Tàu buồm đầu tiên của Hải quân VN về đến Nha Trang
Đà Nẵng phổ biến luật cho vùng biên giới biển
Ông Trần Quốc Vượng làm Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương
10 năm, truy tố gần 5.800 bị can tham nhũng
Đến 2020, cán bộ phải “đủ tiêu chuẩn” trước khi bổ nhiệm
Tin Việt Nam - tin trong nước đọc nhanh trưa 29-07-2016
- Cập nhật : 29/07/2016
Hơn 64 nghìn DN thành lập mới trong 7 tháng, tổng vốn 497 nghìn tỷ đồng
Tính chung 7 tháng năm nay, cả nước có 64.122 DN đăng ký thành lập mới với tổng vốn đăng ký là 497 nghìn tỷ đồng, tăng 23,3% về số DN và tăng 54,7% về số vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2015.
Cụ thể, theo Tổng cục Thống kê, trong tháng 7, cả nước có 9.621 DN thành lập mới với số vốn đăng ký là 69,2 nghìn tỷ đồng, giảm 1,4% về số DN và giảm 11,6% về số vốn đăng ký so với tháng trước; vốn đăng ký bình quân một DN đạt 7,2 tỷ đồng, giảm 10,3%; tổng số lao động đăng ký của các DN thành lập mới là 99,2 nghìn người, giảm 12,3%. Tuy nhiên so với cùng kỳ năm trước, số DN thành lập mới trong tháng 7 tăng 45,8%; số vốn đăng ký tăng 78%; vốn đăng ký bình quân một DN tăng 22,1%.
Tính chung 7 tháng năm nay, cả nước có 64.122 DN đăng ký thành lập mới với tổng vốn đăng ký là 497 nghìn tỷ đồng, tăng 23,3% về số DN và tăng 54,7% về số vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2015; số vốn đăng ký bình quân một DN đạt 7,7 tỷ đồng, tăng 25,4%. Bên cạnh đó còn có 894,9 nghìn tỷ đồng vốn đăng ký tăng thêm của các DN thay đổi tăng vốn, nâng tổng số vốn đăng ký và bổ sung thêm vào nền kinh tế trong 7 tháng năm 2016 đạt 1391,9 nghìn tỷ đồng.
Trong tháng, trên cả nước còn có 1.804 DN quay trở lại hoạt động, nâng con số DN ngừng hoạt động quay trở lại hoạt động trong 7 tháng năm nay là 16.706 DN, tăng 67,5% so với cùng kỳ năm trước (7 tháng đầu năm 2015 tăng 5,8% so với cùng kỳ năm 2014).
Tuy nhiên, trong tháng 7 cũng có 5.933 DN gặp khó khăn phải tạm ngừng hoạt động (bao gồm: 1818 DN tạm ngừng hoạt động có đăng ký và 4115 DN tạm ngừng hoạt động chờ đóng mã số DN hoặc không đăng ký), tăng 10,6%; có 915 DN hoàn tất thủ tục giải thể, chấm dứt hoạt động, tăng 5,9%.
Tính chung 7 tháng đầu năm, số DN hoàn tất thủ tục giải thể, chấm dứt hoạt động sản xuất, kinh doanh là 6.422 DN, tăng 17,7% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2015 giảm 2,7% so với năm 2014). Tuy nhiên trong đó có 5.987 DN có quy mô vốn đăng ký dưới 10 tỷ đồng, chiếm 93,2% và tăng 17,5%.
Bên cạnh đó,số DN gặp khó khăn buộc phải tạm ngừng hoạt động trong 7 tháng năm nay là 36.206 DN, tăng 11,9% so với cùng kỳ năm trước, bao gồm 13.656 DN đăng ký tạm ngừng hoạt động có thời hạn, tăng 35,8% và 22550 DN ngừng hoạt động chờ đóng mã số DN hoặc không đăng ký, tăng 1,1%.(TBNH)
Cơ sở định hướng chiến lược của ngành Dầu khí Việt Nam
Đó là khẳng định của Tổng giám đốc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) Nguyễn Vũ Trường Sơn tại buổi Tọa đàm “Tình hình Biển Đông, phán quyết của tòa án và tác động đến hoạt động dầu khí của Việt Nam” diễn ra tại Hà Nội.
Đông đảo CBCNV Tập đoàn Dầu khí ở 4 điểm cầu tại Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Vũng Tàu và Quảng Ngãi, đã lắng nghe phần trình bày của diễn giả chính tại buổi tọa đàm: Tiến sỹ Trần Trường Thủy- Phụ trách Viện Biển Đông, Học viện Ngoại giao Việt Nam.
Phần trình bày của Tiến sỹ Trần Trường Thủy tập trung vào các vấn đề: tình hình Biển Đông trước vụ kiện trọng tài của Philippines; yêu sách và quan điểm của Trung Quốc; các nội dung kiện của Philippines và các điểm quan trọng trong phán quyết của Tòa trọng tài; ý nghĩa và hệ lụy của phán quyết, đặc biệt là các tác động của phán quyết đối với khu vực nói chung và Việt Nam nói riêng.
Bên cạnh đó, Tiến sỹ Trần Trường Thủy cũng trao đổi thẳng thắn cùng cử tọa về các nhận định, đánh giá cá nhân của ông xung quanh với những vấn đề như: Chiến lược, chính sách cũng như hành xử của các bên sẽ thay đổi thế nào sau phán quyết. Diễn biến tình hình Biển Đông sẽ ảnh hưởng ra sao tới hoạt động dầu khí của Việt Nam trước mắt và trong tương lai.
Phát biểu tại Tọa đàm, Tổng giám đốc Petrovietnam Nguyễn Vũ Trường Sơn đã khẳng định ý nghĩa quan trọng từ phán quyết của Tòa trọng tài: Trong bối cảnh tình hình Biển Đông có nhiều diễn biến phức tạp, khó khăn, đặc biệt đối với các dự án dầu khí trên biển, trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam, phán quyết của Tòa trọng tài về vụ kiện Philippines – Trung Quốc là vô cùng quan trọng đối với Tập đoàn Dầu khí Việt Nam.
Phán quyết là một chỉ dẫn, định hướng để Tập đoàn xây dựng chiến lược, kế hoạch hành xử trong tương lai. Phán quyết này cho phép chúng ta có cơ sở pháp lý để bảo vệ chủ quyền của Việt Nam, đặc biệt là đối với những Lô mà chúng ta đang triển khai và sắp triển khai, kể cả trong lĩnh vực tìm kiếm, thăm dò lẫn khai thác dầu khí- Tổng giám đốc Petrovietnam Nguyễn Vũ Trường Sơn nhấn mạnh.
Trưởng ban Ban Hợp tác Quốc tế Petrovietnam Đoàn Linh- cho biết, từ kết quả thành công của cuộc Tọa đàm này, Ban Hợp tác Quốc tế mong muốn sẽ tổ chức nhiều sự kiện có tính chuyên môn sâu hơn, với mục đích nhận thức những nguy cơ, rủi ro, thách thức, diễn biến của tình hình Biển Đông. Qua đó, có thể đề xuất với lãnh đạo Tập đoàn hoạch định chính sách, chiến lược phát triển phù hợp.(BCT)
Kết nối cung - cầu: Đưa hàng hóa của doanh nghiệp địa phương vào kênh phân phối lớn
Từ năm 2014 đến nay đã có 1.349 hợp đồng cung ứng, tiêu thụ sản phẩm được ký kết giữa các địa phương với tổng trị giá trên 20.000 tỷ đồng; Sở Công Thương TP.Hồ Chí Minh đã ký Biên bản thỏa thuận hợp tác ngành Công Thương giai đoạn 2016-2020 với Sở Công Thương 20 tỉnh, thành miền Đông - Tây Nam bộ để thực hiện kết nối cung - cầu hàng hóa với các tỉnh thành.
Đây là kết quả được báo cáo tại “Hội nghị kết nối cung - cầu hàng hóa giữa các cơ sở công nghiệp nông thôn với hệ thống phân phối khu vực phía Nam năm 2016” diễn ra tại tỉnh Bình Dương chiều ngày 27/7.
Cụ thể, trong năm 2015, Cục Công nghiệp địa phương (Bộ Công Thương) phối hợp với Sở Công Thương TP.HCM, Long An, Bình Dương tổ chức các hội nghị kết nối cung cầu giữa các cơ sở sản xuất công nghiệp nông thôn với các nhà phân phối lớn như Sài Gòn Coop, Aeon, Lotte Mart, Big C, Tổng công ty Thương mại Sài Gòn (Satra)... Kết quả, Sài Gòn Coop đã ký với 7 cơ sở sản xuất; Big C ký với 7 đơn vị; Lotte Mart ký với 12 đơn vị... Dự kiến năm 2016 sẽ có 5 nhà phân phối ký trên 40 biên bản ghi nhớ với các DN, cơ sở sản xuất công nghiệp tại địa phương.
Thông qua kết nối cung - cầu hàng hóa giữa các tỉnh, thành phố, biên bản thỏa thuận kết nối cung - cầu hàng hóa được ký kết, thực hiện nhằm ổn định thị trường, giúp DN kết nối, tiêu thụ hàng hóa, phát triển sản xuất kinh doanh, mở rộng hệ thống phân phối, đại lý, đưa hàng vào siêu thị, trung tâm thương mại, chợ đầu mối... Từ phía các DN, nhà sản xuất đã gặp gỡ, trao đổi, một số DN trong khu vực đã lựa chọn được các đối tác thực hiện ký kết hợp đồng tiêu thụ sản phẩm giữa các địa phương; các mặt hàng đã được ký kết tiêu thụ gồm: trái cây các loại, các sản phẩm chế từ nông sản, thức ăn chăn nuôi, thủy sản, nước khoáng, hành tím…
Để nâng cao hiệu quả kết nối cung - cầu hàng, trong thời gian tới ngành Công Thương sẽ tiếp tục phối hợp với các sở, ngành ở địa phương hỗ trợ các DN thực hiện hiệu quả các mô hình chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm sau thu hoạch, đáp ứng nhu cầu thị trường, tăng giá trị lợi nhuận. Đặc biệt, việc thực hiện kết nối cung - cầu hàng hóa sẽ góp phần tích cực trong việc thực hiện Cuộc vận động Người Việt dùng hàng Việt.
Ra mắt cuốn cẩm nang nâng cao giá trị sản phẩm dừa Việt Nam