Việt Nam đăng cai Đại hội biển Đông Á
Đề nghị truy tố nguyên phó chánh án TAND tỉnh Ninh Bình
TS Kinh tế Võ Thành Thống được bầu làm chủ tịch UBND TP Cần Thơ
Hai công ty bị phạt 800 triệu đồng, đóng cửa một tháng
31 doanh nghiệp ‘đại gia’ nợ thuế
Phản ứng về phát biểu của ông Tập Cận Bình tại Singapore
- Cập nhật : 12/11/2015
(Tin kinh te)
Chiều 12-11, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình đã trả lời câu hỏi về quan điểm của Bộ Ngoại giao đối với bài phát biểu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Singapore.
Chiều 12-11, tại buổi họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình đã trả lời câu hỏi về quan điểm của Bộ Ngoại giao đối với bài phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ở Singapore rằng Hoàng Sa và Trường Sa là của Trung Quốc từ thời cổ đại.
Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao nhấn mạnh một lần nữa Việt Nam khẳng định có đầy đủ cơ sở pháp lý và chứng cứ lịch sử về chủ quyền không tranh cãi của mình đối với 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa.
"Việt Nam yêu cầu các bên tôn trọng chủ quyền của Việt Nam đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, không có lời nói và hành động làm phức tạp thêm tình hình Biển Đông, đóng góp tích cực cho hòa bình ổn định ở khu vực và trên thế giới" - ông Lê Hải Bình nói.
Trước đó, ngày 7-11, trong chuyến thăm Singapore, phát biểu tại Đại học Quốc gia Singapore, ông Tập Cận Bình nói những hòn đảo trên Biển Đông là thuộc lãnh thổ Trung Quốc kể từ thời xa xưa và cho rằng những hòn đảo "của Trung Quốc” trên Biển Đông đang bị các quốc gia láng giềng chiếm đóng. Ông Tập cũng nói rằng những hoạt động xây dựng của Bắc Kinh trên Biển Đông là nhằm mục đích hòa bình.
Về quan điểm của Việt Nam đối với thông tin Indonesia cân nhắc kiện Trung Quốc ra tòa án án hình sự quốc tế (ICC) khi không thể giải quyết yêu sách "đường lưỡi bò" của Trung Quốc qua đối thoại và liệu Việt Nam có cân nhắc sử dụng các biện pháp pháp lý với Trung Quốc trong giải quyết vấn đề Biển Đông, ông Lê Hải Bình cho biết chủ trương nhất quán của Việt Nam là giải quyết các vấn đề liên quan đến Biển Đông trên cơ sở luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển 1982 (UNCLOS 1982). "Chúng tôi cho rằng các quốc gia có quyền lựa chọn các biện pháp hòa bình và phù hợp để giải quyết các tranh chấp quốc tế có liên quan đến mình" - Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam nói
Theo Người Lao động