tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin Việt Nam - tin trong nước đọc nhanh sáng 23-04-2016

  • Cập nhật : 23/04/2016

Việt-Trung đàm phán hợp tác trong các lĩnh vực ít nhạy cảm trên biển

Từ ngày 19-22/4, tại Thanh Đảo, Trung Quốc đã diễn ra Đàm phán vòng 8 Nhóm công tác về hợp tác trong các lĩnh vực ít nhạy cảm trên biển Việt Nam-Trung Quốc.

tau cua bo doi bien phong cua khau chan may cuu ho tau ca trung quoc mac can tai vung bien viet nam. (anh: quoc viet/ttxvn)

Tàu của Bộ đội biên phòng Cửa khẩu Chân Mây cứu hộ tàu cá Trung Quốc mắc cạn tại vùng biển Việt Nam. (Ảnh: Quốc Việt/TTXVN)

Trưởng Nhóm công tác phía Việt Nam là Vụ trưởng Vụ Biển, Ủy ban biên giới quốc gia, Bộ Ngoại giao Lê Quý Quỳnh. Trưởng Nhóm công tác phía Trung Quốc là Đại diện về biên giới và biển, Bộ Ngoại giao Chu Kiện. Đại diện Bộ Ngoại giao và các Bộ, ngành, địa phương liên quan của hai bên tham gia đàm phán. 

Hai bên bày tỏ sẽ tiếp tục thực hiện những nhận thức chung đạt được ở các cấp, bao gồm Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam-Trung Quốc, kết quả cuộc gặp giữa Thứ trưởng Bộ Ngoại giao hai nước tháng 4/2016, tích cực thúc đẩy hợp tác trong các lĩnh vực ít nhạy cảm đạt tiến triển to lớn hơn. 

Hai bên trao đổi ý kiến sâu rộng và đạt được nhiều nhận thức chung trong việc thúc đẩy thực hiện các Dự án hợp tác trong các lĩnh vực ít nhạy cảm trên biển đã ký kết, bao gồm nghiên cứu so sánh trầm tích thời kỳ Hô-lô-xen khu vực châu thổ sông Hồng và sông Trường Giang, hợp tác nghiên cứu về quản lý môi trường biển và hải đảo khu vực Vịnh Bắc Bộ, đồng thời hai bên cũng trao đổi sơ bộ về một số lĩnh vực hợp tác khác. 

Thực hiện "Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam-Trung Quốc," năm 2012 hai bên đã thiết lập cơ chế Nhóm công tác hợp tác trong lĩnh vực ít nhạy cảm trên biển, trao đổi và thúc đẩy về hợp tác trong lĩnh vực ít nhạy cảm trên biển. 

Đến nay, cơ chế này đã tổ chức 8 vòng đàm phán và ký kết được hai dự án hợp tác trong lĩnh vực ít nhạy cảm trên biển, phát huy vai trò tích cực trong việc tăng cường hợp tác trên biển giữa hai bên.


Trung Quốc mở thư viện trái phép trên đảo Phú Lâm

Trung Quốc ngang nhiên mở thư viện công trong khuôn viên một ngôi trường được xây dựng trái phép trên đảo Phú Lâm, thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.

Theo Tân Hoa xã, thư viện được khánh thành ngày 21/4. Nó nằm trong khuôn viên ngôi trường mà Trung Quốc xây dựng trái phép trên quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam hồi tháng 11 năm ngoái. Nơi này hiện có 28 học sinh ở độ tuổi mầm non, tiểu học và 10 giáo viên.

Cùng ngày, Tập đoàn Xuất bản Trung Quốc đã ký thoả thuận xây dựng và quản lý thư viện. Tập đoàn đã quyên tặng 13.000 cuốn sách, trị giá 300.000 nhân dân tệ (46.320 USD) cho trường.

hoc sinh doc sach trong thu vien moi khanh thanh trai phep tren dao phu lam, thuoc quan dao hoang sa cua viet nam. anh: people.cn

Học sinh đọc sách trong thư viện mới khánh thành trái phép trên đảo Phú Lâm, thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Ảnh: People.cn

 

Theo thoả thuận, thư viện tạm thời được đặt trong trường học, cho đến khi một địa điểm khác được xây dựng. Công ty đồng thời cam kết sẽ gửi thêm sách đến đây hàng năm.

Đây là thư viện đầu tiên Trung Quốc khánh thành trái phép trên cái gọi là"thành phố Tam Sa". Trung Quốc đơn phương xây dựng "thành phố Tam Sa" từ tháng 7/2012 nhằm thâu tóm Biển Đông.

Đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, vốn bị Trung Quốc dùng vũ lực chiếm đóng năm 1974. Bắc Kinh xây dựng nhiều cơ sở hạ tầng trái phép như đường băng, cầu cảng và hiện có khoảng 1.000 người sinh sống trái phép trên đảo Phú Lâm. Năm 2013, các hãng du lịch bắt đầu mở các chuyến tham quan 5 ngày tới Hoàng Sa.

Cuối năm 2015, Tập đoàn dầu mỏ và hóa chất Trung Quốc (Sinopec) ngang nhiên xây dựng một trạm xăng trái phép trên đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Theo Reuters, các cơ sở hạ tầng phi pháp này sẽ "đáp ứng nhu cầu nhiên liệu của các đảo và đá ngầm" ở Biển Đông trong vài năm tới.

Hồi tháng 2 năm nay, Fox News dẫn những ảnh vệ tinh mới nhất cho biết Trung Quốc đã triển khai hệ thống tên lửa đất đối không đến đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.

12928348_10153849198409724_5612156117399713382_n

Vị trí đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam trên bản đồ. Đồ hoạ: Economist

Việt Nam nhiều lần lên tiếng phản đối các hành động xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, vi phạm quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia đối với các vùng biển của Việt Nam theo Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982.

Dù dưới bất kỳ hình thức nào hay mục đích gì, những hoạt động của Trung Quốc trên quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam đều không có giá trị.


Nghi án người phụ nữ gốc Việt bị chồng sát hại tại Mỹ

Ngày 12/4, Cảnh sát thành phố Seaside, California, Mỹ đã phát hiện ra một người phụ nữ gốc Việt chết trong nhà riêng.

Được biết, khoảng 11 giờ cùng ngày, bà Hong Ngoc Nguyen có hẹn đi ăn trưa với một người bạn tại một nhà hàng Việt ở trên đường Kenneth, thành phố Seaside. Tuy nhiên đã quá giờ hẹn vẫn không thấy bà đến, liên lạc qua điện thoại cũng không được nên người bạn đã lái xe đến nhà bà.

Thấy cửa nhà mở toang, người bạn này đi vào và phát hiện bà Hong Ngoc Nguyen đã chết trên giường. Ngay sau đó, người được cho là chồng của bà là ông Long Hai Tran cũng về nhà và tỏ ra đau đớn trước cái chết của vợ.

hien truong vu an mang (anh: monterey county now)

Hiện trường vụ án mạng (ảnh: Monterey County Now)

Dựa trên lời khai của Long Hai Tran kết hợp cùng với quá trình điều tra, vào ngày 16/4, Cảnh sát Seaside đã bắt giữ nghi can Long để điều tra thêm. 

Theo cơ quan điều tra, cả Long Hai Tran và Hong Ngoc Nguyen chưa đăng ký hết hôn nhưng sống với nhau như vợ chồng trong suốt 18 năm qua. Cả hai đã có với nhau hai người con. 

Hiện các cơ quan chức năng đang tiến hành điều tra để làm rõ vụ việc. Tuy nhiên theo thông tin ban đầu, Ngọc là người đã chủ động chấm dứt mối quan hệ giữa hai người, và điều này có thể khiến Long nảy sinh ra âm mưu sát hại vợ của mình.


Ông Lê Mạnh Hà: Chủ quán cà phê mà thua, mọi người kinh doanh đều có thể đi tù

Theo Phó chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ - Lê Mạnh Hà, điều cần thiết nhất sau vụ việc truy tố chủ quán cà phê là không để doanh nghiệp cảm thấy bất cứ lúc nào cũng có thể rơi vào hoàn cảnh của ông Nguyễn Văn Tấn.

Quan điểm nêu trên được nguyên Phó chủ tịch TP HCM, nay là Phó chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ chia sẻ khi chủ trì cuộc họp báo sáng 22/4 về Hội nghị Thủ tướng với doanh nghiệp 2016, dự kiến diễn ra sau đây một tuần.

Trước đó, vụ việc ông chủ quán cà phê tại huyện Bình Chánh (TP HCM) -Nguyễn Văn Tấn bị công an và tòa án địa phương truy tố vì vi phạm hành chính do kinh doanh buôn bán cà phê giải khát, ăn sáng... khi chưa được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đã gây bức xúc trong dư luận. Quyết định truy tố sau đó ra được rút lại sau tác động của nhiều cấp, trong đó có lãnh đạo Chính phủ.

"Thủ tướng rất quan tâm. Chúng tôi vào báo cáo thì ông đưa ngay cho bài báo, đề nghị văn phòng tham mưu. Chưa kịp tham mưu bằng văn bản thì Thủ tướng chỉ đạo ngay, tháo ngòi nổ cho vụ này, không hình sự hóa", ông Hà chia sẻ.Nói về ý kiến cá nhân, nguyên Phó chủ tịch TP HCM cho rằng nếu người bán cà phê "thua" thì thông điệp đưa ra sẽ rất xấu. "Dư luận có thể hiểu là mọi việc kinh doanh đều có thể đi tù", ông nói.

ong le manh ha cho rang khong nen de doanh nghiep cam thay co the roi vao tinh trang rui ro bat cu luc nao.

Ông Lê Mạnh Hà cho rằng không nên để doanh nghiệp cảm thấy có thể rơi vào tình trạng rủi ro bất cứ lúc nào.

Vị này cho rằng quan điểm của cơ quan xử lý trong vụ việc nêu trên là có cơ sở pháp lý, song cần xem xét tận gốc động cơ của việc truy tố là gì. "Quan điểm của ta là suy đoán vô tội thì tôi thấy rất khó có tội trong vụ việc này. Tôi từng làm ở địa phương, giấy chứng nhận an toàn vệ sinh không phải là giấy phép kinh doanh", vị Phó chủ nhiệm nêu quan điểm.

Cũng theo ông Hà, Bộ luật Hình sự mới đây đã bỏ tội kinh doanh trái phép, nên nếu đưa ra tội này thì không đúng tinh thần luật mới, chưa nói là không tạo điều kiện cho người dân mưu sinh. "Đừng để doanh nghiệp cảm thấy có thể rơi vào tình trạng như ông bán cà phê", ông kết luận.

Cũng chia sẻ tại họp báo, Chủ tịch Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) - Vũ Tiến Lộc cho rằng chỉ đạo tránh hình sự hóa vụ quán cà phê mà lãnh đạo Chính phủ đưa ra là một việc làm nhỏ nhưng phát đi thông điệp lớn. "Không hình sự hóa việc đó tức là đảm bảo sự an toàn của môi trường kinh doanh. Doanh nghiệp và người dân sẽ được bảo vệ", ông nói.

Cũng theo ông Lộc, hiện môi trường kinh doanh không chỉ có nhiều trở ngại mà còn những yếu tố kém an toàn. Do đó, niềm tin của doanh nghiệp được đảm bảo, trước hết cần đảm bảo an toàn cho họ khi kinh doanh.

Trước đó, TAND huyện Bình Chánh đã ra quyết định xét xử vụ án vào ngày 28/4 theo đề nghị truy tố của cơ quan công an. Cáo trạng của Viện Kiểm sát xác định, ngày 18/8/2015, ông Tấn bị Công an huyện Bình Chánh ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính do buôn bán cà phê giải khát, ăn sáng... khi chưa được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

Sau khi bị xử phạt, đến 10/9, Công an huyện Bình Chánh phát hiện ông Tấn tiếp tục kinh doanh trái phép cà phê, nước giải khát... khi chưa được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm. Theo tòa, cùng một hành vi vi phạm kinh doanh trái phép nhưng biên bản lập ngày 13/8/2015 có nội dung xác định hành vi của ông Tấn là hoạt động kinh doanh nhưng không có giấy đăng ký kinh doanh.

Còn trong biên bản ngày 17/8/2015, được lập tại trụ sở Công an huyện với các hành vi vi phạm gồm: không thực hiện khám sức khỏe định kỳ cho nhân viên thuộc diện phải khám sức khỏe, sử dụng khu vực chế biến, bảo quản không đảm bảo vệ sinh; không có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm; không lưu giữ đầy đủ hồ sơ về nguồn gốc xuất xứ nguyên liệu về quá trình sản xuất kinh doanh thực phẩm.

Trong khi đó, quyết định xử phạt hành chính ngày 18/8/2015 của Công an huyện lại căn cứ vào cả hai biên bản trên. Do vậy, tòa cần xem xét thêm các chứng cứ quan trọng đối với vụ án mà không thể bổ sung nên quyết định trả hồ sơ cho Viện Kiểm sát điều tra bổ sung, làm rõ thủ tục xử lý vi phạm hành chính đối với chủ quán cà phê về hành vi kinh doanh thuộc trường hợp phải được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm nhưng chưa được cấp đã tiến hành kinh doanh.

Quyết định này cũng được đưa ra sau nhiều sức ép của dư luận, thông điệp của lãnh đạo Chính phủ và TP HCM. Ngày 21/4, Công an TP HCM cũng họp báo để nêu quan điểm về vụ việc này.


UBND TP Hà Nội thừa 27 phó phòng

Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung nêu thông tin trên tại hội nghị lần thứ tư Ban chấp hành Đảng bộ TP.

Hội nghị Ban chấp hành Đảng bộ TP Hà Nội họp trong hai ngày 21 và 22-4 bàn về chương trình hành động thực hiện nghị quyết Đại hội XII của Đảng gắn với thực hiện nghị quyết đại hội XVI Đảng bộ TP và 6 chương trình công tác lớn của Thành ủy khóa XVI.

Ông Chung cho biết sau khi sắp xếp bộ phận văn phòng của UBND TP đã giảm từ 12 phòng xuống còn 7 phòng. Theo ông Chung, quy định mỗi phòng có 1 trưởng và từ 2 đến 3 phó, như vậy UBND TP Hà Nội đang thừa 27 phó phòng khi giảm bớt từ 12 phòng xuống 7 phòng.

“Ban cán sự UBND TP đã thống nhất các trường hợp thừa này được giữ nguyên chức vụ, hưởng nguyên hệ số lương trong vòng 24 tháng nhưng không tham gia điều hành mà làm việc như chuyên viên. Phải chấp nhận như vậy vì thông tư 01 của Bộ Nội vụ đã quy định”, ông Chung nói.


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục