Ngày 29/10, Hội thảo: “Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung: Hướng đi nào cho nhà đầu tư?” sẽ được diễn ra vào lúc 17h30 tại hội trường D201 trường Đại học Ngoại thương, Hà Nội. Trước tình hình thời sự nóng hổi: Chiến tranh thương mại giữa hai siêu cường Mỹ - Trung, buổi hội thảo hứa hẹn sẽ đem đến những thông tin hữu ích và cấp thiết cho sinh viên khối ngành Kinh tế - Tài chính.
Tin Việt Nam - tin trong nước đọc nhanh sáng 17-05-2016
- Cập nhật : 17/05/2016
Hàn Quốc sẽ tái mở cửa thị trường lao động với người Việt
"Một bản ghi nhớ về việc khôi phục các lao động nhập cư Việt Nam sẽ được thông qua tại cuộc hội đàm giữa Bộ trưởng Lao động Lee Ki-kweon và người đồng cấp của Việt Nam ông Đào Ngọc Dung tại Hà Nội", Korea Times dẫn thông cáo của Bộ Lao động Hàn Quốc cho hay. Ông Lee dự kiến đến Việt Nam vào ngày mai.
Động thái trên diễn ra sau khi các doanh nghiệp Hàn Quốc kêu gọi dỡ bỏ lệnh cấm với các lao động người Việt. Các doanh nhân địa phương đánh giá cao lao động Việt Nam ở khả năng thích nghi với điều kiện làm việc và đáp ứng nhanh các kỹ năng mà nghề nghiệp đòi hỏi.
Năm 2012, Hàn Quốc đã ngừng cho phép công dân Việt Nam làm việc tại nước này do thực trạng nhiều người ở chui bất chấp thị thực lao động đã hết hạn. Năm 2013, Hàn Quốc tiếp nhận lại lao động Việt Nam nhưng ở mức hạn chế, cho đến tháng 4/2015 mới tiếp nhận với mức lớn hơn.
Bộ Lao động Hàn Quốc cho biết đã quyết định dỡ lệnh cấm sau khi Việt Nam vạch ra lộ trình 2016-2018 nhằm quản lý tốt hơn những công dân lưu trú tại nước ngoài trái phép.
Bộ Lao động, Thương binh và xã hội hồi tháng 5/2015 cho biết chính phủ Hàn Quốc đang đẩy mạnh truy quét 226.000 lao động cư trú bất hợp pháp, trong đó có hơn 26.000 người Việt Nam. Riêng số cư trú bất hợp pháp đi theo Chương trình cấp phép việc làm cho lao động nước ngoài của Hàn Quốc (EPS) là khoảng 16.000 người.
Các lao động Việt Nam sang Hàn Quốc bằng nhiều con đường, hầu hết là nam, ở trình độ phổ thông. Họ làm nông nghiệp, công nhân xây dựng, lắp ráp tại các nhà máy, công trường... Lao động không chịu về nước chủ yếu do mức lương ở Hàn Quốc khá cao, từ 25 đến 30 triệu đồng, có người lên đến 40 triệu đồng mỗi tháng.
Tăng giá bán buôn điện thêm 2-5%
Theo đó, tăng mạnh nhất là mức giá tối đa, mức giá tối thiểu của Tổng công ty Điện lực Miền Trung, tăng 5% so với 2015. Từ mức 1.135 đồng/kWh lên 1.2 đồng/kWh với mức giá tối đa, từ 1.066 đồng/kWh lên 1.119 đồng/kWh đối với mức giá tối thiểu.
Mức giá tối đa tăng 4% đối với Tổng công ty Điện lực Miền Bắc, Tổng công ty Điện lực Hà Nội, tăng 3% đối với Tổng công ty Điện lực Hồ Chí Minh và Tổng công ty Điện lực miền Nam.
Trong khi mức giá tối thiểu tăng 3% đối với Tổng công ty Điện lực Miền Bắc, Tổng công ty Điện lực miền Nam, Tổng công ty Điện lực Hà Nội, Tổng công ty Điện lực Hồ Chí Minh là 2%.
Căn cứ vào khung giá bán buôn điện bình quân quy định trên, giá bán buôn điện bình quân của Tập đoàn Điện lực Việt Nam cho các Tổng công ty Điện lực không thấp hơn mức giá tối thiểu và không cao hơn mức giá tối đa của khung giá. Tập đoàn Điện lực Việt Nam có trách nhiệm ban hành giá bán buôn điện cụ thể cho từng Tổng công ty Điện lực theo quy định hiện hành.
Trường hợp cần thiết phải điều chỉnh khung giá bán buôn điện bình quân phù hợp với biến động chi phí sản xuất kinh doanh điện, doanh thu và lợi nhuận định mức của các Tổng công ty Điện lực, Tập đoàn Điện lực Việt Nam có trách nhiệm tính toán, báo cáo Bộ Công Thương xem xét, quyết định.
Thời gian áp dụng khung giá bán buôn điện bình quân của Tập đoàn điện lực Việt Nam cho các Tổng công ty Điện lực từ ngày 1/1/2016 đến ngày 31/12/2016.
Thủ tướng yêu cầu kiên quyết loại bỏ dự án đầu tư kém hiệu quả
Thủ tướng nhấn mạnhcần đẩy mạnh tái cơ cấu ngành Công thương theo hướng đa dạng hóa sản phẩm, phát triển chiều sâu, nâng cao năng lực, năng suất lao động.
Khẩn trương rà soát, sửa đổi cơ chế, chính sách để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, bình đẳng, minh bạch, nhanh chóng thể chế hóa pháp luật, đặc biệtcác cam kết hội nhập kinh tế quốc tế, giúp doanh nghiệp tận dụng triệt đểlợi ích; từng bước giảm tỷ trọng gia công, lắp ráp và sử dụng nhiều tài nguyên, lao động giản đơn…
Đặc biệt,Thủ tướng yêu cầu Bộ Công thương phải rà soát, đánh giá và kiên quyết loại bỏ các dự án đầu tư kém hiệu quả, đi liền với đó là bảo vệ môi trường…
Tại buổi lễ, bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh khẳng định công nghiệp và thương mại Việt Nam đã phát triển mạnh mẽ, hiện tỷ trọng các ngành công nghiệp và dịch vụ đã chiếm hơn 80% GDP, khoảng 70% thu ngân sách.
"Vương quốc cá đồng" Cà Mau đứng trước nguy cơ cạn kiệt
Dự báo, sản lượng cá đồng ở Cà Mau sẽ còn tiếp tục giảm, thậm chí còn có nguy cơ bị mai một sau 10 năm nữa. Bên cạnh đó, nếu như vào thời điểm của năm 2000, diện tích nuôi cá đồng của Cà Mau là 300.000ha thì nay chỉ còn 150.000ha.
Nhiều hành vi săn bắt cá đồng bị cấm như săn bắt, mua bán cá non, dùng điện rà dưới ao đầm làm cho cá bị tận diệt... nhưng lại đang phát triển gần như công khai. Thời tiết cũng phát triển theo chiều hướng nắng nhiều mưa ít cũng làm cho cá đồng không phát triển được.
Để bảo tồn và phát triển nguồn lợi cá đồng, tỉnh Cà Mau đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ. Theo đó, tỉnh quy hoạch phát triển cá đồng để năm 2020 đạt sản lượng ít nhất 40.000 tấn trở lên. Đồng thời, khuyến khích người dân nuôi cá đồng, vùng nuôi tập trung vùng ngọt hóa U Minh Hạ bao gồm các huyện U Minh, Trần Văn Thời và Thới Bình.
Ngoài ra, tỉnh cũng tăng cường công tác quản lý, nghiêm cấm mọi hành vi bắt cá bằng điện, vận chuyển, mua bán cá non vì đây là nguồn cá giống để thả nuôi hàng năm; khuyến khích hai hình thức nuôi, đó là nuôi cá kết hợp với trồng rừng tràm và nuôi cá kết hợp với trồng lúa.
Cá đồng là cá nước ngọt, có rất nhiều loại như cá lóc, cá trê, cá rô, cá bổi, cá dầy, cá thát lát... có chất dinh dưỡng cao và là nguồn thực phẩm không thể thiếu trong bữa ăn hàng ngày của người dân Cà Mau
Truy tố 4 cán bộ vì “gây thiệt hại” gần 12 tỷ đồng
Bốn cán bộ UBND H.Hòa Thành (Tây Ninh) đã lợi dụng chức vụ, cố ý làm trái các quy định, gây thiệt hại gần 12 tỷ đồng khi thực hiện các dự án xây dựng.
Công trình xây dựng trụ sở Huyện ủy Hòa Thành (Tây Ninh) là một trong số các công trình bị chi sai tiền ngân sách. Ảnh: Giang Phương
Theo cáo trạng, ngày 18/11/2003, UBND H.Hòa Thành thành lập Ban quản lý dự án Đầu tư và Xây dựng công trình H.Hòa Thành. Nhân được phân công làm trưởng ban, Dân làm phó trưởng ban phụ trách xây dựng dân dụng, Hòa làm kế toán trưởng và Toàn làm thủ quỹ kiêm cán bộ kỹ thuật giám sát công trình.
Quá trình điều tra xác định, trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, từ tháng 1/2009 đến năm 2012, Nhân cùng 3 bị can này đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn cố ý làm trái các quy định Nhà nước về quản lý xây dựng, gây thiệt hại gần 12 tỷ đồng.
Ngày 3.8.2015, Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Tây Ninh đã khỏi tố vụ án, khởi tố 4 can đối với Nhân, Dân, Hòa và Tú về tội danh trên.
Nội dung cáo trạng xác định, tháng 1/2009, Nhân đã chi tạm ứng 500 triệu đồng từ ngân sách huyện cho đơn vị thi công công trình nâng cấp đường 797 H.Hòa Thành. Tuy nhiên, khi quyết toán khối lượng công trình với đơn vị thi công, Nhân, Phúc, Hòa không thu hồi 500 triệu đồng chi tạm ứng để hoàn trả ngân sách huyện.
Từ tháng 10/2010, trong 2 công trình xây dựng trụ sở Huyện ủy Hòa Thành và trường THCS Trưng Vương, Nhân chỉ đạo cho 3 bị can khác chi sai 7,5 tỷ đồng từ ngân sách huyện (riêng tại công trình xây dựng trụ sở Huyện ủy là 6 tỷ đồng) và sau đó không thu hồi để hoàn trả. Trong đó, nhiều khoản tiền Nhân và đồng phạm đã chi sai đối tượng hợp đồng.
Trong thời gian từ ngày 18.9.2006 đến ngày 4/2/2012, Nhân chỉ đạo cấp dưới lập 33 phiếu xuất quỹ trái quy định gần 4 tỷ đồng.