tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin Việt Nam - tin trong nước đọc nhanh 17-05-2016

  • Cập nhật : 17/05/2016

Thúc đẩy triển khai các dự án lớn giữa Việt Nam và Nga

Trong chuyến thăm chính thức Liên bang Nga của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, hai bên sẽ cùng kiểm điểm việc thục hiện, thúc đẩy triển khai các dự án lớn giữa hai nước trong các lĩnh vực cụ thể.
thu tuong nguyen xuan phuc

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc

Ngày 16/5, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc bắt đầu thăm chính thức Liên bang Nga và tham dự Hội nghị Cấp cao kỷ niệm 20 năm Quan hệ đối thoại Asean - Nga theo lời mời của Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Putin và Thủ tướng Liên bang Nga Dmitri Medvedev.

Chuyến thăm chính thức Liên bang Nga từ 16/5 đến 20/5 của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc là chuyến thăm Nga đầu tiên của lãnh đạo cấp cao Việt Nam sau khi Chính phủ mới được kiện toàn.

Chuyến thăm nhằm góp phần triển khai đường lối đối ngoại của Đại hội Đảng lần thứ XII, tăng cường quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Liên bang Nga, đưa hợp tác song phương phát triển sâu rộng và hiệu quả hơn.

Trong khuôn khổ chuyến thăm, hai bên sẽ cùng kiểm điểm việc thục hiện, thúc đẩy triển khai các dự án lớn giữa hai nước trong các lĩnh vực cụ thể.

Tham dự Hội nghị Cấp cao kỷ niệm 20 năm Quan hệ đối thoại Asean - Nga diễn ra trong bối cảnh quan hệ hai bên có nhiều bước tiến tích cực, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc sẽ cùng các nhà lãnh đạo Asean, Nga trao đổi các biện pháp cụ thể nhằm đề ra định hướng tăng cường quan hệ đối tác Asean - Nga, đưa quan hệ Asean - Nga ngày càng thực chất và hiệu quả hơn, góp phần khẳng định vai trò và vị thế ngày càng cao của Asean.

Thời gian qua, quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Liên bang Nga tiếp tục phát triển mạnh mẽ trên nhiều lĩnh vực. Quan hệ chính trị được tăng cường và có độ tin cậy cao, trao đổi đoàn diễn ra thường xuyên, đặc biệt ở cấp cao.

Về hợp tác kinh tế, kim ngạch thương mại song phương năm 2015 đạt 2,2 tỷ USD, quý I/2016 đạt 291 triệu USD. Nga hiện có 114 dự án đầu tư tại Việt Nam với tổng số vốn đăng ký 2 tỷ USD, trong khi Việt Nam có 20 dự án đầu tư tại Nga với tổng vốn 2,93 tỷ USD.

Hợp tác giữa hai nước trong các lĩnh vực khác như năng lượng, an ninh - quốc phòng, khoa học - công nghệ, giáo dục - đào tạo… tiếo tục đạt nhiều kết quả tích cực.

Trong chuyến thăm chính thức Liên bang Nga lần này, bên cạnh các hoạt động chính như hội đàm với Tổng thống Putin, Thủ tướng Nga Dmitri Medvedev và tham dự, phát biểu tại Hội nghị cấp cao Asean - Nga, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng sẽ dành thời gian thăm một số cơ sở kinh tế của Việt Nam và Nga và tiếp các doanh nghiệp lớn của Nga…


6 nhiệm vụ Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đặt ra cho ngành Công thương

Thủ tướng đặc biệt nhấn mạnh việc thực hiện các nhiệm vụ này trong bối cảnh hội nhập sâu rộng, tham gia các FTA thế hệ mới và tham gia TPP.
thu tuong nguyen xuan phuc phatt bieu tai le ky niem 65 nam ngay truyen thong nganh cong thuong

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phátt biểu tại lễ kỷ niệm 65 năm ngày truyền thống ngành Công Thương

Ngày 15/5, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã tới dự lễ kỷ niệm 65 năm Ngày truyền thống ngành Công Thương (15/5/1951 – 15/5/2016).

Phát biểu tại lễ kỷ niệm, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc biểu dương những thành tích của ngành Công Thương đạt được trong 65 năm qua đã đóng góp tích cực vào công cuộc đấu tranh thống nhất đất nước và công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hiện nay.

Tuy nhiên, Thủ tướng cho rằng, tình hình kinh tế thế giới và khu vực trong thời gian tới tiếp tục diễn biến phức tạp, biến động khó lường, tình hình sản xuất trong nước thuộc lĩnh vực Công Thương của nhiều ngành và doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, thách thức...

Để thực hiện mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề nghị toàn thể đội ngũ cán bộ công chức, viên chức, người lao động ngành Công Thương cần tập trung thực hiện 6 nhiệm vụ trọng tâm.

Một là, quán triệt sâu sắc Nghị quyết Đại hội 12 của Đảng về nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội 2016 - 2020, nhanh chóng cụ thể hóa những nhiệm vụ được phân công trong chương trình hành động của Chính phủ nhằm thực hiện Nghị quyết. Đặc biệt cần nhấn mạnh việc thực hiện các nhiệm vụ này trong bối cảnh hội nhập sâu rộng, tham gia các FTA thế hệ mới và tham gia TPP.

Hai là, triển khai quyết liệt Nghị quyết 01 của Chính phủ về những giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2016, quyết tâm hoàn thành các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội 2016. Ngành Công Thương cần tập trung phấn đấu vượt mức chỉ tiêu kim ngạch xuất khẩu và giá trị sản xuất công nghiệp năm 2016…

Ba là, thực hiện đẩy mạnh tái cơ cấu ngành Công Thương gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng theo hướng tăng giá trị gia tăng, đa dạng hóa sản phẩm, phát triển theo chiều sâu, nâng cao năng lực, năng suất lao động, chất lượng và năng lực cạnh tranh của sản phẩm công nghiệp Việt Nam.

Bốn là, khẩn trương rà soát, sửa đổi bổ sung các văn bản pháp luật, cơ chế, chính sách để tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn cho doanh nghiệp, tạo môi trườngđầu tư kinh doanh thuận lợi, bình đẳng, minh bạch cho doanh nghiệp và người dân, nhanh chóng thể chế hóa pháp luật, đặc biệt là các cam kết hội nhập kinh tế quốc tế để pháp luật, chính sách sớm đi vào cuộc sống, giúp doanh nghiệp tận dụng triệt để hiệu quả những lợi ích mang lại từ chính sách mới.

Đẩy mạnh cải cách hành chính đặc biệt là thủ tục hành chính, tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho hoạt động của các doanh nghiệp và người dân, tiếp tục đẩy mạnh phòng chống tham nhũng, lãng phí…

Năm là, tập trung phát triển công nghiệp theo chiều sâu, từng bước tạo ra các sản phẩm có giá trị gia tăng cao, giá trị xuất khẩu lớn và có sức cạnh tranh trong chuỗi giá trị toàn cầu. Đồng thời tăng cường sự liên kết giữa các doanh nghiệp trong quá trình sản xuất cung ứng sản phẩm, từng bước tìm các giải pháp nhằm giảm tỷ trọng gia công, lắp ráp và sử dụng nhiều tài nguyên, lao động giản đơn, thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ đối với một số ngành trọng điểm. Rà soát, đánh giá và kiên quyết loại bỏ các dự án đầu tư kém hiệu quả, đi liền với đó là bảo vệ môi trường…

Sáu là, tập trung đẩy mạnh chương trình hành động thực hiện Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2011 – 2020 định hướng đến năm 2030, đẩy mạnh xuất khẩu, xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường, chủ động tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp xuất khẩu, kiểm soát chặt chẽ nhập khẩu, hạn chế nhập siêu, xây dựng Chiến lược tổng thể phát triển thị trường trong nước giai đoạn 2025 tầm nhìn 2035. Chú trọng nâng cao công tác quản lý thị trường trong nước, nhất là các kênh phân phối lớn, tích cực ngăn chặn buôn lậu, gian lận thương mại, hàng nhái, hàng giả...

Cũng tại lễ kỷ niệm, thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã trao Huân chương Hồ Chí Minh cho ngành Công Thương.

Tại buổi lễ, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh cho biết, Công nghiệp và Thương mại Việt Nam đã phát triển mạnh mẽ, hiện nay tỷ trọng các ngành công nghiệp và dịch vụ chiếm hơn 80% GDP, khoảng 70% thu ngân sách Nhà nước hàng năm, tạo việc làm trực tiếp cho hàng triệu lao động. Việt Nam đã trở thành một nền kinh tế có độ mở lớn, với tổng kim ngạch xuất nhập khẩu tương đương với 150% tổng GDP. Thị trường xuất khẩu liên tục được mở rộng tới gần 180 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch xuất khẩu từ mức tổng giá trị đạt hơn 3 tỷ USD lúc mới đổi mới (năm 1986), ngày nay đã tăng hơn 100 lần, đạt 327 tỷ USD (năm 2015), trong đó xuất khẩu đã vượt 80% GDP.


VSIP Quảng Ngãi gặp khó vì không được ưu đãi thuế

Cho rằng, việc Công ty TNHH VSIP Quảng Ngãi, chủ đầu tư Dự án Khu công nghiệp VSIP Quảng Ngãi không được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp đối với hợp phần kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp là chưa thực sự khuyến khích nhà đầu tư, tỉnh Quảng Ngãi vừa có văn bản gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính kiến nghị dành chính sách ưu đãi cho nhà đầu tư này.

Theo văn bản được ông Phạm Như Sô, Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi ký ngày 12/5/2016, thì Khu kinh tế Dung Quất được Chính phủ xếp vào địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, được áp dụng các chính sách ưu đãi cao nhất theo quy định. Và mặc dù đã thu hút được trên 100 dự án đầu tư, song ngoài hoạt động của Nhà máy Lọc dầu Dung Quất và một số dự án công nghiệp nặng khác, thì việc thu hút đầu tư vào lĩnh vực kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp và các dự án công nghiệp nhẹ gặp nhiều khó khăn.

Trong bối cảnh đó, việc VSIP quyết định đầu tư Khu công nghiệp VSIP Quảng Ngãi vào năm 2012 và đến nay đã thu hút được 11 dự án đầu tư thứ cấp, với tổng vốn đăng ký 166 triệu USD, được Quảng Ngãi đánh giá cao. Tuy vậy, vướng mắc nảy sinh khi hợp phần kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp để cho nhà đầu tư thứ cấp thuê lại của VSIP Quảng Ngãi không được ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp chỉ vì được ngành thuế xác định là hoạt động chuyển nhượng bất động sản.

du an vsip quang ngai 

Dự án VSIP Quảng Ngãi 

Vừa lý giải rằng, VSIP Quảng Ngãi thuộc địa bàn kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, vừa phân tích rằng, việc thu hút đầu tư các dự án hạ tầng khu công nghiệp ở địa bàn khó khăn là rất khó, ông Phạm Như Sô đã kiến nghị các bộ, ngành chức năng cho phép được áp dụng thuế thu nhập doanh nghiệp trong trường hợp này.

“Không ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp cho các chủ đầu tư hạ tầng khu công nghiệp ở các địa bàn kinh tế - xã hội khó khăn là thực sự chưa đủ khuyến khích nhà đầu tư và cũng chưa hợp lý”, ông Phạm Như Sô bày tỏ quan điểm.

Đơn kiến nghị mới được gửi, sẽ còn một thời gian nữa để giải quyết kiến nghị của nhà đầu tư, của tỉnh Quảng Ngãi. Tuy nhiên, thực tế phát triển hạ tầng các khu công nghiệp thời gian qua cho thấy, còn những bất cập trong các quy định về chính sách tín dụng, chính sách ưu đãi đối với các nhà đầu tư hạ tầng khu công nghiệp, khi lĩnh vực kinh doanh này bị đẩy vào chung “một rọ” với kinh doanh bất động sản thông thường. Thêm nữa, các chính sách nộp tiền thuê đất một lần hay hàng năm cũng đang gây khó khăn cho các doanh nghiệp đầu tư hạ tầng khu công nghiệp.


Samsung Việt Nam tuyển kỹ sư, cử nhân Việt Nam số lượng lớn

Ngày 15-5,  tin từ Samsung Việt Nam cho biết, gần 6.000 ứng viên là các kỹ sư, cử nhân tốt nghiệp ĐH ở Hà Nội đã tham gia vòng thi kiểm tra năng lực toàn cầu của Samsung (GSAT - Global Samsung Aptitude Test).

cac thi sinh tham du vong thi gsat tai ha noi ngay 14-5

Các thí sinh tham dự vòng thi GSAT tại Hà Nội ngày 14-5

Các ứng viên được chọn từ gần 20.000 hồ sơ đăng ký qua website tuyển dụng chính thức và duy nhấthttp://samsungcareers.com.vn. GSAT là bài kiểm tra năng lực Samsung toàn cầu dành cho ứng viên mới tốt nghiệp ĐH, gồm hai nội dung chính, “khả năng toán học” và “khả năng suy luận”. Đây là một trong những vòng thi đầu tiên trong quy trình tuyển dụng nhân viên tốt nghiệp ĐH của tất cả các công ty thuộc Tập đoàn Samsung trên thế giới.

Sau vòng thi GSAT, các ứng viên có kết quả cao sẽ tiếp tục tham gia vòng phỏng vấn vào cuối tháng 5, để lựa chọn ra những nhân viên chính thức của Samsung Việt Nam vào cuối tháng 6-2016 tại các trung tâm/nhà máy sản xuất gồm: Samsung Electronics Việt Nam – SEV, Samsung Display Việt Nam – SDV (Bắc Ninh); Samsung Electronics Việt Nam Thái Nguyên – SEVT, Samsung Electro - Mechanic Vietnam – SEMV (Thái Nguyên), Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển điện thoại di động Samsung Việt Nam (Samsung Vietnam Mobile R&D Center – SVMC, Hà Nội).

Việc tuyển dụng số lượng lớn nhân viên tốt nghiệp ĐH nằm trong chiến lược mở rộng sản xuất kinh doanh của Samsung tại Việt Nam. Hiện tại, nhân lực tại 2 nhà máy SEV (Bắc Ninh) và SEVT (Thái Nguyên) đã lên đến hơn 110.000 người và con số này vẫn đang tiếp tục gia tăng hàng tháng. Hàng năm Samsung tuyển dụng hàng nghìn sinh viên tốt nghiệp ĐH chưa từng có kinh nghiệm làm việc, với mức lương cơ bản khởi điểm trên 10 triệu đồng/tháng, chưa bao gồm tiền thưởng và các chế độ khác. Chế độ tiền lương và chính sách nhân sự hấp dẫn, luôn tuân thủ pháp luật là yếu tố giúp Samsung Electronics Việt Nam luôn thu hút được nguồn nhân lực chất lượng cao.


​Hai nhà máy ngàn tỉ “đắp chiếu” vẫn khó khăn

Nhà máy xơ sợi polyester Đình Vũ (Hải Phòng) do Tập đoàn Dầu khí VN (PVN) nắm giữ trên 75% vốn đã đầu tư gần 7.000 tỉ đồng cũng trong tình trạng có nhiều điểm giống với Nhà máy đạm Ninh Bình...
​Hai nhà máy ngàn tỉ “đắp chiếu” vẫn khó khăn
 
Như Tuổi Trẻ đã phản ánh, Nhà máy xơ sợi polyester Đình Vũ (Hải Phòng) do Tập đoàn Dầu khí VN (PVN) nắm giữ trên 75% vốn đã đầu tư gần 7.000 tỉ đồng cũng trong tình trạng có nhiều điểm giống với Nhà máy đạm Ninh Bình.

 

 
Tổng vốn đầu tư lớn, ngay từ khi chạy thử, rồi vận hành, nhà máy liên tục đối mặt với thực tế chất lượng sản phẩm không ổn định, không bán được hàng, phải tạm dừng nhà máy...
 
Đến nay, PVN đã điều thêm nhân sự từ Tổng công ty Phân bón và hóa chất dầu khí ra hỗ trợ, bổ nhiệm tổng giám đốc mới, đề xuất thêm cơ chế ưu đãi từ Chính phủ, tuy nhiên nhà máy vẫn chưa thể khởi sắc. Hàng nghìn tỉ vốn nhà nước vẫn đối mặt thực tế hiệu quả thấp, thua lỗ...
 
Với dự án Nhà máy gang thép Thái Nguyên mở rộng do Công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên (TISCO - thuộc Tổng công ty Thép VN) làm chủ đầu tư (do nhà thầu Trung Quốc làm tổng thầu) còn khó khăn hơn.
 
Ban đầu dự kiến đầu tư 3.843 tỉ đồng để có nhà máy, nhưng sau đó phía nhà thầu Trung Quốc yêu cầu phải tăng vốn lên 8.014 tỉ đồng. Tuy nhiên, sau khi TISCO đã trả nhà thầu Trung Quốc 93% tiền thiết bị... nhà thầu Trung Quốc đã bỏ về nước năm 2012.
 
Đến nay qua 9 phiên đàm phán để nhà thầu Trung Quốc quay lại, phía Trung Quốc yêu cầu bồi thường.
 
TISCO đã báo cáo Bộ Công thương xin tiếp tục nâng vốn đầu tư lên 9.031 tỉ đồng - tăng 927 tỉ đồng so với tổng mức cũ. Sau khi báo chí và các chuyên gia cảnh báo, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc quyết định giao Bộ Công thương thành lập tổ công tác, thuê tư vấn độc lập đánh giá toàn diện dự án, trong đó có cả phương án bán dự án, bán TISCO và phương án kêu gọi doanh nghiệp góp vốn đầu tư tiếp dự án 8.000 tỉ đồng.
 
Đến nay, dù đã giải ngân khoảng 4.500 tỉ nhưng dự án vẫn chưa thể hoạt động vì nhà thầu mới lắp khung thép, chưa chuyển giao bộ phận điều khiển.
 
Nhập từ Trung Quốc từ lọ thủy tinh đến keo dán
 
Theo văn bản của ban quản lý dự án Nhà máy đạm Ninh Bình, dự án này đã sử dụng các thiết bị tiên tiến như công nghệ khí hóa của Shell (Hà Lan), công nghệ tinh chế khí của Linde (Đức), công nghệ tổng hợp urê của Snamprogetti (Ý), công nghệ phân ly không khí của Air Liquide (Pháp)...
 
Tuy nhiên, tháng 4-2015 Cục Kiểm tra sau thông quan, Tổng cục Hải quan đã có kết luận truy thu thuế với dự án Nhà máy đạm Ninh Bình, qua đó cho thấy nhà máy này đã nhập rất nhiều thiết bị từ Trung Quốc.
 
Cụ thể, nhóm hàng vật tư xây dựng trong nước đã sản xuất được như: dây cáp điện, mặt hàng sơn, keo dán (băng phòng mục), các kết cấu thép (từ làm nhà xưởng tới bệ đỡ máy), kể cả các vật tư tiêu hao, thủy tinh, dụng cụ bảo hộ... đều được nhà thầu Trung Quốc nhập khẩu chứ không mua của VN.

(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục