Đề nghị xem xét đánh giá tác động bãi xỉ nhiệt điện Vĩnh Tân
Ông Nguyễn Văn Hiến làm Chánh án TAND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Ông Hà Ngọc Chiến trúng cử Chủ tịch Hội đồng dân tộc
Cơ quan thuế thanh tra một loạt các siêu thị lớn
Ninh Thuận từ chối cho Mường Thanh thuê “đất vàng”
Tin Việt Nam - tin trong nước đọc nhanh trưa 16-07-2016
- Cập nhật : 16/07/2016
Không bao cấp và không hỗ trợ cho sự yếu kém
Thực tế, điều này đã được cảnh báo từ lâu, nhất là sau bài học Vinashin. Lời cảnh báo càng thêm đắt giá khi danh sách các dự án ngàn tỷ đầu tư bằng vốn nhà nước nằm “đắp chiếu” dường như ngày một dài thêm. Không phải chỉ một nhà máy xơ sợi 7.000 tỷ đồng ở Hải Phòng đã phải ngừng hoạt động, hay một dự án hơn 8.100 tỷ đồng của Gang thép Thái Nguyên đang hoang tàn, chưa thể hoạt động sau 10 năm triển khai, mà còn là một Nhà máy Đạm Ninh Bình, vốn đầu tư 12.000 tỷ đồng, nhưng qua 4 năm hoạt động, mỗi năm lỗ cả ngàn tỷ đồng. Rồi nhà máy nhiên liệu sinh học Bio-Ethanol Dung Quất, vốn đầu tư hơn 2.200 tỷ đồng cũng đang cùng số phận với xơ sợi Đình Vũ. Đó còn là Nhà máy Bột giấy Phương Nam, vốn đầu tư lên tới 3.000 tỷ đồng nhưng sau 10 năm vẫn chưa thể vận hành vì... nhiều lý do…
Những dự án trên cũng vừa được Ủy ban Thường vụ Quốc hội “điểm mặt, chỉ tên”. Chắc chắn, sẽ còn những dự án tương tự đang nằm đâu đó mà chưa “góp mặt” trong danh sách dự án ngàn tỷ hoang phí. Điều đó cho thấy, một lượng không nhỏ vốn đầu tư của Nhà nước đã không được sử dụng hiệu quả.
Câu chuyện còn nằm ở chỗ, Nhà máy Gang thép Thái Nguyên sau “đắp chiếu” vẫn không ngừng đệ đơn xin được cứu, xin được ưu đãi. Cứu nghĩa là Chính phủ sẽ phải tiếp tục dốc vốn vào mà không biết hiệu quả đến đâu.
“Cơ chế hỗ trợ của Nhà nước cũng phải thay đổi theo hướng chấm dứt cơ chế xin - cho, không bao cấp và hỗ trợ cho sự yếu kém. Không thể cứ tiếp tục ném tiền vào những gang thép Thái Nguyên mấy ngàn tỷ” - Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã nói vậy. Điều này hẳn nhiên không chỉ áp dụng cho riêng Gang thép Thái Nguyên, mà tất cả dự án ngàn tỷ đang “đắp chiếu” khác.
Cứu hay không là phải tính toán kỹ, nếu đầu tư tiếp thì hiệu quả đến đâu, còn dừng lại thì thiệt hại thế nào. Cân nhắc lợi ích chung của đất nước là điều quan trọng, không thể cứ nhắm mắt dốc tiền, bởi tiền đó là tiền nhà nước. Quan trọng là nhìn vào các dự án ngàn tỷ đắp chiếu để thấy, đã đến lúc phải nhìn lại việc đã sử dụng vốn đầu tư nhà nước thế nào, hiệu quả ra sao trong thời gian qua. Một dự án ngàn tỷ “án binh bất động” là vốn vay, là lãi mẹ đẻ lãi con, là thất thoát, lãng phí, thiệt hại lớn. Với trường hợp đó, đầu tư sẽ chẳng khác nào ném tiền qua cửa sổ!
Cần phải nhắc lại rằng, lâu nay, dư luận đã rất bức xúc trước tình trạng nhiều dự án đầu tư công kém hiệu quả. Ngân sách đang cạn kiệt, càng không thể chấp nhận thêm các dự án ngàn tỷ đầu tư rồi để đấy. Không thể chấp nhận tình trạng tỉnh nào cũng xin làm bến cảng, hay xây chợ, mà không có người họp, xây ký túc mà không có sinh viên đến ở…
Để sử dụng hiệu quả vốn đầu tư nhà nước, trước hết cần phải quy trách nhiệm cá nhân cho những người ra quyết định đầu tư sai; phải xử lý kịp thời trách nhiệm người đứng đầu doanh nghiệp nếu chậm đầu tư, gây thất thoát, lãng phí, làm thiệt hại tài sản của nhà nước.
Thực tế chỉ ra rằng, nhiều khi, thất thoát, lãng phí, thậm chí là tham nhũng lớn nhất lại xuất phát ngay từ khâu phê duyệt chủ trương đầu tư. Một chủ trương đầu tư sai là “đi cả ngàn dặm”, là cả ngàn tỷ đồng bỏ sông, bỏ bể.
Chính phủ đang hối thúc đẩy nhanh việc giải ngân vốn đầu tư để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Điều này là vô cùng cấp bách trong bối cảnh hiện nay, song cũng rất cấp bách là phải thận trong hơn khi ra các quyết định đầu tư dự án lớn. Nâng cao hiệu quả đầu tư chính là một trong những cách để Việt Nam có được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hơn.(BĐT)
WB cam kết hỗ trợ Đà Nẵng phát triển giao thông đô thị
Đó là nội dung được ông Ede Ijjasz Vasquez, Giám đốc cấp cao của Ngân hàngthế giới (WB) về phát triển xã hội và nông thôn chia sẻ tại buổi làm việc bên lề Hội nghị thượng đỉnh các thành phố thế giới 2016 (World Cities Summit - diễn ra tại tại Singapore từ ngày 9 đến 13/7) với đoàn đại diện Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Hồng Hà làm trưởng đoàn nhằm trao đổi phương án hợp tác lâu dài giữa WB và Việt Nam, cũng như với Đà Nẵng nói riêng. Về phía Đà Nẵng, có Phó chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng Hồ Kỳ Minh, tháp tùng Bộ trưởng trong chuyến công tác này.
Tại buổi làm việc, vị đại diện cấp cao của WB đánh giá cao chiến lược phát triển dài hạn cũng như kinh nghiệm của thành phố trong phát triển kinh tế và đô thị hoá gắn với các yếu tố môi trường nhằm đạt được mục tiêu trở thành “Thành phố môi trường” vào năm 2025. WB cũng đồng thời cam kết sẽ hỗ trợ lâu dài cho Đà Nẵng, đặc biệt trong phát triển giao thông đô thị.
Cụ thể, tháng 10/2016, một nghiên cứu tiền khả thi do WB hỗ trợ thực hiện về phát triển định hướng giao thông của nhà ga đường sắt mới và khu vực nhà ga hiện trạng sẽ được hoàn chỉnh, song song với dự án Phát triển bền vững thành phố Đà Nẵng. Ông Ede Ijjasz Vasquez cũng cho hay, WB đang xem xét khả năng tham gia cùng Đà Nẵng trong giai đoạn phát triển định hướng giao thông của nhà ga đường sắt mới và tái phát triển khu vực nhà ga hiện trạng này.
Cũng theo ông Ede Ijjasz Vasquez, trong thời gian đến, WB cam kết sẽ tiếp tục tăng cường năng lực cho Đà Nẵng trong việc hình thành các ý tưởng về tái thiết đô thị, phát triển định hướng giao thông, đặc biệt hướng đến người đi bộ và giao thông đa phương thức. Ông khẳng định, việc thực hiện thành công các dự án nêu trên sẽ mở đường cho việc áp dụng các ý tưởng tương tự cho các thành phố lớn khác ở Việt Nam đang phải đối mặt với những vấn đề đô thị tương tự, cũng như nêu gương cho các thành phố khác trên khắp khu vực Đông Nam Á.(ĐT)
Triển khai quy định về xử phạt vi phạm hành chính
Trong 2 ngày 14 và 15-7, tại Đà Nẵng, Tổng cục Hải quan tổ chức hội nghị triển khai thực hiện Nghị định số 45/2016/NĐ-CP ngày 26-5-2016 và đánh giá công tác tố tụng hành chính tại Tòa án của ngành Hải quan cho các đơn vị trong toàn ngành và cộng đồng DN tham gia hoạt động XNK.
Tham dự và chỉ đạo hội nghị có Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Vũ Ngọc Anh cùng đại diện lãnh đạo, chuyên viên phụ trách công tác xử lý vi phạm của Cục Hải quan tỉnh, thành phố trên địa bàn các tỉnh phía Nam.
Công tác xử phạt vi phạm hành chính nói chung và xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan nói riêng là công cụ quan trọng góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động hải quan, phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật hải quan, nâng cao tính tuân thủ pháp luật của người khai hải quan; là một trong những cơ sở quan trọng trong thực hiện việc đánh giá, phân loại DN làm tiêu chí áp dụng các chế độ ưu đãi thủ tục hải quan, phân luồng hàng hoá khi thực hiện thủ tục hải quan, góp phần cải cách thủ tục hành chính về hải quan, nhằm tạo thuận lợi hơn nữa cho hoạt động XNK hàng hóa và bảo đảm yêu cầu quản lý nhà nước về hải quan.
Do đó, để hoàn thành nhiệm vụ chính trị quan trọng của toàn ngành, góp phần đảm bảo yêu cầu quản lý nhà nước cũng như tạo thuận lợi cho hoạt động XNK, Tổng cục Hải quan tổ chức hội nghị nhằm triển khai thực hiện thống nhất các quy định mới Nghị định số 45/2016/NĐ-CP và thảo luận các vướng mắc phát sinh trong công tác xử phạt vi phạm hành chính thời gian qua; tổng kết, đánh giá, rút ra các bài học kinh nghiệm từ việc tham gia các phiên toà đã được xét xử trong thời gian từ năm 2014 đến nay của các đơn vị trong toàn ngành đồng thời giới thiệu những nội dung mới của Luật Tố tụng hành chính năm 2015.
Phát biểu tại hội nghị, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Vũ Ngọc Anh cho biết, nhằm tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật Hải quan để tổ chức và thực thi có hiệu quả Luật Hải quan 2014, đồng thời thực hiện chương trình xây dựng pháp luật năm 2015 và khắc phục những hạn chế phát sinh trong quá trình thực hiện Nghị định số 127/2013/NĐ-CP ngày 15-10-2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính trong lĩnh vực hải quan, ngày 26-5-2016 Chính phủ đã ký ban hành Nghị định số 45/2016/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 127/2013/NĐ-CP. Nghị định số 45/2016/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung các quy định về hành vi và chế tài xử phạt đối với những vi phạm trong các hoạt động nghiệp vụ Hải quan, việc sửa đổi, bổ sung này nhằm bảo đảm cho các chế định pháp lý của Luật Hải quan được thực hiện có hiệu quả.
Ngoài ra, Luật Tố tụng hành chính được Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 10 thông qua, có hiệu lực thi hành từ ngày 1-7-2016 thay thế Luật Tố tụng hành chính số 64/2010/QH12, đánh dấu mốc hoàn thiện mới của hệ thống pháp luật về tố tụng hành chính, nhận thức pháp luật của cá nhân và tổ chức ngày càng tăng lên. Các cá nhân, tổ chức bị tác động bởi các quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan nhà nước (trong đó có cơ quan Hải quan) đã không chỉ dừng lại ở việc thực hiện quyền khiếu nại thông qua thủ tục giải quyết khiếu nại mà ngày càng nhiều người thực hiện quyền khởi kiện tại Toà án thông qua thủ tục tố tụng hành chính. Theo đó, các cơ quan Nhà nước cũng phải tham gia vào quá trình giải quyết các vụ kiện thông qua các thủ tục tố tụng hành chính tại Toà án. Đây là hệ thống văn bản quan trọng góp phần tăng cường hiệu quả quản lý Nhà nước nói chung và quản lý Nhà nước về Hải quan nói riêng, Phó Tổng cục trưởng Vũ Ngọc Anh nhấn mạnh.
Để công tác xử phạt vi phạm hành chính và công tác tham gia tố tụng hành chính tại Toà của ngành Hải quan đạt hiệu quả cao, khắc phục được các hạn chế trong quá trình thực hiện, Phó Tổng cục trưởng Vũ Ngọc Anh đề nghị các đơn vị, đặc biệt là các CBCC chuyên trách tập trung ngiên cứu và nắm vững những nội dung cơ bản của Nghị định số 45/2016/NĐ-CP và các văn bản hướng dẫn Nghị định này, Luật Tố tụng hành chính năm 2015.
Đồng thời, thảo luận, trao đổi kinh nghiệm, các vướng mắc phát sinh về công tác xử phạt vi phạm hành chính công tác tố tụng hành chính tại Tòa để thống nhất cách thức giải quyết, tháo gỡ các vấn đề này trong toàn ngành. Thông qua một số vụ việc khởi kiện phát sinh trong toàn Ngành trong thời gian qua, cần tiếp tục nghiên cứu, rút ra những bài học kinh nghiệm cho bản thân và đơn vị mình; đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác này đối với đơn vị và trong toàn ngành. (HQ)
Hải quan Long An: Thu ngân sách đạt trên 1.000 tỉ đồng
Theo Cục Hải quan Long An, tính đến ngày 30-6, số thu ngân sách tại đơn vị đạt 1.024,4 tỉ đồng, đạt 49,5% chỉ tiêu Bộ tài chính giao (2.100 tỉ đồng), đạt 48,4% so với chỉ tiêu phấn đấu Tổng cục Hải quan giao (2.160) tỉ đồng, tăng 11% so với cùng kì năm 2015.
Trong đó, số thu trên địa bàn tỉnh Long An được 885 tỉ đồng, đạt 63% kế hoạch (1,400 tỉ đồng), tăng 37% so với cùng kì năm 2015. Số thu trên địa bàn tỉnh Tiền Giang là 157,5 tỉ đồng, đạt 22,4% kế hoạch (700 tỉ đồng), giảm 47% so với cùng kì
Nhận định về tình hình thu ngân sách trong 6 tháng đầu năm, Cục Hải quan Long An cho biết, có nhiều yếu tố làm giảm nguồn thu ngân sách của đơn vị như chính sách thuế tiếp tục cắt giảm theo lộ trình thực hiện cam kết của các Hiệp định thương mại tự do, một số mặt hàng chủ yếu có số thu cao tại đơn vị bị giảm do ảnh hưởng từ thị trường thế giới khiến nguồn thu tại đơn vị bị ảnh hưởng lớn.
Điển hình, trên địa bàn quản lí của Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Mỹ Tho, nguồn thu chủ yếu là từ xăng dầu, nhựa đường, máy móc thiết bị. Tuy nhiên, trong 6 tháng đầu năm số thu từ xăng dầu đã giảm 167,25 tỉ đồng, nhựađường giảm 34,88 tỉ đồng... Do những lí do trên, số thu trong 6 tháng đầu năm 2016 tại Chi cục Hải quan cảng Mỹ Tho bị ảnh hưởng rất lớn, giảm 47% so với cùng kì năm 2015.