Có 123 quy định đang bị 'tố' là tồi nhất
Nghiệp đoàn Nghề cá: Trung Quốc thiếu thiện chí ở biển Đông
Gia Lai công bố rủi ro thiên tai cấp độ 1 trên toàn tỉnh
Vé máy bay giả ở Nhật: Khách hàng đã bị lừa như thế nào?
Trung Quốc ráo riết quân sự hóa biển Đông
Tin trong nước đọc nhanh chiều 11-11-2015
- Cập nhật : 11/11/2015
Hà Nội - một trong mười thành phố bị đe dọa nhấn chìm
Hai báo cáo về biến đổi khí hậu mới nhất dự đoán mực nước biển dâng cao có thể đẩy 100 triệu người vào trình trạng cực kỳ nghèo đói, hơn nửa tỉ người sẽ mất nhà cửa.
Theo CNN ngày 9-11, thông tin này được công bố ngay trước hội nghị thường niên của Liên Hiệp Quốc về biến đổi khí hậu (COP21) sẽ diễn ra ở Le Bourget, Pháp từ ngày 30-11 đến 11-12.
Báo cáo của Ngân hàng thế giới khẳng định biến đổi khí hậu là mối đe dọa cấp bách đối với người nghèo. Trong 15 năm tới, hơn 100 triệu người, chủ yếu ở tiểu vùng Sahara châu Phi và Nam Á sẽ bị đẩy vào cảnh cùng cực.
Báo cáo của tổ chức Climate Central dự báo nếu nhiệt độ toàn cầu tăng 4 độ, mực nước biển dâng lên sẽ nhấn chìm nhà cửa của khoảng 760 triệu người.
10 thành phố có dân số bị đe dọa nhiều nhất đều nằm ở châu Á bao gồm Thượng Hải, Hong Kong, Calcutta, Mumbai, Dhaka, Jakarta và Hà Nội.
Trung Quốc, nước dẫn đầu về lượng khí thải, sẽ gánh rủi ro nhiều nhất với 145 triệu người đang sống trong khu vực bị đe dọa nhấn chìm.
Mỹ là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nhất ngoài châu Á với 25 triệu người đang sống ở vùng báo động.
Biến đổi khí hậu ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống con người, kéo theo đó là nỗ lực giảm nghèo của thế giới: mất mùa, giá lương thực tăng, nguy cơ nhiễm bệnh từ nguồn nước tăng, bệnh sốt rét tăng…
Thêm một doanh nghiệp đề xuất xây cầu Rạch Đĩa 700 tỉ
Công ty TNHH xây dựng sản xuất thương mại Tài Nguyên vừa đề nghị ứng vốn cho ngân sách TP.HCM để đầu tư dự án xây cầu Rạch Đĩa trên đường Lê Văn Lương, quận Q.7.
Thông tin do Sở Giao thông vận tải TP HCM cho biết ngày 10-11.
Dự án xây dựng cầu Rạch Đĩa có quy mô dài 300m và rộng 40m đã được Khu Quản lý giao thông đô thị số 4 - TP HCM nghiên cứu xác định có tổng mức đầu tư khoảng 700 tỉ đồng.
Đây là công trình cấp thiết xây dựng vì cầu Rạch Đĩa hiện hữu chỉ rộng 3,3m, trọng tải dưới 5 tấn nên đã xảy ra ùn tắc giao thông thường xuyên trên tuyến đường trục Q.7 và Nhà Bè.
Sở Giao thông vận tải TP cho biết trong bối cảnh ngân sách TP còn hạn hẹp, việc doanh nghiệp đề xuất đầu tư là cần thiết và phù hợp với chủ trương xã hội hóa đầu tư.
Đổi lại doanh nghiệp sẽ được ngân sách hoàn trả một phần bằng tiền mặt, phần còn lại được đổi đất hoặc khấu trừ nghĩa vụ tài chính về đất ở các dự án của doanh nghiệp này.
Cũng theo Sở GTVT TP, mới đây lại có thêm Công ty cổ phần Quốc Cường Gia Lai cũng đề nghị đầu tư dự án cầu Rạch Đĩa và mở rộng đường Lê Văn Lương theo hình thức BT (đầu tư, chuyển giao). Như vậy đến nay có hai doanh nghiệp tư nhân đầu tư xây dựng cầu Rạch Đĩa.
Đề nghị truy tố băng buôn lậu tại Móng Cái
Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an vừa kết thúc điều tra vụ án buôn lậu xảy ra tại Quảng Ninh, đề nghị truy tố 10 bị can.
Các bị can trong vụ án này gồm (tức Thắng “cành”), Trương Văn Dũng, Lê Văn Hùng, Trần Thị Tuyến, Nguyễn Thanh Phương, Lê Văn Thụy, Dương Văn Quảng, Đàm Trì Mạnh, cùng trú tại TP Móng Cái (Quảng Ninh), Nguyễn Văn Sình, trú tại Vĩnh Bảo (Hải Phòng) và Nguyễn Hồng Phong, trú tại huyện Hải Hà (Quảng Ninh).
Theo kết luận, phá vụ án này, cơ quan công an đã thu giữ hơn 1.000 kiện, bao tải với hơn 570 loại hàng hóa có tổng trọng lượng khoảng 100 tấn.
Trong đó có hơn 61.000 lon sữa nước Ensure, hàng chục tấn hàng quần áo, giày dép, vải, đồ chơi, mỹ phẩm... Cơ quan chức năng cũng đã tạm giữ 16 ôtô tải, 1 ôtô loại 7 chỗ, 5 chiếc đò, 1 xe nâng hàng...
Kết luận điều tra xác định đây là vụ án có hậu quả đặc biệt nghiêm trọng với số lượng hàng lậu đặc biệt lớn.
Giá hàng Nhật, Mỹ... về Việt Nam sẽ giảm
Theo tính toán của Bộ Tài chính, số dòng thuế công nghiệp được cắt giảm là hơn 74% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ, tương đương 6 tỉ USD.
Chiều 9-11, tại cuộc họp báo chuyên đề về Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) do Bộ Tài chính tổ chức, ông Vũ Nhữ Thăng - vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế (Bộ Tài chính) - cho biết Mỹ cam kết xóa bỏ ngay 55,4% số dòng thuế nông nghiệp, tương đương gần 98% kim ngạch nhập khẩu từ Việt Nam ngay khi TPP có hiệu lực, dự kiến vào năm 2018.
Hàng công nghiệp (trừ dệt may) 85,6% tổng số dòng thuế sẽ được xóa bỏ. Theo tính toán của Bộ Tài chính, số dòng thuế công nghiệp được cắt giảm là hơn 74% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ, tương đương 6 tỉ USD.
Còn các mặt hàng thủy sản cũng được áp thuế nhập khẩu 0% vào năm 2021... Với Nhật Bản cam kết xóa bỏ ngay thuế nhập khẩu đối với 86% số dòng thuế, chiếm 93,6% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản, tương đương 10,5 tỉ USD.
Bên cạnh đó, Việt Nam cũng cắt giảm nhiều dòng thuế cho hàng từ Mỹ, Nhật... Liệu khi đó hàng ngoại sẽ tràn ngập thị trường trong nước?
Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Hà Duy Tùng, phó vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế, cho rằng sẽ có nhiều mặt hàng mà thị trường trong nước không sản xuất được, nhưng do chúng ta bỏ ngỏ thị trường, nay với việc thuế giảm nên hàng ngoại chắc chắn sẽ vào do chất lượng tốt, giá cả cạnh tranh.
“Tuy nhiên, việc cắt giảm thuế các mặt hàng tiêu dùng đều có lộ trình nên tôi cho rằng sẽ khó có chuyện hàng ngoại tràn ngập trong thời gian ngắn” - ông Tùng nói.
Đại tá Nguyễn Hoàng Thao là giám mới Công an tỉnh Bình Dương
Đại tá Nguyễn Hoàng Thao (bìa trái) giữ chức vụ giám đốc Công an tỉnh Bình Dương, Thiếu tướng Võ Thành Đức (bìa phải) nhận quyết định chờ nghỉ hưu.
Tại buổi lễ, Thượng tướng Bùi Quang Bền - Thứ trưởng Bộ Công an đã trao quyết định bổ nhiệm Đại tá Nguyễn Hoàng Thao, Phó Giám đốc Công an tỉnh Bình Dương, giữ chức vụ giám đốc Công an tỉnh Bình Dương.
Ba phó giám đốc công an tỉnh (từ phái qua) nhận quyết định và hoa chúc mừng.
Đại tá Nguyễn Hoàng Thao (52 tuổi), quê Tân Uyên, Bình Dương. Đại tá Thao có học vị tiến sĩ chuyên ngành điều tra tội phạm học, lý luận cao cấp chính trị, hiện đang là Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bình Dương (nhiệm kỳ 2015-2020), Bí thư Đảng ủy Công an tỉnh Bình Dương.