khát vọng mang tính hiện thực. Tôi không thích dùng chữ chết đối với ngành chăn nuôi trước TPP, mặc dù nông nghiệp và một số ngành khác được xem là ảnh hưởng tiêu cực từ hội nhập TPP. Vấn đề ở đây là làm sao giảm thiểu quá trình chuyển đổi, điều chỉnh những lĩnh vực này". ông Thành nói.
Theo đó, Tiến sĩ Võ Trí Thành khuyến nghị cần điều chỉnh lĩnh vực này như mở rộng cửa những ngành nghề có lợi thế cạnh tranh và được hưởng lợi từ TPP. Ví dụ ngành thép, được xem là sức cạnh tranh chưa tốt nhưng nhiều doanh nghiệp đang xuất khẩu thép ra bên ngoài. Như vậy, trong khó khăn vẫn còn những yếu tố để tồn tại.