Việt-Trung đàm phán hợp tác trong các lĩnh vực ít nhạy cảm trên biển
Trung Quốc mở thư viện trái phép trên đảo Phú Lâm
Nghi án người phụ nữ gốc Việt bị chồng sát hại tại Mỹ
Ông Lê Mạnh Hà: Chủ quán cà phê mà thua, mọi người kinh doanh đều có thể đi tù
UBND TP Hà Nội thừa 27 phó phòng
Tin Việt Nam - tin trong nước đọc nhanh 22-04-2016
- Cập nhật : 22/04/2016
Hà Tĩnh có tân chủ tịch UBND tỉnh trẻ nhất nước
Theo đó, ông Đặng Quốc Khánh - Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Phó bí thư Tỉnh ủy - Phó Chủ tịch UBND được bầu giữ chức Chủ tịch UBND tỉnh với tổng số phiếu bầu đạt 41/41(100%)
Ông Đặng Quốc Khánh (sinh năm 1976), quê xã Tiên Điền, huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh), có trình độ Tiến sĩ chuyên ngành Quản lý đô thị và công trình, cao cấp chính trị.
Chủ tịch UNDN tỉnh Hà Tĩnh Đặng Quốc Khánh sinh năm 1976, là Chủ tịch UBND tỉnh trẻ nhất nước đến thời điểm này.
Trước khi trở thành tân chủ tịch tỉnh Hà Tĩnh ở tuổi 40, ông Khánh từng giữ các chức vụ Phó Giám đốc, Giám đốc Sở Xây dựng; Bí thư huyện ủy Nghi Xuân, Chủ tịch Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh, Phó chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh.
Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Tĩnh cũng bỏ phiếu kín bầu các ông Đặng Quốc Vinh (nguyên Trưởng ban tuyên giáo tỉnh ủy Hà Tĩnh); ông Đặng Ngọc Sơn (nguyên Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh); ông Dương Tất Thắng (nguyên Tổng giám đốc Tổng công ty Khoáng sản và thương mại Hà Tĩnh) cùng giữ chức Phó chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh.
Cũng tại kỳ họp, HĐND tỉnh Hà Tĩnh thực hiện thủ tục miễm nhiệm chức vụ Chủ tịch UBND tỉnh đối với ông Lê Đình Sơn - Ủy viên Ban chấp hành T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh đồng thời bầu ông giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh khóa 16, nhiệm kỳ 2011-2016.
NHNN yêu cầu tăng cường các biện pháp phòng, chống tội phạm thẻ
Ngày 20/4/2016 Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) vừa có văn bản yêu cầu các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán thẻ, Hội thẻ Ngân hàng Việt Nam và NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tăng cường các biện pháp phòng, chống tội phạm thẻ.
Thời gian gần đây, tình hình tội phạm thẻ ngân hàng có những diễn biến phức tạp. Tại một số địa bàn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh… xuất hiện một số trường hợp đối tượng người nước ngoài sử dụng thiết bị trộm cắp thông tin thẻ ngân hàng, tiến hành làm thẻ giả, rút tiền tại ATM, ảnh hưởng đến an toàn tài sản của ngân hàng và khách hàng gây tâm lý không tốt cho thị trường thẻ Việt Nam.
Để chủ động phòng, chống tội phạm và đảm bảo an toàn trong giao dịch thanh toán thẻ, NHNN yêu cầu các đơn vị thực hiện một số nội dung.
Cụ thể, đối với các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán thẻ: Thực hiện trang bị đầy đủ thiết bị chống sao chép, trộm cắp thông tin thẻ cho hệ thống ATM của mình theo đúng quy định tại Khoản 2 Điều 7 Thông tư số 36/2012/TT-NHNN ngày 28/12/2012 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Quy định việc trang bị, quản lý, vận hành và đảm bảo an toàn hoạt động của máy giao dịch tự động (Thông tư 36); phối hợp với các đơn vị cung cấp ATM và thiết bị chống sao chép, trộm cắp thông tin thẻ kiểm tra, nâng cấp, đảm bảo thiết bị hoạt động hiệu quả.
Thường xuyên kiểm tra hệ thống ATM của mình để phát hiện các thiết bị lạ dùng để lấy cắp thông tin khách hàng được gắn vào máy ATM.
Ở những nơi khi phát hiện các vụ việc liên quan tội phạm thẻ, cần báo cáo ngay cho Lãnh đạo đơn vị cũng như cơ quan Công an và các ngân hàng liên quan biết để phối hợp xử lý; đồng thời thông báo cho Hội thẻ Ngân hàng Việt Nam để cảnh báo và tăng cường các biện pháp phòng, chống tội phạm thẻ.
Chủ động phối hợp chặt chẽ với Cục cảnh sát phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (C50) hoặc công an các tỉnh, thành phố trong công tác phòng, chống tội phạm thẻ; đồng thời báo cáo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam khi phát hiện các vụ việc liên quan đến an ninh, an toàn trong hoạt động thanh toán thẻ.
Khẩn trương thực hiện chuyển đổi từ thẻ từ sang thẻ Chip theo Kế hoạch số 16/KH-NHNN ngày 30/12/2015 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Kế hoạch chuyển đổi thẻ ngân hàng từ thẻ từ sang thẻ gắn vi mạch điện tử để ngăn ngừa tình trạng gian lận, giả mạo thẻ đang gia tăng hiện nay nhằm giảm thiểu những rủi ro, tổn thất cho các bên khi tham gia giao dịch thẻ. Áp dụng các giải pháp công nghệ bảo mật tiên tiến đối với hệ thống thanh toán thẻ.
Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, cảnh báo cho khách hàng những phương thức, thủ đoạn hoạt động của tội phạm thẻ, để chủ thẻ chủ động có các biện pháp bảo đảm bảo mật thông tin thẻ.
Đối với Hội thẻ Ngân hàng Việt Nam: Tăng cường phối hợp, trao đổi thông tin giữa các ngân hàng thành viên để nhận biết tội phạm và có biện pháp phòng ngừa kịp thời, hiệu quả, đảm bảo an toàn hoạt động thanh toán thẻ.
Phối hợp chặt chẽ với Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (C50) để cảnh báo kịp thời tới các ngân hàng thành viên những phương thức, thủ đoạn mới của tội phạm thẻ.
Tích cực nghiên cứu biện pháp phòng, chống các thủ đoạn gian lận và rủi ro có thể xảy ra để định hướng, phối hợp các ngân hàng thành viên triển khai thực hiện có hiệu quả.
Đối với NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: Tăng cường kiểm tra, theo dõi thường xuyên tình hình hoạt động, an ninh, an toàn của hệ thống ATM trên địa bàn, nắm bắt thông tin về phương thức, thủ đoạn tội phạm và kịp thời chỉ đạo các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán thẻ trên địa bàn nâng cao cảnh giác, phối hợp chặt chẽ với cơ quan công an trên địa bàn trong việc phòng, chống tội phạm thẻ. Đồng thời, báo cáo kịp thời Ngân hàng Nhà nước Việt Nam khi phát hiện các vụ việc liên quan đến an ninh, an toàn trong hoạt động thanh toán thẻ.
Tăng cường kiểm tra, xử phạt các trường hợp vi phạm quy định tại Thông tư 36, đặc biệt là các trường hợp ATM không được trang bị thiết bị chống sao chép, trộm cắp thông tin thẻ.
Chỉ đạo các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán thẻ trên địa bàn phối hợp với các cơ quan truyền thông đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, cảnh báo về các hình thức tội phạm cũng như các biện pháp đảm bảo an toàn tài sản cho ngân hàng và khách hàng.
Đã huy động được gần 97 nghìn tỷ đồng TPCP
Tính cả phiên đấu thầu ngày hôm qua (20/4), kể từ đầu năm đến nay, KBNN đã huy động thành công 96.928,91 tỷ đồng trái phiếu chính phủ (TPCP).
Theo đó, phiên đấu thầu trái phiếu Chính phủ do Kho bạc Nhà nước (KBNN) phát hành hôm qua (20/4) có tổng khối lượng gọi thầu 9.000 tỷ đồng với 4 loại kỳ hạn: 3 năm (3.000 tỷ đồng), 5 năm (4.000 tỷ đồng), 15 năm (1.000 tỷ đồng) và 20 năm (1.000 tỷ đồng).
Trái phiếu kỳ hạn 3 năm có 14 thành viên tham gia dự thầu, khối lượng dự thầu hợp lệ đạt 7.301 tỷ đồng và lãi suất đặt thầu nằm trong khoảng 5,49-7,00%/năm. Kết quả, huy động thành công 3.000 tỷ đồng trái phiếu 3 năm với lãi suất trúng thầu 5,52%/năm, thấp hơn 0,03%/năm so với lãi suất trúng thầu phiên trước đó (ngày 13/4/2016). Phiên thầu phụ trái phiếu kỳ hạn 3 năm huy động thêm được 900 tỷ đồng với 8 thành viên tham gia.
Trái phiếu kỳ hạn 5 năm có 14 thành viên tham gia dự thầu, khối lượng dự thầu hợp lệ đạt 7.436 tỷ đồng và lãi suất đặt thầu nằm trong khoảng 6,39-7,40%/năm. Kết quả, huy động thành công 4.000 tỷ đồng trái phiếu 5 năm với lãi suất trúng thầu 6,40%/năm, bằng với lãi suất trúng thầu phiên trước đó (ngày 13/4/2016). Phiên thầu phụ trái phiếu kỳ hạn 5 năm huy động thêm được 1.200 tỷ đồng với 9 thành viên tham gia.
Trái phiếu kỳ hạn 15 năm có 6 thành viên tham gia dự thầu, khối lượng dự thầu hợp lệ đạt 691 tỷ đồng và vùng lãi suất đặt thầu nằm trong khoảng 7,63-7,65%/năm. Kết quả, huy động được 691 tỷ đồng trái phiếu 15 năm với lãi suất trúng thầu 7,65%/năm, bằng với lãi suất trúng thầu phiên trước đó (ngày 13/4/2016).
Trái phiếu kỳ hạn 20 năm có 1 thành viên tham gia dự thầu, khối lượng dự thầu hợp lệ đạt 7 tỷ đồng và lãi suất đặt thầu là 7,75%/năm. Kết quả, huy động được 7 tỷ đồng trái phiếu 20 năm với lãi suất trúng thầu 7,75%/năm, bằng với lãi suất trúng thầu phiên trước đó (ngày 30/3/2016).
Như vậy kể từ đầu năm 2016, KBNN đã huy động thành công 96.928,91 tỷ đồng TPCP.
Thuế và câu chuyện hội nhập
Hội nhập để tạo cơ hội mở rộng thị trường xuất khẩu cho nền kinh tế trong nước, nhưng thực tế mấy năm gần đây chỉ thấy khu vực DN FDI tận dụng được để tăng trưởng kim ngạch và tỷ trọng đóng góp vào tổng xuất khẩu cả nước.
Cuộc chơi hội nhập đang ghi dấu ấn bằng những chuyển dịch mới. Theo số liệu vừa công bố của Tổng cục Hải quan, thị trường ô tô nhập khẩu của Việt Nam đang chứng kiến sự “lên ngôi” nhanh chóng của một số đối tác ASEAN như Thái Lan và Indonesia.
Trong quý I năm ngoái, các vị trí thống lĩnh về xuất khẩu ô tô sang Việt Nam vẫn là Hàn Quốc và Trung Quốc, Thái Lan chỉ đứng ở vị trí thứ ba. Tuy nhiên sang quý I năm nay, kim ngạch nhập khẩu ô tô từ Hàn Quốc và Trung Quốc giảm lần lượt 55% và 58,4% so với cùng kỳ năm ngoái, trong khi con số tương ứng của Thái Lan là tăng 76,8%. Hiện tại, Thái Lan là nhà xuất khẩu hàng đầu ô tô nguyên chiếc sang Việt Nam, tính cả về lượng và giá trị.
Sự “soán ngôi” của các nhà xuất khẩu ASEAN nêu trên có lý do cơ bản là giá sản phẩm khá cạnh tranh, cùng với thuế suất giảm theo các cam kết hội nhập. Từ đầu năm nay, thuế suất thuế nhập khẩu ô tô từ các thị trường khu vực ASEAN vào Việt Nam chỉ còn 40%, thay cho mức 50% trước đó.
Triển vọng trước mắt còn tích cực hơn nữa khi thuế suất theo cam kết còn 30% vào năm tới, xuống 0% vào năm 2018. Thái Lan, Indonesia… đang là những đối tác xuất khẩu ô tô vào Việt Nam được hưởng lợi. Tuy nhiên, nó cũng đang đặt ra nhiều vấn đề đối với nền kinh tế trong nước.
Khi “dòng tiền thông minh” bắt kịp những thay đổi về chính sách thuế, sức ép đang đè lên cơ quan quản lý ngân sách. Các cam kết hội nhập mạnh mẽ chắc chắn sẽ làm giảm mạnh nguồn thu từ thuế nhập khẩu, trong bối cảnh thu từ dầu thô còn khó khăn, thì phần “gánh vác” ngân sách đang chuyển hướng dần sang thu nội địa.
Thực tế mấy năm nay là như vậy. Trong khi, tương quan giữa tăng trưởng và thu ngân sách vẫn ghi nhận một tỷ lệ khá lớn. Vào năm ngoái, số thu ngân sách ước tính được Bộ Tài chính công bố lên tới 957 nghìn tỷ đồng, tương đương với 22,8% GDP thực tế mà Tổng cục Thống kê ước tính cho cùng thời kỳ. Nền sản xuất trong nước dường như đang phải gánh chịu tình trạng thuế khóa khá ngặt nghèo, bất chấp các cam kết giảm thuế được tuyên bố. Chi phí không chính thức vẫn rất phổ biến.
Hội nhập để tạo cơ hội mở rộng thị trường xuất khẩu cho nền kinh tế trong nước, nhưng thực tế mấy năm gần đây chỉ thấy khu vực DN FDI tận dụng được để tăng trưởng kim ngạch và tỷ trọng đóng góp vào tổng xuất khẩu cả nước. Trước sự lấn lướt của các DN nước ngoài, nó đặt ra vấn đề rằng, liệu hội nhập có “làm khó” cho khu vực kinh tế trong nước, bao gồm các DNNN đang trong quá trình triển khai mạnh mẽ chủ trương tái cơ cấu và khối DN tư nhân nhỏ bé, yếu ớt?
Hàng trăm nghìn DN đã phải tuyên bố phá sản, giải thể, ngừng hoạt động trong mấy năm gần đây, và nó vẫn được cho là “chuyện bình thường”. Nhưng không ai tìm hiểu thêm là tại sao từ một nền kinh tế cứ mở DN là thắng lại đang chuyển sang “chế độ” thui chột các ý tưởng kinh doanh như thế?
Trong ít năm trở lại đây, giá xuất khẩu nhiều sản phẩm chủ đạo của Việt Nam đã về rất gần với giá thành, đem lại ít hơn lợi nhuận cho người sản xuất và nhà kinh doanh. Giá nông sản thì trồi sụt, nhiều sản phẩm công nghiệp đứng trước các cáo buộc bán phá giá, hàng loạt các sản phẩm xuất khẩu khác gắn được với chuỗi sản xuất toàn cầu như đồ điện tử, máy tính, điện thoại… lại chỉ có một phần nhỏ giá trị trong nước.
Một nền kinh tế suốt nhiều năm mở cửa và hội nhập vẫn loanh quanh với gia công, xuất thô nông sản và khoáng sản, không thoát ra được lối mòn và tiến tới những bậc thang mới.
Đã đến lúc đặt vấn đề thuế như là một công cụ để thúc đẩy năng lực sản xuất nội tại, chứ không chỉ đơn thuần tạo lợi ích cho các đối tác nước ngoài vào khai thác thị trường nội địa. Lợi ích đem lại cho người dân và DN đã quá mỏng, khả năng kích thích tăng sản lượng cũng đến lúc khó khăn, thì liệu mong chờ gì ở việc tăng lượng hàng đánh thuế để bù thuế suất giảm?
Công an TPHCM họp báo vụ khởi tố chủ quán cà phê
Trước đó như Dân trí đã đưa tin, anh Nguyễn Văn Tấn (SN 1966, ngụ quận Bình Tân) khai trương quán cà phê Xin chào ở KP3, thị trấn Tân Túc (huyện Bình Chánh) vào ngày 8/8/2015 để bán cà phê, ăn sáng, ăn trưa.
Ngày 13/8, 2 cán bộ công an huyện Bình Chánh đến kiểm tra, lập biên bản vi phạm hành chính với lỗi “kinh doanh nhưng không có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh”.
Ngay ngày hôm sau, anh Tấn đã nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh tại UBND huyện theo hình thức hộ kinh doanh cá thể.
Đến ngày 18/8, công an huyện ra quyết định xử lý vi phạm hành chính. Ngoài lỗi trên, anh Tấn còn bị phạt thêm 4 lỗi khác là không thực hiện khám sức khỏe định kỳ cho đối tượng thuộc diện phải khám sức khỏe định kỳ; không có giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm... Tổng tiền phạt là 17 triệu đồng.
Chỉ 1 ngày sau (19/8), anh Tấn được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Ngày 10/9/2015, quán cà phê của anh Tấn lại bị kiểm tra; bị lập biên bản các lỗi như kinh doanh sai địa điểm, sử dụng nước không đạt quy chuẩn kỹ thuật để chế biến thực phẩm, sử dụng khu vực chế biến có côn trùng gây hại; thải nước thải chưa qua xử lý vào môi trường.
Ngày 25/9/2015, anh Tấn nhận được lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú; quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can về tội “kinh doanh trái phép”.
Ngày 25/1/2016, VKSND huyện Bình Chánh ra cáo trạng truy tố và chuyển hồ sơ sang TAND cùng cấp để xét xử vào ngày 28/4 tới.
Trả lời báo chí, lãnh đạo Công an huyện Bình Chánh và VKSND cùng cấp đều khẳng định đã làm đúng pháp luật. (DT)