Xảy ra ùn tắc, trạm thu phí giao thông phải mở cửa miễn phí
Giả danh cán bộ Sở Tài nguyên môi trường Hà Nội lừa đảo chiếm đoạt tiền tỷ
Đầu xuân trên công trường cầu vượt biển dài nhất Việt Nam
Đồng Nai: Chính quyền sẵn sàng đồng hành cùng doanh nghiệp trong “cuộc chơi” mới
Hàng ngàn nông dân Tiền Giang bỏ tết lo cứu lúa
Tin Việt Nam - tin trong nước đọc nhanh sáng 07-04-2016
- Cập nhật : 07/04/2016
Phát triển công nghệ thông tin: DN cần những mô hình quản trị mới
Theo các chuyên gia, ứng dụng tốt nền tảng công nghệ thông tin (CNTT) sẽ giúp rất nhiều cho hoạt động của các tổ chức và doanh nghiệp.
Ngày 5-4, tại Hà Nội, Hội Kế toán công chứng Anh và xứ Wales (ICAEW) chủ trì tổ chức hội thảo “Những xu thế CNTT toàn cầu – cơ hội và thách thức với doanh nghiệp” nhằm giới thiệu về những giải pháp mới cũng như những rủi ro mà doanh nghiệp có thể gặp phải trong việc ứng dụng công nghệ trong điều hành quản trị.
Theo bà Kirstin Gillon, Ban CNTT của ICAEW, xu hướng CNTT toàn cầu hiện nay cho doanh nghiệp bao gồm rất nhiều lĩnh vực như: tự động hóa, dữ liệu đám mây, công nghệ tài chính, ứng dụng cho thiết bị di động thông minh… Tuy nhiên, để ứng dụng được những công nghệ này, doanh nghiệp cần nhiều nguồn lực, đặc biệt cần những mô hình quản trị mới.
Hơn nữa, giữa doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp lớn có sự khác biệt về nguồn lực và kỹ năng triển khai. Tuy nhiên, hiện có nhiều sự lựa chọn về công nghệ để doanh nghiệp áp dụng, ví dụ như xu hướng kế toán đám mây sẽ là cơ hội lớn cho các doanh nghiệp nhỏ. Nhưng để sử dụng được thì doanh nghiệp phải hiểu rõ về thuận lợi cũng như rủi ro sẽ gặp phải, đặc biệt, khi sử dụng công nghệ cao, vấn đề kiểm soát an ninh càng phải được nâng cao.
Đối với việc áp dụng CNTT của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay, trao đổi với PV Báo Hải quan, ông Vũ Hoàng Liên, Chủ tịch Hiệp hội Internet Việt Nam cho hay, nhiều doanh nghiệp đã có ý thức tốt hơn nhưng vẫn còn một bộ phận doanh nghiệp chưa nhận thức đủ.
Nguyên nhân là do CNTT ở Việt Nam chủ yếu phụ thuộc vào nước ngoài nên việc chuyển giao công nghệ chưa hiệu quả. Hơn nữa, có một nghịch lý là chi phí để phát triển CNTT không cao hơn các chi phí khác, nhưng doanh nghiệp Việt Nam chưa có nguồn nhân lực chất lượng để vận hành, triển khai công nghệ.
Còn theo ông Miah Keng Ang, Giám đốc chuyên môn IBM Việt Nam, nền CNTT của Việt Nam đã có nhiều bước tiến lớn nhưng vẫn còn nhiều khoảng trống so với các nước tiên tiến trên thế giới. Vì thế, nhiều doanh nghiệp cho rằng họ cần có chuyên gia nước ngoài cùng ngồi lại làm việc, hướng dẫn đội ngũ CNTT trong nước để kích hoạt tư duy mới, mang lại những thay đổi tích cực hơn cho công nghệ của Việt Nam.
Đặc biệt, nhận xét về việc ứng dụng CNTT trong lĩnh vực tài chính, ông Vũ Hoàng Liên cho rằng, tại Việt Nam, ngành tài chính luôn tiên phong trong việc ứng dụng CNTT do đã nhận thức được tầm quan trọng và tính thiết thực của vấn đề này.
Tuy nhiên, dù đã có nhiều cải cách, áp dụng công nghệ tiên tiến của quốc tế nhưng đây vẫn là nơi hấp dẫn nhất để tội phạm mạng lợi dụng. Đặc biệt, công nghệ tài chính của nước ta chủ yếu sử dụng của nước ngoài nên chưa có giải pháp riêng để chủ động ứng phó với tình hình trong nước.
Do vậy, để tăng cường hơn nữa việc ứng dụng CNTT trong lĩnh vực tài chính, cả doanh nghiệp và các tổ chức Nhà nước phải thường xuyên cập nhật công nghệ mới, đào tạo nhân lực điều hành quản trị hiệu quả.
Đến 2020 chỉ trồng gần 10.000 ha mắc ca
Theo “Quy hoạch phát triển cây mắc ca vùng Tây Bắc và Tây Nguyên đến năm 2020, tiềm năng phát triển đến năm 2030” mà Bộ NN&PTNT vừa phê duyệt, đến năm 2020, diện tích trồng cây mắc ca vùng Tây Bắc và Tây Nguyên là 9.940 ha, trong đó vùng trồng tập trung là 2.350 ha và trồng xen với cây trồng khác khoảng 7.590ha, chủ yếu là trồng xen trong diện tích cà phê, chè…
Đến năm 2030, dự kiến diện tích trồng mắc ca sẽ tăng lên là 34.500ha, gồm 7.000ha trồng tập trung và 27.500ha trồng xen. Bộ NN&PTNT khẳng định, việc gia tăng trồng mắc ca phải căn cứ vào kết quả tổng kết, đánh giá hiệu quả cây mắc ca giai đoạn đến 2020. Bộ NN&PTNT sẽ phối hợp với các địa phương định hướng quy mô sản xuất cho từng địa phương cụ thể.
Về cơ sở chế biến, từ nay đến 2020, ngoài các cơ sở chế biến hiện có, sẽ quy hoạch thêm 12 cơ sở chế biến mắc ca từ 50-200 tấn/cơ sở tại hai vùng trên.
Về thị trường tiêu thụ sản phẩm, Bộ NN&PTTN xác định, tập trung nghiên cứu nhu cầu các thị trường tiêu thụ sản phẩm mắc ca trong nước và quốc tế, từng bước thực thi các biện pháp quảng cáo, tiếp thị, thiết lập mạng lưới phân phối sản phẩm mắc ca trong nước và quốc tế, tiến tới xây dựng thương hiệu sản phẩm mắc ca Việt Nam.
Bên cạnh đó, đẩy mạnh thực hiện các chính sách khuyến khích doanh nghiệp liên kết với nông dân đầu tư xây dựng vùng nguyên liệu, thu mua quả mắc ca chế biến sản phẩm.
Theo Bộ NN&PTNT, cây mắc ca là cây trồng mới ở Việt Nam, các kết quả nghiên cứu về giống, khả năng thích nghi, bảo quản, sơ chế cũng như tiêu thụ sản phẩm cần phát triển từng bước vững chắc.
Gần 200 doanh nghiệp tham dự hội nghị xúc tiến đầu tư vào Lào
Ngày 5-4, tại TP.HCM, Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư TP.HCM (ITPC) đã tổ chức “Hội nghị xúc tiến đầu tư vào tỉnh Xâysomboun – Lào năm 2016” nhằm giới thiệu tiềm năng, chính sách ưu đãi đầu tư và các dự án đang kêu gọi đầu tư của tỉnh Xaysomboun – Lào. Hội nghị thu hút gần 200 doanh nghiệp trong và ngoài nước tham gia.
Các doanh nghiệp tham dự hội nghị Xúc tiến đầu tư vào tỉnh Xaysomboun - Lào tại TP.HCM 2016. Ảnh: Thanh Thủy
Tỉnh Xaysomboun là tỉnh mới được thành lập của nước Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Lào có vị trí tại trung tâm quốc gia, với tổng diện tích 8.500 km2, trong đó 80% diện tích là cao nguyên và núi gồm 5 huyện và 96 bản; dân số khoảng trên 84.000 người bao gồm 5 dân tộc Lào, Mông, Cừm Mụ, Iu Miên và Tay Đằm.
Tại hội nghị, lãnh đạo tỉnh Xaysomboun giới thiệu 17 dự án kêu gọi đầu tư về các lĩnh vực nông nghiệp trồng trọt, năng lượng điện lực, du lịch, công nghiệp và thương mại. Bên cạnh đó, tỉnh cũng đưa ra các ưu đãi hấp dẫn về thuế và quyền sử dụng đất cho các nhà đầu tư.
Ông Phoi Khăm Hùng Bùn Nhôung, Phó Tỉnh trưởng Tỉnh Xaysomboun, cho biết hội nghị xúc tiến đầu tư của tỉnh rất có ý nghĩa vì được tổ chức trong thời gian hai Đảng, hai Chính phủ và nhân dân hai nước Lào – Việt đang phấn khởi triển khai Nghị quyết đại hội Đảng nhân dân cách mạng Lào lần thứ X và Nghị quyết Đại hội Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ XII đạt được hiểu quả cao.
Hội nghị xúc tiến đầu tư lần này là cơ hội tốt, có tầm quan trọng để các nhà đầu tư có thêm thông tin về môi trường kinh doanh, cơ hội và các chính sách khuyến khích đầu tư tại tỉnh Xaysomboun. Đồng thời giao lưu và trao đổi kinh nghiệm với các nhà đầu tư Việt Nam đã và đang kinh doanh tại Lào nhằm mở rộng và phát triển kinh doanh mạnh mẽ hơn.
Ông Lê Văn Khoa, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM, đề nghị các sở, ngành TP.HCM và tỉnh Xaysomboun cùng các doanh nghiệp tích cực trao đổi các lĩnh vực quan tâm, về cơ chế phối hợp trong việc triển khai các hoạt động đầu tư. Từ đó xây dựng mối quan hệ hợp tác lâu dài, hiệu quả cùng có lợi. Như Phó Thủ tướng Lào Xôm-xa-vạt Lền-xa-vắt đã khẳng định “từng dự án sẽ là cây cầu kết nối tình hữu nghị bền chặt của hai nước Việt Nam – Lào”.
Hiện nay, TP.HCM có hơn 30 doanh nghiệp đang đầu tư tại Lào với tổng số vốn hơn 250 triệu USD. Kim ngạch thương mại giữa TP.HCM và Lào năm 2015 đạt hơn 6 triệu USD. Bên cạnh đó, TP.HCM đã tổ chức nhiều hoạt động được đông đảo doanh nghiệp hai bên quan tâm và góp phần tăng cường kết nối, thúc đẩy hợp tác giữa các doanh nghiệp.
TP. HCM muốn vay vốn trực tiếp từ WB
Nhiều công trình ở TP. HCM phát huy hiệu quả nhờ vốn vay từ WB. Trong ảnh: Kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè sau khi được cải tạo Ảnh: TẤN THẠNH
Ngày 5/4, Chủ tịch UBND TP. HCM Nguyễn Thành Phong đã có buổi làm việc với lãnh đạo WB tại Việt Nam xung quanh phương thức tài trợ vốn vay mới cho TP.
Đủ khả năng vay - trả nợ
Theo UBND TP. HCM, thời gian qua, bên cạnh việc cho vay các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng trên địa bàn, WB còn phối hợp với TP thực hiện một số nghiên cứu chính sách như báo cáo đánh giá hiệu quả quản lý nợ cấp chính quyền địa phương, báo cáo đánh giá chi tiêu công… Từ đây, WB nhận định TP. HCM là địa phương có tiềm lực tài chính, có khả năng vay - trả nợ nên dự kiến cung cấp hình thức tài trợ mới là hỗ trợ trực tiếp cho ngân sách TP thay vì cho vay từng dự án cụ thể như trước.
Ông Nguyễn Thành Phong đánh giá phương thức tài trợ chính sách phát triển của WB đáp ứng được yêu cầu cấp bách của TP. HCM hiện nay về nhu cầu đầu tư cơ sở hạ tầng, nâng cao năng lực quản lý, cải cách thể chế. Cụ thể, nếu được vay vốn, TP sẽ được hỗ trợ nguồn tài chính trong thời gian dài từ 20-30 năm. Từ đó, TP sẽ chủ động trong việc hỗ trợ kỹ thuật để cải cách, đổi mới về cơ chế và chính sách trong các lĩnh vực ưu tiên. “Do được WB đánh giá có tiềm lực tài chính nên chúng tôi mới mạnh dạn tiếp cận phương thức vay vốn này” - ông Phong cho biết.
Trước đó, từ tháng 4-2015, UBND TP. HCM đã đề nghị Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư xem xét, trình Chính phủ chấp thuận cho TP được triển khai phương án vay vốn mới, thông qua cơ chế vay lại nguồn vốn vay nước ngoài của Chính phủ. Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đây là phương thức tiếp cận mới trong việc huy động nguồn vốn WB nhằm đáp ứng nhu cầu đầu tư cơ sở hạ tầng tại các địa phương có nhu cầu đầu tư lớn và chủ động về ngân sách như TP. HCM. Phương thức này cũng góp phần chia sẻ trách nhiệm trả nợ của Chính phủ đối với nguồn vốn ODA.
Hiện TP. HCM đã xây dựng đề cương chương trình cho vay hỗ trợ chính sách phát triển cho ngân sách TP (gọi tắt là chương trình DPO). Cụ thể, UBND TP đề nghị xem xét tổng vốn cho vay theo chuỗi 2 chương trình, mỗi chuỗi 200 triệu USD; ưu tiên đưa khoản vay của chương trình vào năm tài khóa sớm nhất có thể và tiếp tục cử chuyên gia của WB phối hợp với Sở Tài chính hoàn chỉnh đề cương.
“TP sẽ tích cực làm việc với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính để tranh thủ sự đồng thuận của các bộ, ngành trung ương nhằm sớm phê duyệt đề cương chương trình, đưa vào danh mục vay vốn chính thức của Chính phủ” - Giám đốc Sở Tài chính Phan Thị Thắng cho biết.
Cần sự ủng hộ của trung ương
Trước đề xuất của UBND TP. HCM, bà Victoria Kwakwa, Giám đốc WB tại Việt Nam, cho rằng để chính thức tiến hành một dự án cần sự “bật đèn xanh” của Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Do đó, TP cần tác động thêm vì đến giờ chương trình này vẫn chưa được đưa vào danh mục vay của Chính phủ.
Về tổng vốn vay 2 chương trình 400 triệu USD như đề xuất của TP. HCM, bà Victoria Kwakwa lo ngại số tiền này quá lớn và “là một thách thức”. Dù TP có vị trí quan trọng nhưng phía bộ, ngành trung ương sẽ khó chấp nhận và ngay cả nguồn lực chính sách của WB cho Việt Nam cũng khó bố trí số vốn lớn như vậy. “Quy mô các chương trình nên từ 50-100 triệu USD sẽ thuận lợi hơn” - bà Victoria Kwakwa gợi ý.
Ông Nguyễn Thành Phong cho biết khi TP tính toán chuỗi đầu tư có xem xét đến khả năng trả nợ nhưng sẽ nghiên cứu lại cho phù hợp hơn.
Nhân viên ngân hàng giả đáo hạn lừa tiền tỷ
Từ cuối năm 2014 đến đầu 2015, Bảo là cán bộ tín dụng Ngân hàng Quân đội tại tỉnh Quảng Ngãi. Để có tiền tiêu xài, Bảo thông tin giả đến nhiều người chuyên cho vay nặng lãi rằng, có khách hàng muốn đáo hạn, thời gian khoảng 5-7 ngày, sau đó ngân hàng giải ngân và trả lại lãi suất đến 45%.
Tin lời, một số người cho vay nặng lãi đã chuyển cho Bảo hơn 1 tỷ đồng và Bảo đã lấy tiêu xài cá nhân. Phát hiện hành vi vi phạm pháp luật của Bảo, tháng 4-2015, Ngân hàng Quân đội tại tỉnh Quảng Ngãi đã cho Bảo nghỉ việc. Bảo ra TP Đà Nẵng, xin làm việc tại Ngân hàng Thương mại CP Tiên Phong - Chi nhánh Đà Nẵng…
Qua khám xét, cơ quan Công an đã phát hiện nơi ở của đối tượng Bảo tại số 440, Nguyễn Nghiêm, thuộc phường Nguyễn Nghiêm, TP Quảng Ngãi, có nhiều giấy tờ liên quan đến lừa đảo. Nếu ai là nạn nhân nên báo cáo sự việc cho Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Quảng Ngãi, để mở rộng điều tra, xử lý.