Xung quanh thông tin mở cửa cho gia cầm Trung Quốc nhập khẩu chính ngạch vào Việt Nam, các chuyên gia đã bày tỏ lo lắng trước nguy cơ ngành chăn nuôi gia cầm gặp “đại họa”, còn người dân thì phải ăn toàn thịt “rác”.
Tin Việt Nam - tin trong nước đọc nhanh chiều 06-04-2016
- Cập nhật : 06/04/2016
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: “Tôi rất thanh thản”
“Không đổi chủ quyền lấy hữu nghị viển vông, lệ thuộc” là phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khi trả lời phỏng vấn Hãng thông tấn AP và Reuters về tình hình Biển Đông cũng như các biện pháp giải quyết của Việt Nam trước việc Trung Quốc đưa trái phép giàn khoan 981 vào vùng biển nước ta (tháng 5-2014) - Ảnh: Reuters
* Phóng viên: Thưa Thủ tướng, Thủ tướng đã tham gia 6 khóa Trung ương, 4 khóa Bộ Chính trị, 2 nhiệm kỳ là Phó thủ tướng thường trực và 10 năm đảm nhiệm trọng trách người đứng đầu Chính phủ. Ngày 6-4-2016, theo chương trình làm việc của Quốc hội, đồng chí sẽ thôi làm nhiệm vụ Thủ tướng Chính phủ. Xin Thủ tướng cho biết những cảm nghĩ của mình?
- Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Tôi rất thanh thản. Sau gần 55 năm chiến đấu, công tác, được Đảng, Nhà nước cho nghỉ chính sách, được trở về sống với đời thường, được thường xuyên quây quần với gia đình con cháu và được sống trong một đất nước hòa bình, thống nhất, độc lập, đang trên đà hội nhập, phát triển và sánh vai với bạn bè trên thế giới, tôi cảm thấy hạnh phúc.
Tôi chân thành cảm ơn những tình cảm cũng như sự ủng hộ, giúp đỡ quý báu của đồng chí, đồng bào và bạn bè quốc tế.
Tôi luôn biết ơn sự hi sinh to lớn của đồng chí, đồng bào chúng ta để đất nước mình có được ngày hôm nay.
* Thưa Thủ tướng, xin Thủ tướng cho biết khi rời khỏi chính trường, những điều gì mà Thủ tướng cảm thấy còn trăn trở, day dứt nhất?
- Hơn nửa thế kỷ qua, tôi luôn hết lòng, hết sức - kể cả bằng máu xương, tính mạng của mình - để phấn đấu hoàn thành chức trách nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó. Chỉ tiếc là trong khả năng có hạn, tôi đã không làm được nhiều hơn nữa, tốt hơn nữa cho dân, cho nước.
Những hạn chế, yếu kém, khuyết điểm mà Đảng, Nhà nước và nhân dân ta chỉ ra có phần trách nhiệm của tôi trong thực hiện các nhiệm vụ được giao, nhất là trách nhiệm chính trị trên cương vị người đứng đầu Chính phủ - cơ quan hành chính nhà nước cao nhất, thực hiện quyền hành pháp. Đây cũng chính là những trăn trở, day dứt nhất của tôi.
* Xin Thủ tướng cho biết Thủ tướng có mong muốn gì với những người kế nhiệm?
- Tôi chỉ có một mong muốn là Đảng, Nhà nước ta thật sự vững mạnh, đoàn kết, trong sáng, gắn bó máu thịt với nhân dân; đổi mới mạnh mẽ, vượt qua những nhận thức, phương thức không còn phù hợp, tất cả vì lợi ích của quốc gia dân tộc; giữ vững hòa bình và bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, biển đảo quốc gia; bảo đảm dân chủ, tự do, pháp quyền; thực hiện nhất quán, hiệu quả mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh và phát triển nhanh - bền vững, hội nhập thành công và tiến cùng thời đại.
Làm được những điều này là hồng phúc của đất nước ta, dân tộc ta. Tôi đặt niềm tin vào những người kế nhiệm.(Tuổi Trẻ)
Cần cải thiện đầu tư vào nông nghiệp
Sự thành công của DN đầu tư vào nông nghiệp được nhìn thấy rõ nét nhất là khi niêm yết trên sàn chứng khoán.
Thời gian gần đây, mặc dù đã có những DN lớn, với tài sản “tỷ đô” trên sàn chứng khoán đầu tư vào nông nghiệp như Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai với các mảng sản phẩm mía đường, bắp, cao su bắt đầu tạo ra doanh thu và lợi nhuận và có xu hướng tăng dần. Do sản xuất quy mô lớn, kết hợp áp dụng khoa học kỹ thuật triệt để, nên sản phẩm nông nghiệp của Hoàng Anh Gia Lai có biên lợi nhuận lớn (30% - 40%), vượt xa so với các công ty cùng ngành (chỉ ở mức 10% - 20%).
Bên cạnh đó, còn là Tập đoàn Vingroup đầu tư 2.000 tỷ đồng vào Công ty VinEco sản xuất rau sạch, hay Tập đoàn Hòa Phát tham gia thị trường thức ăn chăn nuôi với vốn đầu tư là 300 tỷ đồng, kỳ vọng thị phần mục tiêu 10 năm tới là 10%...
Nhưng theo các chuyên gia, khả năng thu hút đầu tư vào nông nghiệp hiện còn rất thấp, chỉ chiếm 5,4% – 5,6% trong tổng mức đầu tư của toàn xã hội. Chỉ có 1% DN đầu tư vào nông nghiệp, và 90% DN hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp có vốn dưới 10 tỷ đồng. Trong thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), lĩnh vực nông nghiệp cũng rất khiêm tốn, chiếm 2,17% tổng vốn FDI vào Việt Nam. Trong nhiều năm liền, từ 2013 đến nay, mức độ tăng trưởng vốn FDI vào nông nghiệp chỉ trong khoảng 0,4% (2013) đến 1,6% (2015).
Ông Bùi Trinh, Chuyên gia kinh tế Tổng cục Thống kê cho rằng, không chỉ cơ cấu về giá trị gia tăng của nhóm ngành nông nghiệp giảm, mà tốc độ tăng trưởng của nhóm ngành này thấp và có xu hướng ngày càng sút giảm trong những năm gần đây. Nguyên nhân chủ yếu là do chi phí đầu vào tăng cao, khiến giá trị gia tăng của nhóm ngành nông nghiệp ngày càng xuống dốc.
Cụ thể ba năm trở lại đây, giá chi phí đầu vào của ngành nông nghiệp (giống, phân bón thuốc trừ sâu, thức ăn chăn nuôi...) ngày càng tăng, hầu hết phải nhập khẩu từ nước ngoài hoặc của các DN FDI.
Ngoài ra, chính sách thuế cũng góp phần làm tăng giá thành các sản phẩm này. Điều này khiến cho DN ngành nông nghiệp khi bán sản phẩm của mình trong nước không thể cạnh tranh về giá thành, triệt tiêu động cơ đầu tư để làm các sản phẩm phụ trợ.
Về thu hút vốn FDI, theo chuyên gia Vũ Thị Minh, Trường đại học Kinh tế quốc dân thì, ba năm gần đây thì tỷ lệ FDI trong lĩnh vực nông nghiệp trong tổng FDI đăng ký vào Việt Nam có tăng, nhưng chưa xứng với tầm của ngành sản xuất nhiều sản phẩm xuất khẩu chủ lực như nông nghiệp.
Con số tăng trưởng (so với các ngành khác) còn rất thấp, ba năm gần đây, từ 2013 - 2015, tỷ lệ FDI trong lĩnh vực nông nghiệp trong tổng FDI đăng ký vào Việt Nam tương ứng là 0,4% và 0,6% và 1,6%. Lý do việc vốn FDI ít đổ vào lĩnh vực nông nghiệp ở Việt Nam bao gồm thời gian thu hồi vốn dài và tỷ lệ lợi nhuận thấp, rủi ro cao, các chính sách chưa phù hợp…
Và mặc dù đã có 50 quốc gia, vùng lãnh thổ đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp của Việt Nam. Nhưng một phần ba tổng số lượng FDI đến từ Đài Loan và Hồng Kông. Các nước tiên tiến trong lĩnh vực nông lâm thủy sản như Hoa Kỳ, Pháp, Australia, Canada… chiếm tỷ lệ rất nhỏ về số lượng dự án và giá trị vốn.
Sự thành công của DN đầu tư vào nông nghiệp được nhìn thấy rõ nét nhất là khi niêm yết trên sàn chứng khoán. Hiện nay, quy mô DN nông nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán rất nhỏ, chỉ khoảng 20 DN. Quy mô vốn hóa của cả ngành cũng khá nhỏ, khoảng 3% vốn hóa toàn thị trường.
Trong đó, DN có quy mô vốn lớn nhất đang hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp hiện nay (khoảng 18.000 tỷ đồng) là Hoàng Anh Gia Lai. Kế đến là mía đường, thứ ba là thủy sản (Tập đoàn Minh Phú, Công ty cổ phần Hùng Vương). DN đầu tư vào nông nghiệp đang trong bối cảnh “kẻ ở người đi”. Và thực tế, thị trường cũng chứng kiến nhiều DN nhanh chóng rút khỏi lĩnh vực nông nghiệp sau một thời gian ngắn, khi giá các mặt hàng nông sản sụt giảm thất thường, thời tiết không thuận lợi… (TBNH)
Thủ tướng đồng ý áp dụng cơ chế đặc thù cho Nhà máy nhiệt điện Long Phú III
Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn Tập đoàn Dầu Khí Việt Nam thực hiện theo quy định.
Bộ Công Thương chỉ đạo, hướng dẫn Tập đoàn Dầu Khí Việt Nam (PVN) khẩn trương lập điều chỉnh quy hoạch Trung tâm Điện lực Long Phú và triển khai các thủ tục chuẩn bị đầu tư Dự án, trình duyệt theo quy định.
Trước đó, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2011-2020 có xét đến năm 2030, trong đó Trung tâm Điện lực Long Phú hiện có 3 nhà máy nhiệt điện, gồm: Dự án Long Phú I (2x600 MW) do PVN đang thực hiện đầu tư, đưa vào vận hành năm 2018 - 2019; Dự án Long Phú II (công suất 2x660MW) do Công ty TATA Power của Ấn Độ đang triển khai các thủ tục đầu tư theo hình thức hợp đồng BOT, dự kiến đưa vào vận hành trong năm 2021-2022; Dự án Long Phú III có quy mô công suất 3x600MW, Thủ tướng Chính phủ giao PVN đầu tư, đưa vào vận hành năm 2021-2022.
Thuốc lá Thăng Long chính thức thành công ty mẹ có vốn chủ sở hữu hơn 1.100 tỷ đồng
Trước đó, tại Quyết định 166/2013/QĐ-TTg và các văn bản liên quan, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án tái cơ cấu Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam giai đoạn 2012-2015, với mục tiêu tiếp tục phát huy vai trò chủ đạo của Vinataba trong việc triển khai và thực hiện các chủ trương chính sách của Nhà nước đối với ngành thuốc lá Việt Nam.
Thực hiện đề án này, Vinataba đã xây dựng tiểu đề án tái cơ cấu Công ty Thuốc lá Thăng Long, Công ty Thuốc lá Thanh Hóa, Công ty Thuốc lá Bắc Sơn và Công ty Thuốc lá Đà Nẵng hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con với nòng cốt chính là Công ty Thuốc lá Thăng Long.
Sau khi tiếp nhận 3 đơn vị, tổng tài sản hợp nhất của nhóm công ty mẹ - công ty con này đạt hơn 3.600 tỷ đồng, tổng vốn chủ sở hữu đạt hơn 1.100 tỷ đồng, tổng doanh thu thuần đạt 4.581 tỷ đồng và nộp ngân sách 2.959 tỷ đồng.
Để ổn định tình hình trong giai đoạn tiếp theo thực hiện quá trình tái cơ cấu, đảm bảo nguyên tắc từng bước, thận trọng và hiệu quả, công tác bàn giao bước đầu tập trung vào hoạt động sản xuất kinh doanh, tài sản, tài chính, nguồn lực con người. Bước tiếp theo, khi các đơn vị đã hoạt động ổn định, Vinataba sẽ tiếp tục bàn giao các công tác khác như công tác Đảng, công đoàn, đoàn thanh niên.
Năm 2014, Vinataba cũng đã thực hiện thành công mô hình thí điểm tái cơ cấu, tổ chức lại Công ty Thuốc lá Sài Gòn, Công ty Thuốc lá An Giang, Công ty Thuốc lá Đồng Tháp hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con, trong đó Công ty Thuốc lá Sài Gòn là Công ty mẹ.
Như vậy, sau gần 2 năm triển khai, Đề án tái cơ cấu ngành thuốc lá được thực hiện theo đúng mục tiêu mà Chính phủ đặt ra, góp phần đưa ra các sản phẩm có chất lượng được kiểm soát, giá cả phù hợp, góp phần tích cực trong chống buôn bán và nhập khẩu thuốc lá lậu.
Năm 2015, theo tổng kết của Bộ Công thương, ngân sách nhà nước thất thu khoảng 10.000 tỷ đồng, tương đương gần 500 triệu USD do thuốc lá nhập lậu. Phát biểu tại lễ khởi công Nhà máy thuốc lá Vinataba – BAT tại Kiên Giang mới đây, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng cho rằng, những năm qua, Vinataba đã nhận nhiệm vụ chống thuốc lá lậu và đã rất nỗ lực để cạnh tranh trên thị trường, đẩy lùi thuốc lá nhập lậu. Tính riêng năm 2015, đã góp phần giảm thất thu ngân sách khoảng 3.000 tỷ đồng bên cạnh việc nộp ngân sách khoảng 1 tỷ USD mỗi năm.
Với yêu cầu Bộ Công thương và Vinataba chủ động nghiên cứu phát triển những sản phẩm phù hợp để vừa đáp ứng nhu cầu thật của người dân, vừa chống được buôn lậu cũng như hạn chế được tạp chất độc hại không kiểm soát được trong thuốc lá nhập lậu, việc đẩy mạnh tái cơ cấu ngành thuốc lá theo phê duyệt của Chính phủ mà Vinataba đang triển khai được xem là một giải pháp cụ thể.
Dự phòng rủi ro "thổi bay" hơn 6.000 tỷ đồng lợi nhuận của Vietcombank
Kết quả kiểm toán cho thấy, năm 2015, tổng cho vay khách hàng của Vietcombank là 674.394 nghìn tỷ đồng, tăng khoảng 16,8% so với năm 2014 (576.995 tỷ đồng). Tín dụng của ngân hàng tăng trưởng khá tốt. Cho vay khách hàng đạt 378.541 tỷ đồng. Trước đó, theo số liệu mà ngân hàng này công bố đầu năm, dư nợ tín dụng (bao gồm trái phiếu DN) đạt 395.054 tỷ đồng, tăng 21,9% so với năm 2014.
Đáng lưu ý, năm qua, thu nhập lãi thuần và nguồn thu từ dịch vụ của ngân hàng đều có lãi. Cụ thể, thu nhập lãi thuần là 15.453 tỷ đồng, thu nhập từ dịch vụ là 3.557 tỷ đồng, chi phí từ hoạt động dịch vụ là 1.684 tỷ đồng.
Lợi nhuận trước dự phòng rủi ro của ngân hàng là 12.895 tỷ đồng, dự phòng rủi ro là 6.068 tỷ đồng. Như vậy, lợi nhuận trước thuế là 6.827 tỷ đồng, tăng 16,2% so với năm ngoái (5.844 tỷ đồng). Lợi nhuận sau thuế của ngân hàng là 5.332 tỷ đồng. Lãi cơ bản trên cổ phiếu là 1.626 đồng, cao hơn mức 1.533 đồng của năm ngoái.
Như vậy, so với báo cáo tài chính mà ngân hàng này công bố đầu năm, thì kết quả kiểm toán hầu như không có sự điều chỉnh đáng kể.
Ngòai báo cáo tài chính đã kiểm toán, VCB cũng vừa công bố tài liệu phục vụ cho ĐHĐCĐ thường niên năm 2016. Theo đó, trong năm nay, VCB đặt mục tiêu tổng tài sản đạt 765.438 tỷ đồng, tăng trưởng 13,5% so với năm trước. Tín dụng tăng 17%, đạt 452.967 tỷ đồng. Huy động vốn tăng 15%, đạt 578.458 tỷ đồng.
Mục tiêu lợi nhuận trước thuế của ngân hàng năm 2016 là 7.500 tỷ đồng, tăng 10% so với kết quả thực hiện năm 2015.Tỷ lệ nợ xấu kiểm soát dưới mức 2,5%. Mức chi trả cổ tức tối đa 10%.
Năm 2016, HĐQT đề xuất ĐHĐCĐ phê duyệt mức thù lao đối với HĐQT và ban kiểm soát năm 2016 là 0,35% lợi nhuận sau thuế, giữ nguyên mức đề xuất so với năm trước.
Năm 2015, tổng tài sản của Vietcombank đạt 674.395 tỷ đồng, tăng 16,9% so với thời điểm đầu năm. Cho vay khách hàng đạt 387.151 tỷ đồng, tăng trưởng 19,7%. Tiền gửi của khách hàng đạt 499.764 tỷ đồng, tăng 18,3%. Tổng lợi nhuận trước thuế cả năm 2015 đạt 6.828 tỷ đồng, tăng 16,8% so với năm trước. Lợi nhuận sau thuế đạt 5.332 tỷ đồng trong đó, lợi nhuận sau thuế của ngân hàng đạt 5.208 tỷ đồng. Tỷ lệ nợ xấu ở mức 1,84% giảm 0,47% so với năm 2014. Chi trả cổ tức tương đương năm nay: 10%.
Về thù lao của hội đồng quản trị và ban kiểm soát theo phê duyệt của đại hội cổ đông năm 2015 bằng 0,35% lợi nhuận sau thuế, tương đương 18,66 tỷ đồng, tổng số tiền đến nay đã chi cho các thành viên HĐQT, ban kiểm soát là 8,946 tỷ đồng. Năm 2016, hội đồng quản trị đề xuất mức thù lao giữ nguyên như năm 2015.
Hiện VCB là mã cổ phiếu ngân hàng có mức giá cao nhất trên thị trường. Ban lãnh đạo của Vietcombank khẳng định, cổ phiếu VCB luôn có mức giá và vốn hóa cao nhất ngành, liên tục nằm trong top 3 doanh nghiệp có mức vốn hóa lớn nhất thị trường. Trong giai đoạn 2014 – 2015, vốn hóa của Vietcombank tăng 88%, trong khi BIDV chỉ tăng 22,7% và Viettinbank tăng 14,8%. Cùng thời điểm này thì chỉ số Vn-index tăng 14,7%.