Dù đã bắt đầu manh nha từ những năm 1990, ngành công nghiệp thời trang Việt Nam chỉ mới tượng hình trong những năm gần đây.
Tin Việt Nam - tin trong nước đọc nhanh trưa 04-08-2016
- Cập nhật : 04/08/2016
Sản xuất công nghiệp Thái Nguyên tăng mạnh nhất cả nước
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tháng 7/2016 ước tính tăng 7,2% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 7 tháng năm nay, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 7,2% so với cùng kỳ năm trước, thấp hơn nhiều mức tăng 10% của cùng kỳ năm 2015.
Trong các ngành công nghiệp, ngành chế biến, chế tạo tăng 9,9%, đóng góp 6,9 điểm phần trăm vào mức tăng chung; ngành sản xuất và phân phối điện tăng 11,6%, đóng góp 0,8 điểm phần trăm; ngành cung cấp nước và xử lý rác thải, nước thải tăng 7%, đóng góp 0,1 điểm phần trăm; riêng ngành khai khoáng giảm 2,7%, làm giảm 0,6 điểm phần trăm mức tăng chung.
Trong các ngành công nghiệp cấp II, một số ngành có chỉ số sản xuất 7 tháng tăng cao so với cùng kỳ năm trước: Sản xuất kim loại tăng 18,4%; sản xuất sản phẩm điện tử, máy tính và quang học tăng 15,5%; dệt tăng 15,2%; sản xuất xe có động cơ tăng 14,2%; sản xuất giường, tủ, bàn ghế tăng 13,7%; sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại khác tăng 13%; sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic tăng 12,2%; sản xuất giấy và các sản phẩm từ giấy tăng 11%.
Một số ngành có mức tăng thấp hoặc giảm: Sản xuất thuốc, hóa dược và dược liệu tăng 5,9%; sản xuất thiết bị điện tăng 3,6%; sản xuất da và các sản phẩm có liên quan tăng 3,2%; sản xuất thuốc lá tăng 3%; khai thác than tăng 2,9%; khai thác dầu thô và khí đốt tự nhiên giảm 4,3%.
Trong 7 tháng năm nay, một số sản phẩm công nghiệp chủ yếu tăng cao so với cùng kỳ năm trước: Ti vi tăng 79,3%; thép cán tăng 23,5%; ô tô tăng 22%; thức ăn cho gia súc tăng 19,7%; sắt, thép thô tăng 17,4%; xi măng tăng 15,7%; thép thanh, thép góc tăng 15,5%; khí hóa lỏng (LPG) tăng 14,8%.
Một số sản phẩm tăng khá: Điện sản xuất tăng 11,2%; sữa bột tăng 11,2%. Một số sản phẩm tăng thấp hoặc giảm so với cùng kỳ năm trước: Quần áo mặc thường tăng 5,2%; thuốc lá điếu tăng 3%; than đá tăng 1,4%; xe máy giảm 1,2%; giày, dép da giảm 1,3%; phân u rê giảm 2,1%; đường kính giảm 5,5%; dầu thô khai thác giảm 6,8%; phân hỗn hợp (NPK) giảm 7,6%; điện thoại di động giảm 8,5%.
Chỉ số sản xuất công nghiệp 7 tháng so với cùng kỳ năm trước của một số địa phương có quy mô công nghiệp lớn như sau: Thái Nguyên tăng 34,9%; Quảng Nam tăng 34,2%; Hải Phòng tăng 16,1%; Cần Thơ tăng 11,5%; Đà Nẵng tăng 11,5%; Bắc Ninh tăng 9,7%; Bình Dương tăng 8,5%; Đồng Nai tăng 8%; Hải Dương tăng 7,6%; thành phố Hồ Chí Minh tăng 7,1%; Hà Nội tăng 6,8%; Vĩnh Phúc tăng 5,5%; Bà Rịa - Vũng Tàu giảm 2,9%.(DNVN)
Môi trường kinh doanh chờ tin tốt từ Chính phủ
Từ đầu năm đến nay, đặc biệt là sau khi Chính phủ được kiện toàn vào tháng 4/2016, cuộc họp Chính phủ nào cũng góp thêm luồng sinh khí mới cho công cuộc cải cách. Có thể nói, người dân và doanh nghiệp đã “ứng trước” niềm tin cho Chính phủ. Điều này cũng có nghĩa, thách thức lớn nhất đối với Chính phủ là không để phụ niềm tin của người dân và doanh nghiệp.
Lần này, mối quan tâm đang đổ dồn vào tình hình thực hiện Nghị quyết số 19-2016/NQ-CP của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia hai năm 2016 - 2017, định hướng đến năm 2020, bởi chỉ còn đúng 5 tháng nữa để Chính phủ thực hiện mục tiêu đến hết năm 2016, các chỉ tiêu về môi trường kinh doanh đạt tối thiểu bằng trung bình ASEAN 4.
Người dân và doanh nghiệp đã “ứng trước” niềm tin cho Chính phủ trong việc cải thiện môi trường đầu tư - kinh doanh
Trong khi đó, báo cáo mới nhất của Bộ Kế hoạch và Đầu tư gửi Chính phủ về nội dung này vẫn đang phải kèm thêm nhiều ví dụ về những nỗi thống khổ doanh nghiệp nhưng chưa biết hỏi ai.
Đó là tại sao một doanh nghiệp nhập khẩu lô hàng gồm 8 tủ làm mát với trị giá khoảng 178 triệu đồng, nhưng phải trả chi phí thử nghiệm mẫu bằng hơn 75% giá trị lô hàng để được dán nhãn năng lượng (chưa kể chi phí mà doanh nghiệp ở các tỉnh xa phải vận chuyển sản phẩm tới cơ quan kiểm định)? Đó là vì sao, cơ quan nhà nước không cho phép doanh nghiệp phối hợp thử nghiệm 1 sản phẩm khi nhiều doanh nghiệp cùng lúc nhập khẩu một model sản phẩm từ cùng một nhà cung cấp? Đó là tại sao doanh nhiệp nhập khẩu các sản phẩm của các hãng nổi tiếng, hàng đầu thế giới về chất lượng, nhưng vẫn phải thực hiện thử nghiệm, thậm chí là kiểm tra phá huỷ?...
Đây chỉ là một số vấn đề của nội dung quản lý, kiểm tra chuyên ngành, nhưng lại là lực cản nỗ lực cải thiện Chỉ số Giao dịch thương mại qua biên giới, làm tăng chi phí bất hợp lý và tạo gánh nặng hành chính quá mức đối với doanh nghiệp.
Cũng phải nói thêm, Nghị quyết số 19 (năm 2015) và Nghị quyết số 19-2016 của Chính phủ đã yêu cầu và đặt trọng tâm cải cách toàn diện các quy định về quản lý chuyên ngành đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu, nhập khẩu. Thế nhưng, trong báo cáo mới nhất của Bộ Kế hoạch và Đầu tư gửi Chính phủ, mới có một số bộ như Tài chính, Giao thông - Vận tải, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn... chủ động triển khai thực hiện theo định hướng và yêu cầu nói trên của Nghị quyết. Hầu hết các bộ, ngành còn lại, về cơ bản, chưa quan tâm tới các tiêu chí cải cách quản lý chuyên ngành, chưa triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp có liên quan như yêu cầu của Nghị quyết.
Gần 5 tháng qua, Chính phủ đã liên tục đưa ra thông điệp, chương trình hành động rất rõ ràng và thể hiện quyết tâm cao trong xây dựng. Nếu Chính phủ, đặc biệt là Thủ tướng Chính phủ không quyết tâm cao trong việc kiên quyết thực thi Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư, thì có lẽ sẽ còn nhiều bộ ngành, địa phương chưa thực hiện nghiêm túc.
Sự thiếu nghiêm túc của các bộ, ngành, trên thực tế đã hạn chế, thậm chí vô hiệu hóa nhiều nỗ lực cải cách thể chế của Chính phủ. Do nhiều giải pháp đúng, song triển khai chậm, không đến nơi đến chốn, nên môi trường kinh doanh vẫn chưa cải thiện như kỳ vọng.
Cuối tuần qua, khi phát biểu trước Quốc hội về tình hình kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm, các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu 6 tháng cuối năm, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh rằng, phải tập trung hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp; kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc; hoàn thiện pháp luật về đăng ký và hoạt động của doanh nghiệp, hộ kinh doanh; kiên quyết xóa bỏ các giấy phép con không còn phù hợp, bảo đảm các điều kiện kinh doanh phải lượng hóa được và công khai, minh bạch, khả thi. Người dân và cộng đồng doanh nghiệp đang rất quan tâm tới thông điệp trên và tin rằng, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ sẽ có thêm những giải pháp cụ thể để thực hiện những kế hoạch này.(BĐT)
Phó Thống đốc: Nợ xấu trên 3% phải báo cáo về Ngân hàng Nhà nước
Không cấp phép các dự án không đáp ứng tiêu chuẩn bảo vệ môi trường
Bộ Tài nguyên Môi trường cũng vừa phê duyệt kế hoạch thanh tra việc chấp hành pháp luật bảo vệ môi trường và tài nguyên nước tại các dự án có xả thải trên phạm vi cả nước.