Quy hoạch Lý Sơn phải gắn với ngư trường Hoàng Sa
5 năm phát hiện gần 700 người có dấu hiệu tham nhũng
Nhân sự mới Bộ KHCN và tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Không nên đòi ‘giấy phép con’ dịch vụ kế toán
Phê duyệt danh mục khoản vay 286 triệu USD đầu tư cao tốc Bến Lức - Long Thành
Tin Việt Nam - tin trong nước đọc nhanh sáng 22-04-2016
- Cập nhật : 22/04/2016
Thành Phố Hồ Chí Minh có thêm hai Phó chủ tịch mới
Ông Trần Vĩnh Tuyến (sinh năm 1965, quê Quảng Bình, thạc sĩ Xây dựng Đảng, cử nhân Luật) đang là Ủy viên ban thường vụ, Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Thành ủy. Trước đó, ông từng trải qua các chức vụ: Chánh Văn phòng Thành ủy; Bí thư, Chủ tịch UBND Q.1.
Ông Huỳnh Cách Mạng (sinh năm 1965, quê Bình Định, thạc sĩ Hành chính, cử nhân Chính trị) đang là Phó trưởng Ban Tổ chức Thành ủy. Trước đó, ông từng trải qua các chức vụ: Bí thư Quận ủy Tân Phú, Phó bí thư, Chủ tịch UBND huyện Cần Giờ.
Cả hai ông Trần Vĩnh Tuyến và Huỳnh Cách Mạng đều có thời gian dài công tác và trưởng thành từ công tác Đoàn tại TP.HCM trước khi được bầu vào các chức vụ quan trọng trong cơ quan Đảng và chính quyền tại TP.HCM.
Việc bỏ phiếu bầu hai phó chủ tịch TP sẽ được tiến hành trong sáng nay.
Hiện nay, UBND TP.HCM có 3 phó chủ tịch.
Tại tờ trình về nhân sự do Chủ tịch UBND TP Nguyễn Thành Phong đọc cho biết theo quy định, các TP lớn như Hà Nội và TP.HCM có không quá 5 Phó chủ tịch, và đây là căn cứ để UBND TP.HCM trình HĐND TP bầu thêm 2 Phó chủ tịch.
Với đa số phiếu tán thành, sáng 21-4, các đại biểu kỳ họp thứ 21 HĐND TP.HCM đã bầu ông Trần Vĩnh Tuyến và ông Huỳnh Cách Mạng làm Phó chủ tịch UBND TP.HCM
Ông Trần Vĩnh Tuyến và ông Huỳnh Cách Mạng cùng được 83/87 đại biểu có mặt (chiếm 88,3% trên tổng số 94 đại biểu) bầu làm Phó chủ tịch UBND TP.HCM
Như vậy hiện nay UBND TP.HCM có các lãnh đạo gồm: Chủ tịch Nguyễn Thành Phong; các Phó chủ tịch: Lê Thanh Liêm, Lê Văn Khoa, Nguyễn Thị Thu, Trần Vĩnh Tuyến và Huỳnh Cách Mạng.
Trung tâm Xúc tiến Đầu tư Đà Nẵng hợp tác với KPMG Việt Nam
Việc ký kết lần này nhằm thúc đẩy mối quan hệ hợp tác giữa KPMG Việt Nam và IPC Đà Nẵng trong việc tăng cường xúc tiến đầu tư vào Đà Nẵng và cung ứng dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp, nhà đầu tư tại Đà Nẵng.
Theo ông Lê Cảnh Dương, Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Đầu tư Đà Nẵng, trong những năm qua Đà Nẵng đã có những bước tăng trưởng đáng khích lệ, liên tục được xếp hạng cao về chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, chỉ số ứng dụng CNTT, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, trở thành đầu tàu trong sự phát triển kinh tế, công nghiệp hoá hiện đại hoá của khu vực. Và với biên bản thoả thuận hợp tác này, giữa IPC Đà Nẵng và KPMG sẽ kết hợp và phát huy tối đa năng lực chuyên môn của mỗi bên để trao đổi, cung cấp thông tin và tổ chức các hoạt động nhằm quảng bá môi trường và chính sách đầu tư tại Đà Nẵng, đồng thời cùng phối hợp triển khai các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp.
Ông Lê Cảnh Dương (bên phải) - Giám đốc IPC Đà Nẵng trao thoả thuận hợp tác với ông Hoàng Thuỳ Dương (trái) - Phó tổng giám đốc KPMG Việt Nam
“KPMG là tập đoàn cung cấp dịch vụ tư vấn doanh nghiệp, tư vấn kiểm toán, thuế hoạt động trên phạm vi toàn cầu và cũng là 1 trong 4 tập đoàn tư vấn kiểm toán, thuế của nước ngoài có mặt tại Việt Nam. Tháng 12/2015 vừa qua, KPMG cũng đã mở văn phòng đại diện tại Đà Nẵng và có rất nhiều khách hàng tại Đà Nẵng. Theo đó, việc hợp tác sẽ giúp Đà Nẵng vừa tiếp cận được với mạng lưới khách hàng trong hệ thống kinh doanh của KPMG và thông quá đó sẽ có thể chuyển tải đến thông tin đầu tư, chính sách đầu tư của thành phố Đà Nẵng đến với bạn hàng, đối tác của KPMG nhằm giới thiệu thiệu và mời gọi đầu tư vào Đà Nẵng. Góp phần vào sự phát triển kinh tế xã hội của thành phố. Ngược lại, KPMG sẽ tiếp cận với các đối tác, các nhà đầu tư và và các doanh nghiệp đang hoạt động tại TP Đà Nẵng vàhông qua đó, hỗ trợ các doanh nghiệp trong vấn đề tư vấn kiểm toán, thuế, tài chính…”, ông Dương chia sẻ.
Theo ông Hoàng Thùy Dương, Phó tổng giám đốc KPMG Việt Nam, Trưởng đại diện Văn phòng KPMG tại Đà Nẵng, tiếp theo việc khai trương Văn phòng Đại diện tại Đà Nẵng vào tháng 12/2015 vừa qua, thỏa thuận hợp tác với IPC Đà Nẵng là một bước tiến quan trọng của KPMG Việt Nam tại khu vực có vị trí chiến lược đặc biệt trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, đồng thời cũng một lần nữa khẳng định sự cam kết lâu dài của KPMG Việt Nam trong các nỗ lực không ngừng nhằm hỗ trợ, cung cấp các dịch vụ kiểm toán, tư vấn, thuế và tư vấn tiêu chuẩn quốc tế đến với các doanh nghiệp và nhà đầu tư tại Khu vực.
Tại lễ ký kết, ông Warrick A. Cleine - Tổng giám đốc điều hành KPMG Việt Nam cho biết, vừa qua tại Đà Nẵng, KPMG Việt Nam đã tổ chức chương trình tuyển dụng sinh viên tại Đà Nẵng và đã nhận được sự quan tâm tham gia của hơn 400 sinh viên ĐH Kinh tế. “KPMG rất hy vọng ngay trong năm nay sẽ có những bạn sinh viên Đà Nẵng tham gia làm việc tại công ty với những dịch vụ chuyên nghiệp” ông Warrick A.Cleine chia sẻ.
Ông Phùng Tấn Viết, Phó chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng hoan nghênh và đánh giá cao việc KPMG Việt Nam chủ động phối hợp với IPC Đà Nẵng để tổ chức ký kết hợp tác trong lĩnh vực xúc tiến đầu tư tại TP Đà Nẵng.
"Đây là một sự hợp tác 2 trong 1, một ý tưởng hay và tuyệt vời, là một hoạt động đi trước để tạo điều kiện cho nhà đầu tư, các đối tác KPMG hợp tác biết đến Đà Nẵng. Có thể nói rằng nhà đầu tư, doanh nghiệp,các tổ chức hợp tác với KPMG cũng chính là hợp tác với Đà Nẵng. Tôi tin tưởng rằng hợp tác này sẽ mang đến thành công trong tương lai”, ông Viết nói.
Thủ tướng yêu cầu dừng ngay “vụ án hình sự quán phở”
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu dừng ngay việc khởi tố chủ quán "Xin Chào" do chậm làm đăng ký kinh doanh
Trao đổi với chúng tôi Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cho biết sáng nay 21-4, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có chỉ đạo Chủ tịch UBND TP HCM Nguyễn Thành Phong yêu cầu cơ quan chức năng dừng ngay vụ việc chủ quán cà phê “Xin Chào” (ở thị trấn Tân Túc, huyện Bình Chánh nằm đối diện trụ sở mới của Công an huyện Bình Chánh, TP HCM) do chậm đăng ký kinh doanh nên bị khởi tố hình sự .
“Thủ tướng cũng yêu cầu làm rõ trách nhiệm, đồng thời tiến hành kiểm điểm cá nhân, tập thể cơ quan chức năng liên quan trong vụ khởi tố vụ án hình sự quán phở. Nếu sai phạm lớn có thể tiến hành tạm đình chỉ công tác cán bộ” - ông Mai Tiến Dũng nói.
Cũng theo Bộ trưởng Mai Tiến Dũng, phía các cơ quan chức năng TP HCM phải tổ chức họp báo công bố chỉ đạo và bước tiến hành xử lý vụ việc của TP để người dân và báo chí nắm rõ.
Trước đó, trả lời phóng viên, Bí thư Thành ủy TP HCM Đinh La Thăngcho biết ngày 19-4, ngay sau khi báo chí đăng thông tin về vụ việc chủ quán cà phê “Xin Chào” chậm đăng ký kinh doanh bị khởi tố, ông đã chỉ đạo Giám đốc công an TP HCM, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân (VKSND) TP HCM khẩn trương làm rõ vụ việc. Bí thư Đinh La Thăng khẳng định nếu sai phạm thì việc trước tiên là phải xử lý nghiêm, lấy lại niềm tin của nhân dân, đảm bảo môi trường kinh doanh bình đẳng, lành mạnh của TP cho tất cả người dân, doanh nghiệp.
"Việc khởi tố này nếu sai thì phải lập tức sửa sai còn trường hợp không sai thì cơ quan chức cũng phải làm rõ để thông tin để báo chí và nhân dân được rõ" - ông Đinh La Thăng nói.
Ông Nguyễn Văn Tấn, chủ quán “Xin Chào” bị Công an huyện Bình Chánh khởi tố do chậm làm đăng ký kinh doanh - Ảnh: Lê Phong
Cùng ngày, trả lời PV, ông Phạm Văn Gòn, Viện trưởng VKSND TP HCM, cho biết đã yêu cầu VKSND huyện Bình Chánh báo cáo toàn bộ sự việc và hiện đã nhận được báo cáo từ cơ quan cấp dưới. “Sau đó, VKSND TP HCM sẽ họp với Công an TP vào chiều 21-4 và có thông tin chính thức về vụ việc này vào thứ 6, ngày 22-4” - ông Gòn nói.
Cũng vụ việc này, Chủ nhiệm Uỷ ban Tư pháp của Quốc hội, bà Lê Thị Nga cho hay: “Sau khi nắm được thông tin vụ “khởi tố quán phở” ở huyện Bình Chánh qua báo chí, tôi đã đề nghị Viện trưởng VKSND Tối cao Lê Minh Trí và Chánh án TAND Tối cao Nguyễn Hoà Bình chỉ đạo phía cơ quan chức năng TP HCM xem xét làm rõ vụ việc. Viện trưởng và Chánh án cho biết sẽ có yêu cầu phía VKSND TP HCM và Toà án nhân dân TP HCM báo cáo sự việc”.
Đà Nẵng đề xuất hỗ trợ dự án cải thiện hạ tầng giao thông
Theo đó, Dự án gồm 2 hợp phần. Hợp phần 1, đầu tư xây dựng nút giao thông phía Tây cầu Rồng, là một trong những nút giao thông lớn, là nơi giao nhau của nhiều tuyến đường lớn ở khu vực trung tâm thành phố nhằm giải quyết tính trạng ùn tắc giao thông, tai nạn giao thông và ô nhiễm môi trường tại khu vực trung tâm thành phố.
Hợp phần 2 có mục tiêu là cải thiện kết nối giao thông thành phố Đà Nẵng. Hợp phần này dự kiến bao gồm 2 công trình là đường và cầu qua sông Cổ Cò và đường Trần Hưng Đạo nối dài. Trong đó, công trình đường và cầu qua sông Cổ Cò có chiều dài khoảng 1.163,11m. Công trình này có tác dụng giúp hình thành nên trục giao thông huyết mạch kết nối khu vực Đông Nam thành phố Đà Nẵng cũng như thành phố Hội An (Tỉnh Quảng Nam) với Trung tâm thành phố Đà Nẵng.
Đối với công trình đường Trần Hưng Đạo nối dài, công trình có chiều dài khoảng 2.594,2m và có tác dụng hình thành nên trục giao thông huyết mạch ven sông Hàn, kết nối Bắc – Nam thành phố Đà Nẵng, đồng thời là nền tảng quan trọng cho việc hoàn chỉnh điều kiện cơ sở hạ tầng của thành phố và chống ngập úng cho khu vực phía Nam của thành phố.
Thời gian thực hiện Dự án dự kiến là từ năm 2016 đến năm 2019; tổng vốn đầu tư là 51,74 triệu USD (tương đương 1.155,27 tỷ đồng), trong đó vốn vay ưu đãi là 45 triệu USD (tương đương 1.004,85 tỷ đồng) và vốn đối ứng là 6,74 triệu USD (tương đương 150,42 tỷ đồng).
Theo UBND thành phố Đà Nẵng, dự án sẽ giúp thành phố Đà Nẵng phát triển giao thông một cách hiệu quả và bền vững, qua đó góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống người dân, giảm tai nạn giao thông, giảm ô nhiễm môi trường và cải thiện điều kiện đi lại của người dân thành phố.
Đầu tư tôn tạo, nâng cấp 20 di tích lịch sử tại Cố đô Hoa Lư (Ninh Bình)
Mục tiêu đầu tư là tôn tạo, nâng cấp một số di tích có liên quan đến Nhà nước Đại Cồ Việt nhằm gìn giữ và phát huy giá trị về văn hóa, lịch sử, kiến thức và tín ngưỡng của các di tích thuộc Khu di tích quốc gia đặc biệt Cố đô Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình hướng đến kỷ niệm 1050 năm thành lập nhà nước Đại Cồ Việt, góp phần phát triển kinh tế - xã hội và phát triển bền vững du lịch tỉnh Ninh Bình.
Theo dự kiến sẽ đầu tư tu bổ, tôn tạo, nâng cấp 14 di tích và hạng mục di tích có giá trị cao về lịch sử văn hóa và kiến trúc nghệ thuật. Cụ thể, tu bổ, tôn tạo 6 di tích thuộc Khu di tích quốc gia đặc biệt Cố đô Hoa Lư gồm: Khu lăng mộ vua Đinh Tiên Hoàng; khu lăng mộ vua Lê Đại Hành; Bia Cửa Đông; đình Yên Thành; đình Yên Trạch và Phủ Đông Vương.
Đồng thời, tu bổ tôn tạo 6 di tích cấp quốc gia gồm: Khu tưởng niệm và lăng mộ Thái tế Định Quốc Công Nguyễn Bặc, đình Mỹ Hạ, đình Ngô Khê Hạ, đền Thung Lau, đền Tam Thánh - chùa Yên Lữ, đền thờ Tướng quân Đinh Điền và chùa Tháp; tu bổ, tôn tạo, chống xuống cấp Đình Trai; xây dựng Khu nhà làm việc của Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Hoa Lư.