Giàn khoan HD-981 vào vùng chồng lấn trên Biển Đông
Giàn khoan HD-981 đang di chuyển trên Biển Đông, dự kiến hoạt động tại khu vực các giếng Lăng thủy 31-1-1 và 25-2-1.
Giàn khoan HD-981 của Trung Quốc. Ảnh: Xinhua.
Theo nguồn tin riêng của Zing.vn, lúc 0h13 ngày 3/4, giàn khoan bán chìm HD-981 của Trung Quốc bắt đầu rời tây tây nam Tam Á 3 hải lý, di chuyển về hướng đông nam với vận tốc 3 hải lý/giờ. Đến 5h45 cùng ngày, giàn khoan nằm tại vị trí cách Tam Á 20 hải lý về phía nam đông nam. Nó tiếp tục di chuyển theo hướng nam đông nam với vận tốc 3,6 hải lý/giờ.
Cụ thể, HD-981 sẽ hoạt động tại hai giếng Lăng Thủy 31-1-1 có tọa độ (17o03’03’’Bắc/110o04’49’’Đông) và Lăng Thủy 25-2-1 có tọa độ (17o05’38’’Bắc/110o00’36’’Đông).
Trao đổi với với Zing.vn về việc giàn khoan HD-981 di chuyển trên Biển Đông, nguồn tin từ Cảnh sát biển Việt Nam, cho biết, lực lượng chức năng Việt Nam đang theo dõi các hoạt động của giàn khoan Trung Quốc.
Trung Quốc nhiều lần đưa giàn khoan bán chìm HD-981 vào Biển Đông kèm theo lệnh cấm tàu thuyền tiếp cận, gây cản trở cho giao thông trên biển. Trung Quốc cũng từng hạ đặt trái phép giàn khoan HD-981 trong thềm lục địa, vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam vào năm 2014. Các hoạt động phi pháp này diễn ra trong suốt 75 ngày bất chấp các hoạt động xua đuổi của tàu công vụ Việt Nam.
Bản đồ Vịnh Bắc Bộ và quần đảo Hoàng Sa trên Biển Đông. Giàn khoan HD-981 của Trung Quốc đang hoạt động ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ. Đồ họa:WSJ.
Nguồn tin cho biết thêm, vị trí giàn khoan HD-981 đang di chuyển nằm ở ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ. Nó thuộc khu vực chồng lấn mà phía Việt Nam và Trung Quốc đang đàm phán. Những thông tin cụ thể hơn về hoạt động của HD-981 vẫn đang được phía Việt Nam theo dõi.
<div ncenter"="">
HD-981 là giàn khoan nửa nổi nửa chìm, có chiều dài 114 m, chiều rộng 90 m, chiều cao 137 m và khối lượng 31.000 tấn. Diện tích mặt sàn của nó bằng một sân bóng đá tiêu chuẩn.
Tổng công ty Dầu khí Hải Dương Trung Quốc (CNOOC) hạ thủy giàn khoan HD-981 vào giữa năm 2012. Hiện tại, HD-981 thuộc quyền quản lý của công ty dịch vụ Bãi dầu Trung Quốc (COSL), đơn vị trực thuộc CNOOC.
Dự án ống nước sông Đà: Phó thủ tướng đồng ý dừng ký với nhà thầu Trung Quốc
Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đồng ý kiến nghị của UBND thành phố Hà Nội về việc yêu cầu tạm dừng việc ký kết hợp đồng với nhà thầu Trung Quốc cung cấp vật tư ống gang dẻo cho dự án ống nước sông Đà số 2.
Cụ thể, Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc giao Bộ Xây dựng phối hợp với UBND TP. Hà Nội và các cơ quan liên quan chỉ đạo Tổng công ty Vinaconex - chủ đầu tư Dự án tiếp thu ý kiến của UBND TP. Hà Nội, chỉ đạo thực hiện dự án theo đúng quy định, đáp ứng yêu cầu cung cấp nước sạch cho nhân dân Thủ đô.
Thời gian qua, một số cơ quan thông tin đại chúng đã đăng bài nêu lên những lo ngại về việc lựa chọn vật liệu xây dựng tuyến ống giai đoạn 2 của dự án hệ thống cấp nước chuỗi đô thị Sơn Tây - Hòa Lạc - Xuân Mai - Miếu Môn - Hà Nội - Hà Đông.
Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã yêu cầu UBND TP Hà Nội chủ trì, phối hợp với Bộ Xây dựng rà soát toàn bộ quá trình thực hiện dự án trên cơ sở đó, có đánh giá làm rõ những thông tin gần đây mà dư luận đề cập liên quan đến dự án, khẩn trương báo cáo Thủ tướngChính phủ (đề xuất rõ những giải pháp - nếu có) để bảo đảm dự án được thực hiện có hiệu quả, đúng tiến độ và theo đúng quy định của pháp luật.
Thực hiện chỉ đạo của Phó thủ tướng, UBND TP. Hà Nội đã chủ trì, phối hợp với Bộ Xây dựng rà soát toàn bộ quá trình thực hiện dự án.
Dự án hệ thống cấp nước chuỗi đô thị Sơn Tây - Hòa Lạc - Xuân Mai - Miếu Môn - Hà Nội - Hà Đông đã được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận đầu tư tại Văn bản số 1285/CP-CN ngày 24/9/2003, công suất 600.000 m3/ngày đêm và giao Vinaconex làm chủ đầu tư dự án. Giai đoạn 1 của Dự án đã hoàn thành từ năm 2009 với công suất 300.000 m3/ngày đêm và hiện đang cung cấp nước sạch cho nhân dân Thủ đô trung bình khoảng 200.000 m3/ngày đêm.
Đến nay, nhà máy nước Sông Đà mở rộng phạm vi cấp nước cho các khu vực quận Cầu Giấy, Thanh Xuân. Do xảy ra sự cố vỡ đường ống nước liên tục giai đoạn 1, ảnh hưởng đến an ninh cấp nước cho người dân Thủ đô Hà Nội nên việc đầu tư xây dựng tuyến ống giai đoạn 2 là rất cấp thiết.
Do vậy, UBND TP. Hà Nội đã kiến nghị Thủ tướng Chính phủ yêu cầu chủ đầu tư Dự án tạm dừng việc ký kết hợp đồng với Nhà thầu cung cấp vật tư ống gang dẻo cho dự án để nghiên cứu, đánh giá kỹ các vấn đề liên quan đến dự án.
Hà Nội cho phép các khu tập thể cũ xây cao tới 25 tầng
Tầng cao tối đa một số khu tập thể cũ ở Hà Nội như sau: Khu Văn Chương (18 tầng); Nguyễn Công Trứ (25 tầng), Giảng Võ, Hào Nam, Ngọc Khánh (21 tầng), các khu Thành Công, Khương Thượng, Vĩnh Hồ, Nam Đồng, Kim Liên, Láng Hạ, Phương Mai, Thanh Nhàn… (24 tầng).
Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Nguyễn Đức Chung vừa kỳ ban hành Quyết định Ban hành Quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc công trình cao tầng trong khu vực nội đô lịch sử Hà Nội.
Quy chế này được áp dụng trên khu vực có quy mô diện tích khoảng 3.881 ha, thuộc địa giới hành chính của 5 quận: Ba Đình, Đống Đa, Hoàn Kiếm, một phần phía Bắc quận Hai Bà Trưng và một phần phía Nam của quận Tây Hồ.
Việc quản lý, kiểm soát về quy hoạch, kiến trúc đối với các công trình cao tầng trong khu vực nội đô lịch sử, thành phố Hà Nội được thực hiện trên cơ sở đảm bảo đúng định hướng Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội.
Theo quy chế, Hà Nội cho phép nghiên cứu xây dựng công trình cao tầng tại hai bên đường vành đai, trục hướng tâm, tuyến phố chính, khu vực điểm nhấn. Khu vực Vành đai I, chiều cao tối đa công trình là 24 tầng, 86m; Vành đai 2, chiều cao tối đa 27 tầng, 97m; đường ven đê Sông Hồng, chiều cao 21 tầng, 76m…
Đối với dự án tái thiết đô thị là tập thể cũ có quy mô 2 ha trở lên, phải bảo đảm các điều kiện tạo nhiều không gian mở, hạn chế tăng dân số, bố trí đất cho công trình giáo dục, tăng cây xanh, diện tích công cộng.
Tầng cao tối đa một số khu tập thể cũ ở Hà Nội như sau: Khu Văn Chương (18 tầng); Nguyễn Công Trứ 25 tầng; Giảng Võ, Hào Nam, Ngọc Khánh 21 tầng; các khu Thành Công, Khương Thượng, Vĩnh Hồ, Nam Đồng, Kim Liên, Láng Hạ, Phương Mai, Thanh Nhàn… 24 tầng.
Quy định về hình thức, chi tiết kiến trúc của công trình cao tầng phải hiện đại, hài hòa với cảnh quan, kiến trúc khu vực, phù hợp với môi trường khí hậu.
Ngoài ra, chỉ tiêu sử dụng đất phải tuân thủ các quy định về khoảng lùi, mật độ xây dựng, dân số... theo quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết, thiết kế đô thị, quy chuẩn, tiêu chuẩn hiện hành liên quan.
Thủ tướng yêu cầu thanh tra việc sử dụng đất tại các nông, lâm trường
Thủ tướng yêu cầu Thanh tra Chính phủ chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và môi trường, các bộ, ngành liên quan và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương lập kế hoạch và tổ chức thực hiện thanh tra việc quản lý và sử dụng đối với đất có nguồn gốc từ nông, lâm trường quốc doanh.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vừa ra chỉ thị về thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về tăng cường quản lý đất đai có nguồn gốc từ nông trường, lâm trường quốc doanh do các công ty nông nghiệp, công ty lâm nghiệp, ban quản lý rừng và các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng.
Thủ tướng cho biết hiện nay, việc quản lý, sử dụng đất tại các nông, lâm trường vẫn còn một số tồn tại, hạn chế như: Hiệu quả sử dụng đất chưa cao; hệ thống số liệu, tài liệu, bản đồ về đất đai chưa đầy đủ và thiếu chính xác.
Ngoài ra, ranh giới sử dụng đất nhiều nơi chưa được xác định rõ trên thực địa; tình trạng tranh chấp, vi phạm pháp luật về đất đai còn phức tạp; việc chuyển sang thuê đất theo quy định của pháp luật còn chậm; diện tích đất bàn giao cho địa phương chủ yếu được thực hiện trên sổ sách, chưa có hồ sơ địa chính để quản lý, sử dụng...
Do vậy, Thủ tướng yêu cầu Thanh tra Chính phủ chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và môi trường, các bộ, ngành liên quan và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương lập kế hoạch và tổ chức thực hiện thanh tra việc quản lý và sử dụng đối với đất có nguồn gốc từ nông, lâm trường quốc doanh.
Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn cùng các bộ, ngành liên quan thực hiện kiểm tra, kiểm soát việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng đất đối với đất có nguồn gốc từ nông, lâm trường quốc doanh.
Các bộ ngành liên quan phải đề ra giải pháp, xây dựng lộ trình đến hết năm 2016 có phương án, kế hoạch giải quyết dứt điểm cơ bản tình trạng tranh chấp đất đai; xử lý các vi phạm pháp luật, đặc biệt là tình trạng lấn chiếm, chuyển nhượng, chuyển mục đích, cho thuê, cho mượn, giao khoán đất trái pháp luật, không thực hiện hoặc chậm thực hiện nghĩa vụ tài chính.
Tập trung chỉ đạo sớm giải quyết dứt điểm các trường hợp tự ý xây dựng công trình, nhà ở, cư trú trái pháp luật trong phạm vi đất, rừng do các công ty nông, lâm nghiệp quản lý. Thu hồi tài sản, đất đai và tài chính cho Nhà nước theo quy định của pháp luật.
Thủ tướng giao UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm chỉ đạo các sở, ngành có liên quan tổ chức thực hiện rà soát, xác định ranh giới, cắm mốc giới, đo đạc, lập bản đồ địa chính và hồ sơ ranh giới sử dụng đất; thực hiện thủ tục cho thuê đất, xác định giá đất, thu tiền thuê đất; cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo đúng quy định của pháp luật đối với các công ty nông, lâm nghiệp thực hiện sắp xếp theo Nghị định số 118/2014/NĐ-CP.
Đồng thời, xây dựng và thực hiện đề án tăng cường quản lý đối với đất đai có nguồn gốc từ các nông, lâm trường quốc doanh giai đoạn 2016-2020 tại địa phương; thanh tra, kiểm tra, kiểm soát, giải quyết tranh chấp, xử lý vi phạm pháp luật đất đai có nguồn gốc từ các nông, lâm trường quốc doanh. Tiếp nhận và có phương án sử dụng quỹ đất được các công ty nông, lâm nghiệp và các tổ chức chuyển đổi từ các nông, lâm trường quốc doanh bàn giao cho địa phương trong quá trình rà soát, sắp xếp.
UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chủ động bố trí ngân sách địa phương để thực hiện các nhiệm vụ quản lý đất đai ở địa phương, đảm bảo dành tối thiểu 10% các khoản thu từ tiền sử dụng đất để đầu tư cho công tác đo đạc, lập bản đồ địa chính, đăng ký và cấp Giấy chứng nhận; trong đó cần ưu tiên thực hiện đối với đất có nguồn gốc từ nông, lâm trường quốc doanh.
Các tỉnh cần thực hiện công khai, minh bạch, phát huy dân chủ, có chính sách ưu tiên đối với đồng bào dân tộc thiểu số, hộ gia đình và cá nhân nghèo cư trú tại vùng sâu, vùng xa, khu vực biên giới, hải đảo trong quá trình thực hiện chính sách, pháp luật về đất đai tại địa phương.
Campuchia bắt 4 người nghi là ngư dân Việt
Các ngư dân này có thể phải đối mặt với án tù từ ba đến 5 năm nếu nhà chức trách Campuchia kết luận họ đánh bắt trái phép trong vùng biển của nước này.
Bốn người bị cảnh sát Campuchia bắt hôm 26/2. Ảnh: Khmer Times
Chính quyền tỉnh Koh Kong ở ven bờ vịnh Thái Lan, phía tây nam Campuchia, hôm qua truy tố và tạm giam các ngư dân được cho là người Việt Nam tại nhà tù Prey Sar với cáo buộc đánh bắt trái phép, Khmer Times dẫn lời một quan chức tòa án cho hay. Những người này bị bắt ở quận Kirisakor hôm 26/2.
Theo ông Pich Vichea Thour, thẩm phán tham gia điều tra, các ngư dân bị cáo buộc "xâm phạm vùng biển mà không có sự cho phép của Campuchia và đánh bắt trái phép", theo Điều 29 trong Luật nhập cư và Điều 98 theo Luật đánh bắt của nước này.
Ông Ly Sovannara, một quan chức thuộc cảnh sát hình sự tại Bộ Nội vụ Campuchia, cho biết các ngư dân trên đánh bắt bằng kích điện. Nếu bị kết tội, họ sẽ phải chịu án tù 3-5 năm.
Cảnh sát cũng thu giữ hai tàu cùng các ngư cụ. Có 20 ngư dân khác đã chạy thoát khi cảnh sát Campuchia đến.
(
Tinkinhte
tổng hợp)