Hiện nay khoảng 3-8% lượng vàng trên thị trường không đủ tuổi
Đưa lậu vàng sang Hàn Quốc làm gì?
Hoạt động kém hiệu quả, nhiều DNNN vẫn được “bơm” vốn đều đặn
Người dân cần thận trọng việc thương lái Trung Quốc thao túng thị trường trái cây
Tin Việt Nam - tin trong nước đọc nhanh chiều 30-07-2016
- Cập nhật : 30/07/2016
Tạo điều kiện thuận lợi phát triển công nghiệp hỗ trợ
Xác định tầm quan trọng của việc phát triển công nghiệp hỗ trợ, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 111/2015/NĐ-CP ngày 03/11/2015 về phát triển công nhiệp hỗ trợ. Các chính sách sẽ ưu tiên hỗ trợ về nghiên cứu và phát triển, ứng dụng chuyển giao công nghệ, phát triển nguồn nhân lực, hợp tác quốc tế, phát triển thị trường; nhiều chính sách ưu đãi thuế cũng sẽ áp dụng để khuyến khích doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ (trong đó có lĩnh vực ô tô và cơ khí chế tạo)…
Tuy nhiên, những chính sách hiện hành cần hoàn thiện và đồng bộ để thực sự tạo điều kiện thuận lợi nhất cho doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ phát triển. Phó Thủ tướng giao Bộ Công Thương cần có giải pháp cụ thể thúc đẩy công nghiệp hỗ trợ nước ta phát triển đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Để triển khai phát triển công nghiệp hỗ trợ theo Nghị định số 111/2015/NĐ-CP của Chính phủ, Phó Thủ tướng giao Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành liên quan kiện toàn Ban chỉ đạo Chương trình cơ khí trọng điểm; thành lập các Tổ chuyên gia có chuyên môn sâu, có sự tham gia của các Hiệp hội để đề xuất chính sách hỗ trợ cụ thể theo từng ngành, từng loại sản phẩm, theo vùng miền; đề xuất chính sách kêu gọi đầu tư và huy động vốn; tăng cường liên kết giữa các nhà quản lý, doanh nghiệp và người tiêu dùng.
Đồng thời khẩn trương hoàn thiện Đề án chiến lược phát triển ngành cơ khí Việt Nam cho giai đoạn đến 2025, tầm nhìn tới năm 2035 và Chính sách hỗ trợ, ưu đãi phát triển sản xuất sản phẩm cơ khí trọng điểm cho giai đoạn từ năm 2016 đến 2020 trình Thủ tướng Chính phủ chậm nhất trong quý IV/2016 xem xét, quyết định.
Bộ Công Thương tích cực tổ chức thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công văn số 4370/VPCP-KTN ngày 06/6/2016 về lộ trình áp dụng khí thải ô tô (có liên quan tới lộ trình sản xuất nhiên liệu và động cơ(BCT)
Đà Nẵng: Quy hoạch thêm các khu công nghiệp mới
Vì vậy, để tạo điều kiện cho các nhà đầu tư mở rộng sản xuất và thu hút các dự án đầu tư mới vào các KCN, Chủ tịch UBND thành phố giao Ban quản lý Các khu công nghiệp và chế xuất Đà Nẵng chủ trì, phối hợp với Sở Xây dựng và các đơn vị liên quan nghiên cứu, tìm chọn địa điểm để quy hoạch thêm KCN mới phù hợp với chủ trương của thành phố về thu hút đầu tư vào các KCN trên địa bàn giai đoạn 2016 - 2020.(BCT)
Bộ, ngành tranh cãi, doanh nghiệp khóc dở
Bộ nào cũng có lý
Một số cuộc làm việc giữa Đoàn công tác khảo sát tình hình quản lý, kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất khẩu do Viện Nghiên cứu quản lý kinh tếTrung ương (CIEM) tổ chức với một số doanh nghiệp, cơ quan hải quan địa phương bỗng chuyển thành cuộc tranh luận giữa đại diện các cơ quan quản lý nhà nước.
Khi Cục Hải quan TP.HCM nhận định, kiểm tra quản lý chuyên ngành đối với hàng hóa xuất nhập khẩu đang làm kéo dài thời gian thông quan, tăng chi phí, gây khó khăn cho doanh nghiệp, nhưng hiệu quả chưa cao, đại diện nhiều cơ quan có mặt cho rằng, hiện tại quy định đang là như vậy thì phải thực hiện, cùng với đó dẫn chiếu các văn bản liên quan.
.
Có đại diện cơ quan quản lý nhà nước không tin khi doanh nghiệp cho biết, họ phải mất 12 ngày mới hoàn tất thủ tục để có được “Thông báo thực phẩm đạt yêu cầu nhập khẩu” với lô hàng bột trộn và bánh mỳ, đề nghị doanh nghiệp phải xuất trình được biên bản lấy mẫu, cho dù Thông báo đã có ghi ngày kiểm tra của Trung tâm Kỹ thuật tiêu chuẩn đo lường chất lượng 3.
“Tôi vừa hỏi Trung tâm Kỹ thuật tiêu chuẩn đo lường chất lượng 1, họ chỉ mất 3 ngày để ra thông báo này”, vị đại diện cơ quan quản lý nhà nước này nói và giữ quan điểm cho rằng, lỗi của doanh nghiệp chưa làm đúng các văn bản hướng dẫn.
Thậm chí, đại diện Bộ Công thương còn cho rằng, khi đoàn công tác nghe kiến nghị của doanh nghiệp cũng phải cẩn thận, vì các quy định về kiểm soát năng lượng tối thiểu đang thực hiện theo tiêu chuẩn quốc tế, nếu muốn thay đổi thì phải sửa luật.
Câu trả lời trên được đưa ra khi Đoàn công tác đặt câu hỏi, tại sao một doanh nghiệp ở Lạng Sơn phải chuyển về Hà Nội lô hàng 8 chiếc tủ mát cùng chủng loại, cùng nhà sản xuất, nhưng khác model cũng vì yêu cầu dán nhãn năng lượng. Trị giá của lô hàng này là 8.000 USD (khoảng 170 triệu đồng), nhưng họ đã phải trả chi phí kiểm định hiệu suất năng lượng là 130 triệu đồng. Số tiền này chưa tính chi phí vận chuyển hàng và các chi phí khác...
“Doanh nghiệp đã đề nghị là chuyển một chiếc về kiểm tra, nhưng không được chấp thuận”, bà Nguyễn Minh Thảo, Trưởng ban Môi trường kinh doanh và Năng lực cạnh tranh (CIEM) cho biết.
Doanh nghiệp còn khổ
Là người chứng kiến các cuộc tranh luận này, bà Thảo cho rằng, các bộ đều nói đang thực hiện luật, nhưng câu hỏi cần đặt ra lúc này là các quy định hiện có phù hợp hay không, có cần phải sửa đổi hay không thì lại không thấy cơ quan quản lý nhà nước nào đặt ra.
Vì, nếu nhìn vào hệ thống văn bản, có thể ngay chính đại diện các bộ, ngành cũng không thể ngờ rằng, doanh nghiệp và cả cơ quan hải quan đang phải đối mặt với hệ thống văn bản “khủng khiếp” như vậy.
Đơn cử như cùng là kiểm tra an toàn thực phẩm, 3 bộ là Y tế, Công thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chia nhau trách nhiệm quản lý các nhóm hàng khác nhau, nên ra các thông tư khác nhau.
“Các văn bản khác nhau nên quy định về hồ sơ, thủ tục kiểm tra khác nhau. Có những đơn vị được cả 3 bộ chỉ định kiểm tra an toàn thực phẩm, nhưng khi động đến sản phẩm nào thì họ phải áp dụng hồ sơ, thủ tục theo quy định của bộ đó, rất rối. Doanh nghiệp cũng phải tuân thủ như vậy”, ông Đặng Thái Thiện, Phó trưởng phòng Giám sát quản lý (Cục Hải quan TP.HCM) cho biết.
Hay như, Bộ Công thương có Công văn 6190/2014/BTC-XNK hướng dẫn không áp dụng kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm với thực phẩm làm thủ tục nhập khẩu theo hình thức tạm nhập tái xuất, nhưng Công văn 1287/2016/BYT-ATTP của Bộ Y tế lại vẫn yêu cầu kiểm tra...
Thậm chí có những văn bản hết hiệu lực, nhưng nhiều nơi vẫn đang áp dụng. Điển hình, theo Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa, các cơ quan quản lý nhà nước phải ban hành các sản phẩm hàng hóa nhóm 2, cần phải kiểm tra chất lượng sản phẩm. Tuy nhiên, khi có nhiều bộ chưa ban hành xong, Bộ Khoa học và Công nghệ lại có hướng dẫn nếu mặt hàng nào chưa có quy chuẩn kỹ thuật thì áp dụng theo Quyết định 50/2006/QĐ-TTg. Vấn đề là, Quyết định này đã hết hiệu lực kể từ năm 2008, vì cơ sở pháp lý để ban hành Quyết định là Pháp lệnh hàng hóa năm 1999 đã hết hiệu lực sau khi Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa có hiệu lực.
Ông Đinh Ngọc Thắng, Phó cục trưởng Cục Hải quan TP.HCM nhận xét rằng, hệ lụy của tình trạng này là sự tùy tiện trong thực thi. “Tôi cho rằng, nếu chúng ta cứ ngồi bảo vệ lợi ích của nhau thì không thể giải quyết được. Vì để xử lý tận gốc, phải thay đổi tư duy, thay đổi thể chế, các văn bản pháp luật chuyên ngành. Có nghĩa là phải thay đổi cách làm, phương pháp quản lý”, ông Thắng khuyến nghị.(BĐT)
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: Môi trường đầu tư, kinh doanh Việt Nam sẽ đạt mức trung bình của ASEAN 6!
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết, thời gian qua, bằng việc ban hành và thực thi Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư và các luật khác có liên quan, quyền tự do kinh doanh của doanh nghiệp đã được mở rộng, mức độ an toàn trong hoạt động kinh doanh đã được nâng cao, đã loại bỏ và giảm đáng kể các rào cản kinh doanh, rủi ro và chi phí cho doanh nghiệp. Mức độ thuận lợi cho hoạt động kinh doanh đã được cải thiện rõ nét.
Mục tiêu của Chính phủ là phấn đấu đến cuối năm 2016 thì môi trường đầu tưkinh doanh sẽ đạt mức trung bình của ASEAN 6 và đến năm 2020 trong nền kinh tế sẽ có khoảng 1 triệu doanh nghiệp hoạt động một cách có hiệu quả.
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: "Mục tiêu của Chính phủ là phấn đấu đến cuối năm 2016, môi trường đầu tư kinh doanh sẽ đạt mức trung bình của ASEAN 6 và đến năm 2020 trong nền kinh tế sẽ có khoảng 1 triệu doanh nghiệp hoạt động hiệu quả"
Tiếp tục phát huy và duy trì các kết quả nêu trên, ngay từ những ngày đầu nhận nhiệm vụ, Chính phủ đã tập trung, nỗ lực tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và coi cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, hỗ trợ thúc đẩy doanh nghiệp là động lực chủ yếu để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và đảm bảo phát triển nhanh, bền vững.
Đặc biệt là chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ trong việc thay đổi quan điểm của quản lý Nhà nước từ quản lý chuyển sang phục vụ, và chuyển từ khâu tiền kiểm sang khâu hậu kiểm.
"Đây là một thay đổi lớn mà chắc chắn trong thời gian tới sẽ có cải thiện đáng kể trong môi trường đầu tư kinh doanh Việt Nam", Bộ trưởng khẳng định.
Theo Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng, bên cạnh những kết quả đạt được, công tác quản lý đầu tư công cũng có những hạn chế, tồn tại nhất định, trong đó nổi lên là việc chấp hành các quy định của pháp luật ở một số cơ quan đơn vị còn thực hiện chưa nghiêm, chưa chấp hành tốt các quy định về bố trí vốn; về theo dõi thực hiện; chất lượng chuẩn bị dự án chưa tốt; đầu tư còn dàn trải, thất thoát; kiểm soát quy mô đầu tư, định mức, đơn giá còn lỏng lẻo và chưa chặt chẽ dẫn đến tổng mức đầu tư cao hơn so với thực tế.
Bên cạnh đó, chất lượng công tác quy hoạch, quản lý đầu tư còn bất cập, một số dự án đầu tư hiệu quả chưa cao; một số dự án chậm tiến độ, một số dự án hoàn thành nhưng không đạt được hiệu quả đề ra; chưa khắc phục được tình trạng nợ động xây dựng cơ bản; một số địa phương để phát sinh nợ động xây dựng cơ bản, nhất là trong thực hiện chương trình mục tiêu xây dựng nông thôn mới; tình trạng ỷ lại vào nguồn vốn Trung ương chưa được khắc phục triệt để...
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng đề nghị, các bộ, ngành, địa phương tổ chức, triển khai thực hiện nghiêm các văn bản pháp luật liên quan đến công tác quản lý đầu tư công; nâng cao trách nhiệm người đứng đầu; xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm pháp luật.
Theo Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng, để tiếp tục ổn định kinh tế vĩ mô, Chính phủ đã chỉ đạo thực hiện các giải pháp giảm chi phí cho doanh nghiệp; xem xét để giảm các lãi suất cho vay; rà soát, kiểm soát và giảm ít nhất 20% phí giao thông đường bộ, thực hiện cho vay ngoại tệ đối với các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu và các doanh nghiệp xuất khẩu.
Chính phủ cũng chỉ đạo các cơ quan liên quan không hình sự hóa các quan hệ kinh tế và dân sự; yêu cầu Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hàng tháng tổ chức đối thoại trực tiếp, thực chất với doanh nghiệp, trực tiếp giải quyết vướng mắc khó khăn cho doanh nghiệp.
Đồng thời, quyết liệt thực hiện Nghị quyết 19 về cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia theo thông lệ quốc tế, cải cách các điều kiện kinh doanh, hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp, cải cách hành chính về thuế, giảm thời gian kê khai nộp thuế, hoàn thuế và nộp Bảo hiểm xã hội, cải cách thủ tục hải quan nhất là các quy định về kiểm tra chuyên ngành, rút ngắn thời gian về thông quan đối với doanh nghiệp…
Chính phủ cũng chỉ đạo nhanh chóng hoàn thiện dự án Luật Hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ dự án Luật Quy hoạch để sớm trình Quốc hội xem xét, thông qua trong các kỳ họp tới.
"Chính phủ và các bộ, ngành cũng sẽ tiếp tục rà soát và cải cách các điều kiện kinh doanh, rà soát các rào cản không còn phù hợp của các luật làm cản trở hoạt động đầu tư kinh doanh để trình Quốc hội sửa đổi các luật liên quan đến đầu tư kinh doanh để tương thích với tình hình hội nhập và tạo thuận lợi cho sự phát triển của doanh nghiệp", Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng khẳng định.(BĐT)