Đây là một trong những chỉ đạo của Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ tại buổi làm việc với Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chiều 22/4.
Tin Việt Nam - tin trong nước đọc nhanh trưa 22-04-2016
- Cập nhật : 22/04/2016
TPHCM: Cấp giấy phép đầu tư dự án chống ngập gần 10.000 tỉ đồng
Mong đẩy nhanh tiến độ chống ngập TP.Hồ Chí Minh: Ngập nặng do... công trình chống ngập Các dự án chống ngập hàng trăm triệu USD tại TP.Hồ Chí Minh: Vừa làm xong đã lạc hậu TPHCM: Đầu tư 666 triệu USD chống ngập nước Người Sài Gòn xây “đê” chống ngập TPHCM:Trung tâm chống ngập “quên” không thống kê nhiều tuyến phố bị ngập Đường biến thành sông, người dân gồng mình chống ngập Chống ngập tại TP HCM: Chưa xong chỗ này lại “tòi” ra chỗ khác
Mục tiêu của dự án là kiểm soát ngập do triều cường, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu cho vùng diện tích 570km2, với khoảng 6,5 triệu dân thuộc khu vực bờ hữu sông Sài Gòn và trung tâm TPHCM.
Dự án bao gồm xây dựng 6 cống kiểm soát triều lớn, khoảng 7km đê, kè ở các đoạn xung yếu đê bao ven sông Sài Gòn từ sông Vàm Thuật đến sông Kinh, 68 cống nhỏ từ Vàm Thuật đến Mương Chuối; xây dựng nhà quản lý trung tâm và hệ thống SCADA (hệ thống quan trắc thu thập dữ liệu và điều khiển vận hành từ xa) tại các quận 1, 4, 7, 8, huyện Bình Chánh, Nhà Bè.
Dự án có tổng vốn đầu tư gần 10.000 tỷ đồng, trong đó vốn của chủ sở hữu hơn 1.000 tỷ đồng, còn lại là vốn vay. Nhà đầu tư được UBND TP thanh toán giá trị hợp đồng BT bằng quỹ đất tương đương 16% tổng vốn đầu tư.
Thời gian thực hiện dự án là 36 tháng kể từ ngày khởi công dự án BT.
Đạm Cà Mau: Nỗ lực trở thành thương hiệu mạnh khu vực Đông Nam Á
Kế hoạch năm 2016, DCM tiếp tục đẩy nhanh tiến độ đầu tư các dự án, tập trung nghiên cứu phát triển thêm dòng sản phẩm mới như N.Humate+TE; đẩy mạnh mạng lưới tiêu thụ sang Campuchia, Myanmar, Thái Lan, nỗ lực trở thành thương hiệu mạnh trong nước và khu vực Đông Nam Á.
Năm 2016 được xác định là năm trọng tâm triển khai các dự án đầu tư phát triển của DCM, trong đó tập trung dự án phân bón khoáng hữu cơ từ gốc ure công suất 30.000 tấn/năm với mức đầu tư 30 tỷ đồng, dự kiến đi vào hoạt động cuối quý 3/2016; dự án sản xuất phân bón phức hợp từ ure nóng chảy công suất 300.000 tấn/năm có tổng mức đầu tư 879 tỷ đồng, dự kiến khởi công cuối năm 2016 và đi vào vận hành năm 2018. Đại hội cũng thông qua mức chi cổ tức 2015 là 8% và dự kiến năm 2016 ở mức 9%.
CTCP Phân bón Dầu khí Cà Mau (HOSE: DCM) thông qua kế hoạch 2016 với sản lượng sản xuất 786 nghìn tấn ure quy đổi, tổng doanh thu hợp nhất 5.845 tỷ đồng
Ông Bùi Minh Tiến, Tổng giám đốc DCM cho biết, năm 2015, sản lượng sản xuất của DCM đạt 797 tấn, vượt 7% kế hoạch năm và về đích trước 20 ngày so với kế hoạch được giao. DCM cũng đã tung ra thị trường hơn 300 tấn sản phẩm N.Humate+TE mở đầu cho việc sản xuất và kinh doanh các mặt hàng phân bón chất lượng cao. Công ty đã cung cấp ra thị trường 773,4 nghìn tấn, vượt 4% kế hoạch sản lượng tiêu thụ, tổng doanh thu 5.815 tỷ đồng và mang lại 714,8 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, vượt 12% kế hoạch năm.
DCM cũng giữ vững thị phần tại các thị trường truyền thống như Tây Nam Bộ, tăng thị phần tại các thị trường mới Đông Nam Bộ, Tây Nguyên, miền Bắc và Campuchia... Trong năm DCM đã hoàn thành dự án ERP vận hành ngày 01/01/2016, dự án kho ure 10.000 tấn với tổng mức đầu tư hơn 150 tỷ đồng.
"Năm 2015, tình hình thị trường trong nước và thế giới có nhiều biến động, nhất là sự biến động của giá dầu, tình hình hạn mặn diễn biến phức tạp tại vùng trọng điểm sản xuất lúa gạo ĐBSCL. Trong bối cảnh khó khăn đó, DCM vẫn đạt vượt các mục tiêu đề ra. Nhà máy đã đóng góp cho thị trường hơn 3 triệu tấn sản phẩm, Công ty chuyển đổi thành công ty cổ phần và niêm yết cổ phiếu trên thị trườngchứng khoán. Đó là những dấu ấn quan trọng để DCM tiếp tục phát triển trong năm 2016 và những năm tới", ông Nguyễn Đức Thành, Chủ tịch HĐQT DCM chia sẻ.
Chính thức bỏ thu phí đường bộ với xe mô tô
Chính phủ vừa quyết định bỏ thu phí sử dụng đường bộ đối với xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy và các loại xe tương tự (xe mô tô) từ ngày 5/6/2016.
Đây là nội dung quan trọng tại Nghị định 28/2016/NĐ-CP sửa đổi một số điều của Nghị định số 56/2014/NĐ-CP ngày 30/5/2014 và Nghị định số 18/2012/NĐ-CP ngày 13/3/2012 của Chính phủ về Quỹ bảo trì đường bộ .
Theo Nghị định 28/2016/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 5/6/2016, xe mô tô không phải nộp phí sử dụng đường bộ.
Phí sử dụng đường bộ được thu hàng năm trên đầu phương tiện giao thông cơ giới đường bộ chỉ bao gồm: xe ô tô, máy kéo; rơ moóc, sơ mi rơ moóc được kéo bởi ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự (xe ô tô).
Bộ Tài chính có trách nhiệm hướng dẫn chế độ quản lý thu phí sử dụng đường bộ, quy định cụ thể kỳ kê khai, nộp phí sử dụng đường bộ (theo tháng, quý, năm, kỳ đăng kiểm) đối với xe ô tô cho phù hợp với từng đối tượng nộp phí.
Khẳng định việc thu phí đường bộ đối với xe máy đúng với quy định của Luật Giao thông đường bộ, Pháp lệnh Phí, lệ phí, song Bộ Giao thông vận tải cho rằng quá trình triển khai, cách thức thực hiện gặp nhiều bất cập, hạn chế.
Cụ thể, việc thu phí phụ thuộc chủ yếu vào ý thức tự giác của người dân trong khi công tác tuyên truyền, vận động còn hạn chế.
Việc triển khai công tác thu phí tại địa phương chưa thực sự tích cực, đồng bộ, thống nhất từ khâu quản lý số lượng xe máy, đến tổ chức thu phí, chưa có giải pháp triệt để khắc phục tình trạng không nộp phí.
Chế tài xử phạt các trường hợp không kê khai, nộp phí chưa khả thi, khó kiểm soát vì thẩm quyền xử phạt trong lĩnh vực phí, lệ phí do các cơ quan thuế, thanh tra chuyên ngành, UBND các cấp thực hiện, không phải do cơ quan công an.
Một số tỉnh, thành phố chậm thực hiện hoặc dừng thu phí dẫn đến sự không công bằng và tạo dư luận không tốt trong xã hội.
Vì vậy, việc thu phí sử dụng đường bộ xe máy đạt hiệu quả thấp, gặp rất nhiều khó khăn.
Lo năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhỏ và vừa
Bình tĩnh với những con số
Con số gần 3.000 doanh nghiệp giải thể, hơn 8.000 doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, hơn 12.000 doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động không đăng ký hoặc chờ giải thể trong 3 tháng đầu năm đang khiến nhiều người sốt ruột. Có chuyên gia kinh tế lo ngại khả năng lao dốc của doanh nghiệp Việt Nam, khi tỷ lệ này tăng khá mạnh so với năm ngoái.
Tuy nhiên, ông Bùi Anh Tuấn, Phó cục trưởng Cục Quản lý Đăng ký kinh doanh (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho rằng, cần phân tích kỹ từng chỉ số để có nhận định chính xác. “Trong năm, quý I luôn có số doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn cao hơn vì một số đặc thù. Số doanh nghiệp thành lập mới đầu năm cũng thấp hơn. Vì vậy, so sánh số doanh nghiệp rút lui với số doanh nghiệp đăng ký mới ở quý I không phải là một chỉ số hợp lý để đưa ra kết luận về thị trường rủi ro hay bất ổn”, ông Tuấn phân tích.
Hai đặc thù của thời điểm này chính là Tết Âm lịch và bắt đầu năm tài chính mới. Nhiều doanh nghiệp thành lập để cung cấp dịch vụ, mặt hàng tiêu dùng trong dịp Tết. Sau Tết, những doanh nghiệp này tạm ngừng hoạt động, chuyển hướng hoặc chờ thời vụ sau. Có thể thấy rõ tính thời vụ này khi cũng trong quý I/2016, đã có 9.376 doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh quay lại, tăng 8,3% so với cùng kỳ năm 2015.
Một bộ phận doanh nghiệp thực hiện ngừng kinh doanh hoặc giải thể vào thời điểm bắt đầu năm tài chính mới để tránh các nghĩa vụ cho năm tài chính tiếp theo. Thời gian này, cơ quan thuế cũng thực hiện nhanh các thủ tục quyết toán thuế, thủ tục giải thể doanh nghiệp...
Trong khi đó, quý I/2016 ghi nhận sự gia tăng của doanh nghiệp mới, với 23.767 doanh nghiệp, vốn đăng ký 186.013 tỷ đồng, tăng 24,8% về số doanh nghiệp và tăng 67,2% về vốn so với cùng kỳ năm 2015.
Cần môi trường kinh doanh thuận cho doanh nghiệp
Tất nhiên, trong sự rút lui khá mạnh mẽ của các doanh nghiệp trong quý I/2016 và cả giai đoạn trước đó, có nguyên nhân từ sự đào thải của cạnh tranh trên thị trường. Số liệu thống kê cho thấy, tính cạnh tranh và xu hướng thanh lọc đã và đang thể hiện rõ nét kể từ năm 2013 khi liên tục trong các năm, số doanh nghiệp gia nhập và rút lui khỏi thị trường cùng tăng.
“Đặc biệt, trong bối cảnh hiện tại, khi Việt Nam vừa ký kết nhiều hiệp định thương mại tự do song phương và đa phương, doanh nghiệp có nhiều cơ hội hơn, nhưng cũng đứng trước nhiều thử thách hơn, thì tính cạnh tranh, xu hướng thanh lọc càng thể hiện mạnh mẽ”, ông Tuấn phân tích chi tiết.
Nhưng số liệu thống kê quý I/2016 cho thấy, những doanh nghiệp gặp khó khăn đa số có quy mô nhỏ. Cụ thể, trong 12.018 doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động không đăng ký hoặc chờ giải thể thời gian này, đã có 11.117 doanh nghiệp có quy mô vốn đăng ký dưới 10 tỷ đồng (chiếm 92,5%). Đồng thời, trong số này, nhóm doanh nghiệp ở lĩnh vực bán buôn, bán lẻ chiếm tỷ lệ cao nhất (4.345 doanh nghiệp, bằng khoảng 36,1%).
Cũng phải nói thêm, theo Tổng cục Thống kê, 2/3 trong số doanh nghiệp đang hoạt động là các doanh nghiệp hoạt động thương mại thuần túy. Đây là nhóm doanh nghiệp không tạo ra nhiều giá trị gia tăng cho nền kinh tế so với 1/3 doanh nghiệp chế tác còn lại. Thậm chí, ông Bùi Quang Vinh, nguyên Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư khi trao đổi về Dự thảo lần hai Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa đã cho rằng, tình trạng doanh nghiệp bóc ngắn cắn dài đang lý giải phần nào năng lực cạnh tranh còn yếu của doanh nghiệp Việt Nam.
“Vấn đề là chính sách phải thúc đẩy các doanh nghiệp sản xuất, thúc đẩy doanh nghiệp sáng tạo. Nếu không sẽ rất khó xóa tư tưởng kinh doanh chụp giựt, sẽ toàn doanh nghiệp nọ bán cho doanh nghiệp kia, không có doanh nghiệp sản xuất”, ông Vinh nói.
Chính vì vậy, xu hướng rút lui khỏi thị trường của các doanh nghiệp chỉ có thể trở thành cuộc sàng lọc giúp cho nền kinh tế tái cơ cấu theo hướng nâng cao năng lực cạnh tranh, nếu có môi trường kinh doanh thực sự thuận cho cạnh tranh lành mạnh, công bằng.
Đang có những dấu hiệu khá tốt khi trong quý I/2016 có 7.100 lượt doanh nghiệp đăng ký tăng vốn, với tổng vốn tăng thêm 357.222 tỷ đồng. Bài toán là phải làm gì để số doanh nghiệp này tăng mạnh hơn, song hành cùng các doanh nghiệp thành lập mới dựa trên nền tảng công nghệ, sáng tạo…(BĐT)
Anh Lê Quốc Phong làm Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn
Đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương tặng hoa chúc mừng anh Lê Quốc Phong. Ảnh: Như Ý
Bí thư thứ nhất T.Ư Đoàn Lê Quốc Phong sinh năm 1978, Thạc sĩ sinh học, Cao cấp lý luận chính trị, Ủy viên dự khuyết T.Ư Đảng, Bí thư T.Ư Đoàn khóa X, Chủ tịch Hội SV Việt Nam. Anh Lê Quốc Phong tham gia công tác Đoàn từ khi còn là học sinh trường THPT Lê Hồng Phong, TP Hồ Chí Minh. Sau đó, anh Phong từng trải qua nhiều vị trí khác nhau ở trường đại học và từng giữ cương vị Bí thư Thành Đoàn TPHCM.
Tháng 12/2013, anh Lê Quốc Phong được bầu làm Bí thư T.Ư Đoàn khoá X, Chủ tịch T.Ư Hội Sinh viên Việt Nam khoá IX. Tháng 12/2015, tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 12, anh Lê Quốc Phong trúng cử Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành T.Ư Đảng.
Hiện tại, Ban Bí thư T.Ư Đoàn gồm 6 thành viên: Bí thư thứ nhất T.Ư Đoàn, Chủ tịch Hội Sinh viên VN Lê Quốc Phong; Bí thư thường trực T.Ư Đoàn Nguyễn Mạnh Dũng; Bí thư T.Ư Đoàn Chủ tịch Hội LHTN Việt Nam Nguyễn Phi Long; Bí thư T.Ư Đoàn, Chủ tịch hội Đồng đội T.Ư Nguyễn Long Hải; Bí thư T.Ư Đoàn Đặng Quốc Toàn và Bí thư T.Ư Đoàn Nguyễn Anh Tuấn.