Hải Phòng công bố quy hoạch 1/2000 xây dựng Cát Hải thành “Đảo thông minh”
Ba nhân tố để phát triển kinh tế
Sớm hoàn thành, đưa cơ sở 2 Bệnh viện Việt Đức và Bạch Mai vào sử dụng
Nhà đầu tư Nhật Bản đề xuất xây dựng nhà máy đốt rác phát điện 20 triệu USD tại Đà Nẵng
Tin Việt Nam - tin trong nước đọc nhanh chiều 06-08-2016
- Cập nhật : 06/08/2016
Đầu tư cụm công nghiệp hàng chục tỷ rồi “đắp chiếu”
Cụm công nghiệp (CCN) BMC, xã Đắk Ha, huyện Đắk G’long được khởi công xây dựng từ năm 2007, dự kiến hoàn thành đi vào hoạt động vào năm 2010 với tổng số vốn hơn 63 tỷ đồng. Thế nhưng, đến nay công trình này vẫn đóng cửa im lìm, các hạng mục ngày một xuống cấp gây lãng phí lớn.
CCN BMC được UBND tỉnh Đắk Nông phê duyệt quy hoạch chi tiết tại Quyết định số 661/QĐ-UB ngày 9/6/2005 với diện tích 28,938ha và được UBND tỉnh này phê duyệt điều chỉnh diện tích quy hoạch lên thành 37,41ha vào 4/2007.
Dự án được tỉnh cho Cty TNHH MTV Vật liệu xây dựng và Xây lắp thương mại BMC thuê đất với giá 496 đồng/m2/năm giai đoạn 2008 - 2011 và 2.644 đồng/m2/năm giai đoạn 2012 - 2017. Sau khi xây dựng, CCN được phân thành các khu như đất xây dựng các nhà máy chế biến nông lâm sản, các nhà máy dệt may, giày da, nhà máy sản xuất vật liệu xây dựng và các nhà máy tiểu thủ công nghiệp... Tuy nhiên, sau gần chục năm triển khai, CCN có giá hàng chục tỷ này vẫn chưa thể đưa vào hoạt động và đang “khát” nhà đầu tư.
Lúc mới nghe có dự án CCN được thành lập tại địa phương, người dân nơi đây khấp khởi vui mừng chờ đón sự đổi thay. Tuy nhiên, chờ, chờ mãi, đến giờ vẫn chỉ thấy lác đác, trơ trọi vài mái nhà điều hành, nhà nghỉ cho cán bộ quản lý và nhà ăn đã bắt đầu hư hỏng, xuống cấp, cỏ mọc um tùm còn nhà máy chẳng thấy đâu.
Anh Phạm Quang Thái (người dân địa phương) cho biết: Cứ nghe bảo CCN chuẩn bị đi vào hoạt động vậy mà đằng đẵng gần chục năm trôi qua vẫn không thấy bóng dáng nhà máy nào. Trong khi đó, đất đai quy hoạch cho CCN thì dành cho cỏ mọc, thật vô cùng lãng phí.
Lý giải về việc CCN chưa thu hút được các doanh nghiệp, ông Trần Ngọc Thành - Trưởng phòng Quản lý công nghiệp Sở Công thương cho biết: Trong các năm vừa qua đã có một số nhà đầu tư liên hệ để thuê đất tại CCN BMC như: Cty TNHH Chế biến nông lâm sản và Dược liệu sạch Đắk Nông, Cty TNHH Bình Minh, Cty TNHH Nguyễn Toàn. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có nhà đầu tư nào triển khai thực hiện dự án đầu tư hoạt động sản xuất trong CCN. Nguyên nhân theo các nhà đầu tư do giá cho thuê đất của CCN BMC khá cao (0,4 USD/m2 tương đương khoảng 8.000 đồng/m2), cao hơn so với giá cho thuê đất tại khu công nghiệp Tâm Thắng trên địa bàn tỉnh. Bên cạnh đó, việc đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng CCN chưa hoàn thành, còn thiếu trạm biến áp, hệ thống xử lý nước thải tập trung.
Trước tình hình đó, để tạo điều kiện thu hút các nhà đầu tư, Sở Công thương đã đề nghị Cty TNHH MTV Vật liệu xây dựng và Xây lắp thương mại BMC xem xét tính toán lại phương án giá cho thuê đất cho phù hợp với tình hình thực tế của tỉnh và giãn thời gian thu tiền thuê đất từ 15 năm lên 25 hoặc 30 năm. Đồng thời, đề nghị BMC nhanh chóng hoàn thành các hạng mục còn thiếu để thu hút các nhà đầu tư.(CafeF)
Thủ tướng đồng ý xây cầu Cát Lái hơn 5.700 tỉ đồng nối Tp.HCM với Đồng Nai
UBND TP.HCM từ đầu năm nay đã kiến nghị Thủ tướng cho phép xây cầu Cát Lái nối với tỉnh Đồng Nai để thay thế bến phà hiện hữu. Theo đề xuất, cầu này có tổng chiều dài toàn tuyến khoảng 4 km (riêng cầu khoảng 3,4 km), thiết kế là loại cầu dây văng có tĩnh không 55m, tối thiểu 4 làn xe.
Theo văn bản truyền đạt của Văn phòng chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã đồng ý chủ trương cho phép bổ sung quy hoạch hai cây cầu thay thế bến phà Cát Lái (nối quận 2 TP HCM và huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai) và bến phà Bình Khánh (nối huyện Cần Giờ và Nhà Bè).
Thủ tướng Chính phủ cũng giao Bộ Giao thông Vận tải rà soát, bổ sung 2 dự án này vào Quy hoạch phát triển giao thông vận tải TP.HCM đến năm 2020 và tầm nhìn sau năm 2020 để làm cơ sở triển khai.
Theo đề xuất, cầu Cát Lái có điểm đầu kết nối với nút giao thông Mỹ Thủy (quận 2, TP.HCM) và điểm cuối cách bến phà hiện hữu khoảng 1,2 km thuộc xã Phú Hữu, đô thị Nhơn Trạch (tỉnh Đồng Nai).
Về hướng tuyến, công trình chạy dọc theo đường Nguyễn Thị Định đến khoảng đầu đường nội bộ số 21 rẽ phải vượt sông Đồng Nai, hướng về đường Lý Thái Tổ – đô thị Nhơn Trạch, sau đó rẽ trái kết nối với đường Lý Thái Tổ.
Dự án có tổng kinh phí đầu tư tạm tính hơn 5.700 tỷ đồng (chưa bao gồm lãi vay và lợi nhuận đầu tư). Trong đó, chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng khoảng 1.225 tỷ đồng.
Theo UBND TP.HCM, việc sớm đầu tư xây dựng hoàn chỉnh công trình cầu thay phà Cát Lái sẽ đáp ứng nhu cầu vận tải ngày càng gia tăng theo tác động tương hỗ với sự phát triển kinh tế xã hội tại khu vực, kéo giảm ùn tắc giao thông (tạo sự thông thoáng cho luồng xe container ra vào cảng Cát Lái), rút ngắn thời gian đi lại, từng bước hoàn chỉnh hệ thống giao thông của khu vực nói riêng và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam nói chung.
Trước đó, hồi tháng 4, trong công văn gửi UBND TP HCM, UBND tỉnh Đồng Nai cho biết ủng hộ chủ trương đầu tư dự án xây cầu thay phà Cát Lái theo hình thức Hợp đồng BOT. Sau đó, một công ty xây dựng cũng có tờ trình Thành ủy và UBND thành phố đề xuất thực hiện dự án xây dựng cầu thay phà Cát Lái theo hình thức đối tác công tư (PPP).
Phà Cát Lái nối quận 2 (TP.HCM) và huyện Nhơn Trạch (tỉnh Đồng Nai) được nhiều người lựa chọn để đi từ TP.HCM về Vũng Tàu, Đồng Nai… vì đoạn đường rút ngắn hơn so với đi Quốc lộ 51 hơn 10 km. Mỗi ngày có hơn 45.000 phương tiện và hành khách qua lại nút giao thông này. Cao điểm, vào các dịp lễ, Tết số phương tiện qua phà lên đến 80-90.000 lượt, khiến dòng xe phải xếp hàng dài chờ qua phà.(cafeF)
Nhiều doanh nghiệp “gục ngã” do tồn kho
Sự kiện Công ty CP Tập đoàn Kỹ nghệ Gỗ Trường Thành (mã chứng khoán TTF) bị thất thoát 980 tỷ đồng hàng tồn kho trong quá trình kiểm kê đã gióng lên một hồi chuông báo động đối với hoạt động quản trị tại các doanh nghiệp. Thực tế, Gỗ Trường Thành không phải trường hợp đầu tiên khốn đốn với hàng tồn kho.
Hàng tồn kho “biến mất”
Khác với Gỗ Trường Thành, hàng tồn kho của một số doanh nghiệp đôi khi “bốc hơi” một cách hết sức khó hiểu mà không có lời giải thích nào thỏa đáng.
Còn nhớ quý IV/2014, Công ty CP Việt An (Anvifish) bỗng dưng gây tiếng vang trên thị trường chứng khoán với khoản lỗ kỷ lục lên tới 735 tỷ đồng. Nguyên nhân được Công ty cho biết là do thực hiện kiểm kê, đánh giá lại giá trị thực thành phẩm tồn kho và chi phí dở dang vùng nuôi. Kết quả, từ 512 tỷ đồng hàng tồn kho đầu năm, đến cuối năm 2014, giá trị hàng tồn kho của Anvifish chỉ còn gần 16 tỷ đồng. Số liệu có chênh lệch một chút sau kiểm toán, nhưng không đáng kể.
Vấn đề đặt ra là, ngay cả khi Công ty bán hàng dưới giá vốn, cũng không đủ cơ sở để giải thích cho mức giảm hơn 500 tỷ đồng của khoản mục hàng tồn kho (từ 572 tỷ đồng xuống còn 19 tỷ đồng - căn cứ báo cáo kiểm toán 2014 của Anvifish). Cả năm 2014, doanh thu bán hàng và giá vốn hàng bán ghi nhận của Công ty chỉ lần lượt là 155 tỷ đồng và 191 tỷ đồng. Và kỳ lạ hơn, khoản lỗ khổng lồ của Anvifish dường như không đến từ hàng tồn kho, mà là ở hoạt động khác không được Công ty công bố cụ thể.
Những đối tượng chịu tổn thất nặng nề nhất trong vụ việc của Anvifish chính là người lao động và các cổ đông của Công ty. Cổ phiếu AVFlừng lẫy một thời, sau khoản lỗ 912 tỷ đồng năm 2014 (số liệu báo cáo kiểm toán), đã bị hủy niêm yết và chuyển sang giao dịch trên sàn UpCOM. Tuy nhiên, không có cá nhân, tổ chức nào chịu trách nhiệm cho những tổn thất nặng nề nói trên. Hiện tại AVF đang được giao dịch èo uột tại UpCOM với mức giá 400 đồng/CP. Tài sản của cổ đông Anvifish gần như đã về con số không.
Trong báo cáo tài chính, hàng tồn kho là khoản mục mà nhà đầu tư đại chúng khó có khả năng kiểm chứng.
Không kém phần ly kỳ là trường hợp của Công ty CP Thủy hải sản Việt Nhật (mã chứng khoán VNH), một công ty có vốn điều lệ 80 tỷ đồng. Năm 2012, Việt Nhật lỗ ròng 9,6 tỷ đồng với nguyên nhân chính là xử lý hàng kém phẩm chất (lỗ 11,5 tỷ đồng). Cũng với lý do này, năm 2013, Công ty báo lỗ 38,3 tỷ đồng nhưng may mắn thoát lỗ cả năm nhờ hoạt động khác (thanh lý nhà xưởng). Đến năm 2014, vẫn điệp khúc xử lý hàng kém phẩm chất, Việt Nhật lỗ ròng 43,5 tỷ đồng. Theo tính toán của chúng tôi, chỉ riêng việc đánh giá lại hàng tồn kho, trong 3 năm liên tiếp từ 2012 - 2014, khoản lỗ của doanh nghiệp này đã lên tới 83,7 tỷ đồng. Một lượng tài sản lớn hơn vốn điều lệ đã bốc hơi chỉ với một nghiệp vụ “đánh giá lại”.
Đằng sau vụ việc
Một điều dễ nhận thấy, trong báo cáo tài chính, hàng tồn kho là khoản mục mà nhà đầu tư đại chúng khó có khả năng kiểm chứng. Những vụ việc khó hiểu như với Anvifish hay Thủy hải sản Việt Nhật đến nay vẫn chưa có kết luận cuối cùng, cho dù cổ đông của các công ty này đã từng lên tiếng mạnh mẽ trên các phương tiện truyền thông về những khuất tất trong việc quản trị doanh nghiệp. Mọi việc cứ thế chìm vào quên lãng, tài sản của cổ đông vẫn bay hơi khi giá cổ phiếu lao dốc.
Trong cuộc ĐHĐCĐ thường niên 2015 của Công ty CP MT Gas, con số chênh lệch hàng tồn kho 6,2 tỷ đồng đã được đưa ra bàn luận sôi nổi. Những mâu thuẫn nội bộ của Công ty vì vậy cũng được hé lộ. Được biết, kiểm toán đã từ chối đưa ý kiến kiểm toán đối với báo cáo tài chính 2014 của MT Gas (là nguyên nhân khiến cổ phiếu MTG của Công ty bị hủy niêm yết) do những sai lệch nói trên. Tại ĐHĐCĐ, lãnh đạo MT Gas cho biết đang nhờ các cơ quan chức năng can thiệp để thu hồi 6,2 tỷ đồng đối với cựu Tổng giám đốc Công ty. Vị cựu Tổng giám đốc này, theo đại diện MT Gas cho biết, đã nhận trách nhiệm về chênh lệch nói trên, nhưng chỉ đồng ý đền bù 1,2 tỷ đồng.
Sự việc nói trên cho thấy, cá nhân lãnh đạo một doanh nghiệp có thể không quá khó khăn khi can thiệp vào việc quản lý hàng tồn kho, hạch toán trên sổ sách. Những chênh lệch có thể có, về mặt lý thuyết, sẽ phải do một cá nhân hoặc nhóm quản lý chịu trách nhiệm. Tại các doanh nghiệp sản xuất, giá trị hàng tồn kho lên tới hàng trăm, hàng nghìn tỷ đồng, không ngoại trừ, sẽ liên quan trực tiếp đến lợi ích của một số cá nhân hoặc nhóm nào đó trong doanh nghiệp.
Nhà đầu tư, rất tiếc, lại hoàn toàn thụ động, đứng ngoài câu chuyện, cho dù đó là đối tượng dễ tổn thương nhất! (Báo đầu thầu)
Phó Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng: Điều hành lãi suất năm nay rất khó!
“Nhiều ý kiến chuyên gia và bản thân Ngân hàng Nhà nước (NHNN) thấy rằng điều hành lãi suất năm nay rất khó khăn”.
Trao đổi với báo chí, bà Nguyễn Thị Hồng cho biết, bước vào năm 2016, nhiều ý kiến chuyên gia và bản thân NHNN thấy rằng điều hành lãi suất năm nay rất khó khăn. Nhưng để giảm lãi suất, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp thì hàng ngày NHNN điều tiết lãi suất hợp lý để làm sao đạt được mục tiêu ổn định mặt bằng lãi suất và ngăn xu hướng điều chỉnh tăng lãi suất đã diễn ra tại một số ngân hàng trong những tháng đầu năm, giúp tổ chức tín dụng dễ dàng tiếp cận vốn trên thị trường liên ngân hàng với mức lãi suất tương đối thấp và không phải tăng lãi suất huy động tiền gửi tổ chức và dân cư.
Đồng thời, khi chỉnh sửa Thông tư 36, NHNN đã đưa ra lộ trình phù hợp hơn đối với những điều chỉnh tỉ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn cũng như hệ số rủi ro với các khoản cho vay liên quan đến bất động sản. Thống đốc cũng chỉ đạo các tổ chức tín dụng phải tiết kiệm chi phí hoạt động cân đối sử dụng vốn cho hợp lý để giảm áp lực tăng lãi suất cho vay và giúp ổn định lãi suất thị trường.
Về ý kiến lo ngại lãi suất tiền đồng giảm tiếp sẽ gây áp lực lên tỉ giá, bà Hồng nói: “Đúng là lãi suất tiền đồng giảm xuống thì sẽ áp lực tăng tỉ giá. Đó là diễn biến rõ trong suốt những năm qua. Tuy nhiên, năm 2016 rất khác biệt khi NHNN chuyển sang cách thức điều hành tỉ giá mới. Việc công bố tỉ giá trung tâm có lên, có xuống hàng ngày đã giảm tâm lý găm giữ ngoại tệ, chính vì vậy áp lực tăng tỉ giá khi lãi suất VND ở mức thấp đã giảm đi rất nhiều”.
Cũng theo bà Hồng, tăng trưởng tín dụng đến cuối tháng 6 đã đạt mức 8,16%, cao hơn một chút so với cùng kỳ năm ngoái và khá phù hợp với chỉ tiêu định hướng đã đề ra từ đầu năm. Từ nay đến cuối năm NHNN cũng sẽ điều hành các giải pháp để tăng trưởng tín dụng đạt 18-20% trong năm 2016.