tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin trong nước đọc nhanh chiều 07-10-2015

  • Cập nhật : 07/10/2015

Tám đối tượng lừa đảo chiếm đoạt tài sản lãnh án, bồi thường 110 tỉ đồng

Sau khi nghị án và mở lại phiên tòa vào chiều 6-10 (trước đó trong hai ngày 28 đến 29-9 đã diễn ra phiên tòa xét xử sơ thẩm), TAND tỉnh Kiên Giang đã tuyên các mức đối với các bị cáo trong vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản. 
cac bi cao nghe toa tuyen an 

Các bị cáo nghe tòa tuyên án 

Trong đó tòa đã tuyên phạt Trần Hữu Thọ (47 tuổi) với mức án tù chung thân và ra lệnh bắt tại tòa (trước đó cho tại ngoại).

Ngoài ra, bị cáo Huỳnh Văn Trong (58 tuổi) 18 tù giam; Võ Thanh Tuyến (30 tuổi, con rễ Thọ) tám năm tù giam và lệnh bắt tạm giam tại tòa (trước đó cho tại ngoại); Trần Thị Mỹ Chi (25 tuổi - con Thọ) sáu năm tù giam; Lâm Tuấn Phát (35 tuổi) 14 năm tù giam; Phạm Thanh Thủy (36 tuổi - vợ Phát) bảy năm tù giam; Lưu Văn Toàn Thắng (35 tuổi) tám năm tù giam và Võ Phê Rô (40 tuổi) hai năm một tháng sáu ngày tù giam (bằng với thời gian tạm giam).
Ngoài ra, HĐXX TAND tỉnh Kiên Giang còn tuyên buộc các bị cáo liên đới nhau bồi thường cho Nhà nước số tiền hoàn thuế bất hợp pháp gần 110 tỉ đồng. Trong đó, bị cáo Trần Hữu Thọ phải hoàn trả cho Nhà nước số tiền gần 75 tỉ đồng.
Theo cáo trạng, cuối năm 2009, Trần Hữu Thọ, ngụ xã Vĩnh Điều, huyện Giang Thành (Kiên Giang) nhận thấy cơ chế chính sách đối với các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu hàng hóa sang Campuchia có nhiều điểm thông thoáng, nên nảy sinh ý định thực hiện việc xuất khẩu hàng hóa, lập hồ sơ hoàn thuế khống nhằm chiếm đoạt tiền hoàn thuế của Nhà nước.
Thế nhưng, muốn doanh nghiệp hoàn thuế thì phải đứng ra thành lập doanh nghiệp có chức năng xuất khẩu; có mua hàng hóa đầu vào, sau đó tìm đối tác bên Campuchia ký hợp đồng ngoại thương để xuất bán hàng sang Campuchia.
Toàn bộ các chứng từ thể hiện quá trình mua bán, như có hóa đơn hàng hóa mua vào, bán ra; tờ khai hải quan về xuất khẩu hàng hóa; tờ khai hải quan về nhập khẩu phi mậu dịch; chứng từ thanh toán tại ngân hàng… sẽ được sử dụng để lập hồ sơ hoàn thuế theo quy định của cơ quan thuế.
Tuy nhiên, nghiên cứu thực tế, Thọ phát hiện ra nhiều sơ hở trong quá trình hoàn thuế, như việc ký các hợp đồng với đối tác bên phía Campuchia, còn việc bán có đúng đối tác theo hợp đồng hay không thì không có cơ quan, đơn vị nào kiểm tra.
Sau khi nắm được toàn bộ những sơ hở của quy trình hoàn thuế, Thọ tiến hành lập lần lượt ba doanh nghiệp nhằm mục đích chiếm đoạt tiền hoàn thuế của Nhà nước.
Bằng cách thức và quy trình trên, từ tháng 2-2010 đến tháng 7-2013, Thọ đã sử dụng tổng doanh số mua vào của ba doanh nghiệp là trên 816 tỉ đồng; trong đó doanh số mua vào (khống 70%, thật 30%) từ các công ty khác là 681 hóa đơn, tổng trị giá gần 680 tỉ đồng.
Như vậy, Thọ cùng với Võ Thanh Tuyến, Trần Thị Mỹ Chi đã sử dụng toàn bộ doanh số hóa đơn đã mua và doanh số bán lẻ cho người mua không cần hóa đơn rồi xuất khống qua Campuchia với tổng doanh số hơn 1,1 nghìn tỉ đồng, để lập hồ sơ hoàn thuế, được hoàn thuế và chiếm đoạt số tiền hoàn thuế gần 75 tỉ đồng.
Bị cáo Huỳnh Văn Trong, ngụ xã Mỹ Đức, thị xã Hà Tiên cũng có hành vi tương tự như Thọ. Và từ tháng 10-2010 – 6-2013, Trong đã sử dụng tổng doanh số đầu vào trên 126 tỉ đồng để sau đó lập hồ sơ hoàn thuế, được hoàn thuế và chiếm đoạt số tiền trên 35,5 tỉ đồng.
Đối với bị cáo Lâm Tuấn Phát và Phạm Thị Thanh Thủy đã xuất bán cho các doanh nghiệp của Thọ và của Trong để hưởng lợi bất chính trên 18 tỉ đồng.
Lưu Văn Toàn Thắng cũng xuất cho các doanh nghiệp của Thọ để hưởng lợi bất chính số tiền trên 354 triệu đồng; Võ Phê Rô cũng với hành vi tương tự để hưởng lợi 20 triệu đồng (đã nộp tiền khắc phục).

Bốn chuyên gia Nhật cùng ngư dân ra khơi đánh bắt cá ngừ đại dương

Các chuyên gia thủy sản của Nhật Bản, trong đó có một giảng viên đại học, đã trực tiếp ra khơi, hướng dẫn ngư dân Bình Định khai thác, xử lý, bảo quản cá ngừ đại dương theo công nghệ Nhật.  

Ngày 6-10, bốn chuyên gia thủy sản của Nhật Bản đã ra khơi cùng ngư dân tỉnh Bình Định trên ba tàu cá. Các chuyên gia người Nhật bắt đầu thực hiện chuyến thực nghiệm đầu tiên khai thác cá ngừ đại dương bằng trang thiết bị, công nghệ của Nhật Bản. 

ba tran thi thu ha, pho chu tich ubnd tinh binh dinh, dong vien cac chuyen gia thuy san nhat ban truoc khi len tau cung ngu dan. 

Bà Trần Thị Thu Hà, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định, động viên các chuyên gia thủy sản Nhật Bản trước khi lên tàu cùng ngư dân. 

Theo kế hoạch, trong năm ngày, bốn chuyên gia thủy sản của Nhật Bản gồm ông Keigo Ebata, giảng viên Trường ĐH Kagoshima, ba kỹ thuật viên là Tesuo Kiya, Shuji Nakao, KeiJi Kamei các chuyên gia thủy sản của Nhật Bản cùng sáu cán bộ kỹ thuật của ngành NN&PTNT Bình Định sẽ trực tiếp hướng dẫn ngư dân sử dụng bộ thiết bị câu cá ngừ đại dương theo công nghệ Nhật Bản. Phương pháp xử lý, bảo quản sản phẩm trên tàu cá theo phương thức ”cầm tay chỉ việc”. 

Chuyến đánh bắt thực nghiệm diễn ra trên vùng biển cách TP Quy Nhơn (Bình Định) khoảng 60 hải lý. 

Theo bà Trần Thị Thu Hà, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định, đến nay tỉnh này đã chọn 25 tàu cá của ngư dân tham gia mô hình chuỗi liên kết khai thác, thu mua, xuất khẩu cá ngừ đại dương. 

Mỗi tàu cá tham gia mô hình được hỗ trợ lắp đặt một bộ thiết bị đánh bắt cá ngừ đại dương công nghệ Nhật Bản, máy dò cá, các dụng cụ sơ chế cá, bảo hộ lao động cùng 30 triệu đồng để nâng cấp hầm bảo quản. 

Sản phẩm của các tàu cá này được một doanh nghiệp ở Bình Định bao tiêu, sau đó lựa chọn đưa sang Nhật Bản. “Đây là chuyến đánh bắt thử nghiệm trên nhằm đánh giá, hoàn thiện công nghệ quy trình kỹ thuật khai thác, xử lý, bảo quản sản phẩm do Nhật Bản chuyển giao cho ngư dân. Từ đó, tỉnh có kế hoạch đầu tư tiếp tục nâng cấp sản phẩm cá ngừ đại dương của Bình Định tương đương với chất lượng của Nhật Bản, nhằm đưa sản phẩm này vào thị trường chất lượng cao, bán đấu giá ở thị trường Nhật Bản và các nước khác” - bà Trần Thị Thu Hà cho hay. 

Được biết, đến nay Bình Định cũng là tỉnh đầu tiên ở Việt Nam trực tiếp đưa cá ngừ đại dương sang bán đấu giá tại thị trường Nhật Bản. (PLO.vn)


14 tỉnh không thu hút được vốn FDI

Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ KH&ĐT) cho biết trong chín tháng đầu năm nay, mặc dù cả nước thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trên 17 tỉ USD vốn đăng ký, tuy vậy vẫn có tới 14 địa phương không thu hút thêm được dự án FDI nào.

Phần lớn các địa phương không thu hút được nguồn vốn FDI từ đầu năm đến nay cũng là những địa phương vốn ít thu hút được FDI trong những năm qua như Tuyên Quang, Điện Biên, Lào Cai, Bạc Liêu, Đồng Tháp…

Trong số các địa phương thu hút nhiều FDI thì Bắc Ninh dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là hơn 3,3 tỉ USD, chiếm 20% tổng vốn đầu tư đăng ký. TP.HCM đứng thứ hai với tổng vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm 2,6 tỉ USD, chiếm 15,2%. Trà Vinh đứng thứ ba với tổng số vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm 2,52 tỉ USD, chiếm 14,7% tổng vốn đầu tư.


Chi phí trả nợ bắt đầu ‘ăn’ vào khoản hỗ trợ sản xuất

Ngày 5-10, Ngân hàng Thế giới (WB) công bố báo cáo cập nhật tình hình kinh tế khu vực châu Á-Thái Bình Dương, trong đó có Việt Nam.

Theo WB, mất cân đối tài khóa kéo dài đang gây quan ngại trong bối cảnh nợ công tăng của Việt Nam. Tổng nợ công và nợ do Chính phủ bảo lãnh tiếp tục tăng và đạt mức 59,6a% trong năm 2014 (54,5% năm 2013). Tuy nợ công vẫn nằm trong giới hạn bền vững nhưng chi phí trả nợ đã bắt đầu ăn vào các khoản chi hỗ trợ sản xuất khác trong ngân sách.

Cơ quan này cũng cho rằng tiến độ cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước đã chậm lại trong năm 2015. Hoạt động củng cố ngành ngân hàng (sáp nhập và mua bán ngân hàng thương mại) đã tăng tốc trong nửa đầu năm 2015 nhưng nợ xấu vẫn là một vấn đề lớn.

WB dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam có thể đạt mức 6,2% năm 2015 và 6,3% năm 2016 nhờ cầu trong nước mạnh. Cơ quan này cũng cho rằng trong trung hạn nền kinh tế Việt Nam nói chung là tích cực nhưng vẫn còn tiềm ẩn một số rủi ro tiêu cực. Dù chính sách tiền tệ mở rộng nhưng lạm phát vẫn sẽ thấp do ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài và do giá năng lượng, giá lương thực thấp.


Nối lại đường bay Huế - Đà Lạt

Việc nối lại đường bay giữa Huế với Đà Lạt sẽ góp phần phát triển ngành du lịch, thu hút du khách đến với 2 thành phố này

Ngày 6-10, UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế và Hãng hàng không giá rẻ Jetstar Paceific đã tổ chức giới thiệu đường bay nối TP Huế (Thừa Thiên – Huế) với TP Đà Lạt (Lâm Đồng).

Theo đó, từ ngày 25-10, đường bay này sẽ chính thức được Jetstar Pacific đưa vào khai thác với tần suất 3 chuyến khứ hồi mỗi tuần vào các ngày thứ 4, thứ 6 và chủ nhật bằng loại máy bay Airbus A320 với 180 ghế hạng phổ thông. Giá vé ban đầu chặng Huế - Đà Lạt được hãng hàng không này phân bổ từ thấp đến cao, từ 550.000 đồng/chặng, chưa bao gồm thuế và phí.

moi nam hue thu hut gan 1 trieu luot khach quoc te

Mỗi năm Huế thu hút gần 1 triệu lượt khách quốc tế

Trước đó, từ năm 1993 hãng Vietnam Airlines đã từng khai thác chặng bay giữa Huế với Đà Lạt bằng máy bay loại nhỏ nhưng đã ngưng hoạt động kể từ năm 1996 đến nay. Tại buổi giới thiệu, ông Nguyễn Dung, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế, cam kết địa phương này sẽ hỗ trợ tối đa cho Jetstar Pacific trong vòng một năm như quảng bá chặng bay giữa Huế - Đà Lạt, miễn phí 100% vé vận chuyển hành khách từ trung tâm TP Huế đến sân bay Phú Bài bằng đường bộ…

Dịp này, tập đoàn Long Beach Pearl cũng đưa vào hoạt động trung tâm buôn bán, giới thiệu các loại ngọc trai cao cấp kết hợp vàng bạc, đá quý, kim cương dùng làm trang sức tại TP Huế.

Ông Phan Tiến Dũng, Giám đốc Sở VH-TT-DL tỉnh Thừa Thiên – Huế, khẳng định Huế là thành phố du lịch, mỗi năm đón gần 3 triệu lượt khách, trong đó 1/3 khách quốc tế. Đây là hai sự kiện có ý nghĩa rất lớn cho ngành du lịch tỉnh Thừa Thiên - Huế. “Khách du lịch thường phàn nàn về các sản phẩm du lịch khi đến Huế, việc đưa vào khai thác trung tâm mua sắm ngọc trai sẽ là cơ hội cho ngành du lịch chúng tôi thu hút du khách hơn” – ông Dũng khẳng định.


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục