Việt Nam đề nghị Trung Quốc và ASEAN trao đổi thực chất về COC
Đại sứ Ted Osius: Hoa Kỳ không muốn đặt căn cứ tại Việt Nam
Đại sứ Osius: Mỹ có thể tận dụng các dịch vụ ở cảng Cam Ranh
Người Việt mua gần 3 triệu chiếc xe máy mỗi năm
Tin Việt Nam - tin trong nước đọc nhanh sáng 16-05-2016
- Cập nhật : 16/05/2016
Chủ tịch nước Trần Đại Quang tiếp Đại sứ đặc biệt Việt Nam-Nhật Bản
Chủ tịch nước Trần Đại Quang tiếp Ngài Ryotaro Sugi, Đại sứ đặc biệt Việt Nam-Nhật Bản sang thăm và làm việc tại Việt Nam
Chiều 13/5, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã tiếp thân mật Đại sứ đặc biệt Việt Nam-Nhật Bản Ryotaro Sugi đang ở thăm và làm việc tại Việt Nam.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang bày tỏ vui mừng gặp lại Đại sứ Ryotaro Sugi, người bạn thân tình của nhân dân Việt Nam; trân trọng tình cảm mà Đại sứ dành cho đất nước và nhân dân Việt Nam, cũng như những đóng góp của Đại sứ vào việc thúc đẩy quan hệ Việt Nam-Nhật Bản.
Trong gần 30 năm qua, Đại sứ Ryotaro Sugi đã có nhiều hoạt động đầy ý nghĩa nhằm thúc đẩy quan hệ giữa Nhật Bản với Việt Nam, nhất là trong các lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật, giao lưu nhân dân, hoạt dộng nhân đạo...
Chủ tịch nước chúc mừng Ngài Ryutaro Sugi vừa được gia hạn nhiệm kỳ Đại sứ đặc biệt Việt Nam-Nhật Bản đến hết năm 2018, điều này thể hiện sự ghi nhận và đánh giá cao đối với những nố lực của Đại sứ Ryutaro Sugi trên cương vị của mình.
Đánh giá cao sự phát triển mạnh mẽ và toàn diện của quan hệ Việt Nam-Nhật Bản, nhất là sau khi hai nước nâng cấp khuôn khổ quan hệ lên “Đối tác chiến lược sâu rộng vì hòa bình và phồn vinh ở châu Á” năm 2014, Chủ tịch nước Trần Đại Quang khẳng định, Nhật Bản đã trở thành một trong những đối tác quan trọng hàng đầu và lâu dài của Việt Nam.
Sự tin cậy chính trị giữa hai nước được củng cố, hợp tác kinh tế ngày càng được mở rộng và tăng cường, cùng đó là nhiều hoạt động giao lưu nhân dân.
Hai nước đang nỗ lực triển khai nhiều thỏa thuận cấp cao, nhiều dự án quan trọng nhằm mở rộng và làm sâu sắc thêm sự hợp tác toàn diện, cùng có lợi, phù hợp với lợi ích và nguyện vọng của nhân dân hai nước.
Chủ tịch nước tin tưởng, với uy tín và kinh nghiệm lâu năm hoạt động trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật, Đại sứ Ryotaro Sugi sẽ tiếp tục có nhiều sáng kiến, hoạt động thiết thực hơn nữa, góp phần tích cực vào việc thúc đẩy quan hệ đối tác chiến lược sâu rộng giữa Việt Nam và Nhật Bản trong thời gian tới.
Đại sứ đặc biệt Việt Nam-Nhật Bản Ryotaro Sugi chúc mừng Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã được Quốc hội tín nhiệm bầu làm người đứng đầu Nhà nước; bày tỏ vui mừng trước những bước phát triển hết sức tốt đẹp của quan hệ Nhật Bản-Việt Nam những năm qua.
Trong chuyến thăm Việt Nam lần này, Đại sứ đã làm việc với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, thúc đẩy việc triển khai viện trợ của Nhật Bản về phương tiện cho lực lượng cảnh sát phòng cháy, chữa cháy của Việt Nam.
Đại sứ Ryotaro Sugi cũng cho biết, tham gia đoàn công tác có đại diện một số công ty của Nhật Bản hoạt động trong lĩnh vực thực phẩm và nông nghiệp, với kinh nghiệm và trình độ kỹ thuật công nghệ cao, các doanh nghiệp mong muốn được hợp tác với phía Việt Nam.
Cùng với đó, Đại sứ Ryotaro Sugi đề nghị hai bên cần tăng cường trao đổi hợp tác giáo dục đào tạo, du lịch và giao lưu nhân dân nhằm tạo sự hiểu biết giữa nhân dân hai nước; khẳng định sẽ không ngừng nỗ lực đóng góp hơn nữa vào việc phát triển quan hệ Nhật Bản-Việt Nam.
Trên cơ sở đề nghị của Đại sứ Ryotaro Sugi, Chủ tịch nước Trần Đại Quang khẳng định Việt Nam mong muốn phát triển nền nông nghiệp, công nghiệp chế biến sạch nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm; sẵn sàng tạo điều kiện để các doanh nghiệp hợp tác đầu tư kinh doanh tại Việt Nam.
Chủ tịch nước hoan nghênh phía Nhật Bản tổ chức các chuyến thăm Việt Nam kết hợp thực tập tốt nghiệp của sinh viên Nhật Bản, nhấn mạnh những giải pháp hỗ trợ tối đa trong điều kiện có thể để hai nước phối hợp tổ chức các chuyến thăm này, cũng như việc đẩy nhanh các thủ tục trong việc tiếp nhận và sử dụng hiệu quả viện trợ từ phía Nhật Bản.(Vietnam+)
Ban hành 6 án lệ đầu tiên, áp dụng từ ngày 1/6
Vừa qua, Tòa án nhân dân Tối cao đã ban hành Quyết định công bố 6 án lệ đầu tiên. 6 án lệ này đã được Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân Tối cao thông qua.
Từ năm 2013, Hiến pháp mới đã quy định Tòa án nhân dân tối cao thực hiện việc tổng kết thực tiễn xét xử, bảo đảm áp dụng thống nhất pháp luật trong xét xử.
Sau quá trình dài chuẩn bị, cùng với sự ban hành Luật Tổ chức tòa án nhân dân, cuối cùng Việt Nam đã tiến tới áp dụng án lệ.
Theo đó, án lệ là những lập luận, phán quyết trong bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án về một vụ việc cụ thể được Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao lựa chọn và được Chánh án Toà án nhân dân tối cao công bố là án lệ để các Toà án nghiên cứu, áp dụng trong xét xử.
Trong 6 án lệ đầu tiên có 1 án lệ hình sự - tội giết người, 2 án lệ trong lĩnh vực đất đai, 2 án lệ về thừa kế, 1 án lệ về ly hôn - giải quyết tài sản. Như vậy, chưa có án lệ nào trong tranh chấp hợp đồng kinh tế được lựa chọn và công bố.
Những án lệ này sẽ được áp dụng trong xét xử kể từ ngày 1/6/2016.
Án lệ được lựa chọn phải chứa đựng lập luận để làm rõ quy định của pháp luật còn có cách hiểu khác nhau; phân tích, giải thích các vấn đề, sự kiện pháp lý và chỉ ra nguyên tắc, đường lối xử lý, quy phạm pháp luật cần áp dụng trong một vụ việc cụ thể.
Đồng thời, án lệ đáp ứng yêu cầu chuẩn mực và có giá trị như một hướng dấn áp dụng thống nhất pháp luật trong xét xử, bảo đảm những vụ việc có tình tiết, sự kiện pháp lý như nhau thì phải được giải quyết như nhau.
Không áp dụng án lệ, phải giải thích
Hiện Việt Nam là một nước theo hệ thống luật thành văn. Do đó, văn bản quy phạm pháp luật vẫn có hiêu lực cao nhất. Án lệ, chỉ là nguồn bổ trợ cho hệ thống luật thành văn và không có giá trị hiệu lực bắt buộc thi hành. Việc sử dụng án lệ chỉ coi là thứ yếu sau khi đã áp dụng những văn bản quy phạm pháp luật hiện hành.
Tuy vậy, theo quy định tại Điều 8, Nghị quyết 03/2015/NQ-HĐTP thì khi xét xử, Thẩm phán, Hội thẩm pải nghiên cứu, áp dụng án lệ để giải quyết các vụ việc tương tự, đảm bảo các vụ việc có tình tiết, sự kiện giống nhau thì kết quả giải quyết phải như nhau.
Nguyên tắc áp dụng án lệ cũng yêu cầu, nếu áp dụng án lệ thì bản án phải nêu tính chất, tình tiết vụ việc án lệ và vụ việc đang giải quyết, vấn đề pháp lý phải được viện dẫn, phân tích, làm rõ
Nếu không áp dụng án lệ, phải phân tích, lập luận, nêu rõ lý do trong bản án, quyết định của Toà án.
Trường hợp Luật pháp thay đổi hoặc do tình hình thực tế thay đổi khiến án lệ không còn phù hợp thì Thẩm phán, Hội thẩm có quyền không áp dụng án lệ và phải kiến nghị với Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao để xem xét hủy bỏ.
Việc áp dụng án lệ được cho là sẽ giúp việc xét xử công khai, minh bạch, hạn chế tình trạng áp dụng luật mỗi nơi một kiểu. Đặc biệt, các án lệ có thể giúp khắc phục những kẽ hở mà luật thành văn chưa quy định, tạo ra tiền lệ để xét xử những vụ án tương tự sau này.
Từ đó, đảm bảo sự bình đẳng trong việc xét xử các vụ án giống nhau, giúp tiên lượng được kết quả của các vụ tranh chấp, tiết kiệm công sức của các thẩm phán, các đương sự, tạo ra sự công bằng trong xã hội.(BDT)
Nông dân khốn khổ vì tin đồn
Thời gian gần đây, trên một số phương tiện thông tin và mạng xã hội rộ lên tin đồn nhà vườn tại 2 tỉnh Đồng Tháp và Tiền Giang sử dụng túi bao trái của Đài Loan có chứa độc để bọc trái xoài. Tin đồn đã khiến giá xoài tại 2 tỉnh này giảm mạnh. Nghiệt ngã hơn, tin đồn xuất hiện ngay vào chính vụ thu hoạch nên gây thiệt hại càng nặng nề, giá xoài có lúc giảm tới 50%.
Giải oan cho xoài
Theo đó, giá xoài cát Hòa Lộc tại Tiền Giang được thương lái thu mua tại vườn chỉ còn 25.000-26.000 đồng/kg, còn bán ở các chợ giá từ 30.000-35.000 đồng/kg, giảm từ 20.000-25.000 đồng so với những tháng đầu năm. Xoài cát chu có giá từ 13.000-15.000 đồng/kg, giảm 3.000-4.000 đồng/kg…
Trong công văn gửi Thường trực Tỉnh ủy và UBND tỉnh do ông Cao Văn Hóa, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) tỉnh Tiền Giang, ký có giải thích rằng: “Qua kiểm tra, nông dân trồng xoài rất ưa chuộng loại túi bao trái cây do các doanh nghiệp ở
TP HCM nhập khẩu từ Đài Loan. Kết quả kiểm tra, phân tích của Trung tâm Dịch vụ phân tích thí nghiệm TP HCM và Viện Y tế công cộng TP HCM cho thấy không phát hiện kim loại nặng, thuốc trừ sâu và vi sinh có hại trong loại túi này và xoài trái có sử dụng túi bao…”.
Cũng theo ông Hóa, ý kiến của các nhà khoa học từ Trường ĐH Cần Thơ, Viện Cây ăn quả Miền Nam cho rằng việc sử dụng túi bao trái sẽ bảo vệ được trái cây trước sự tấn công của nhiều loại sâu bệnh, làm cho trái có màu sắc đẹp hơn, dễ xuất khẩu. Thời gian qua, hàng ngàn tấn xoài xuất sang Nhật Bản, Hàn Quốc, Nga, New Zealand... đều được kiểm dịch thực vật gắt gao và không phát hiện kim loại nặng, asen, phóng xạ, dư lượng thuốc trừ sâu, vi nấm hay các độc tố khác.
Thiệt hại nặng nề
Không chỉ trái xoài, thời gian qua, nhiều loại nông sản khác ở ĐBSCL cũng bị đồn thổi thất thiệt trên mạng như: nhiễm độc, ăn vào bị ung thư, chết người… khiến nông dân điêu đứng.
Ông Ngô Văn Tua - một nông dân tại xã Thành Đông, huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long - kể: Vào đầu năm, trên mạng có người loan tin khoai lang tím Nhật trồng ở Việt Nam xuất khẩu sang Singapore nhiễm chất độc da cam. “Thông tin này lập tức gây hoang mang dư luận và giá khoai bị giảm. Các doanh nghiệp từ Singapore đã bác bỏ thông tin này và khẳng định khoai lang nhập khẩu từ Việt Nam an toàn nên chúng tôi mới yên tâm trồng tiếp” - ông Tua nói.
Tương tự, người dân nuôi cá điêu hồng lồng bè tại Vĩnh Long, Tiền Giang, Đồng Tháp cũng khốn khổ với tin đồn người nuôi sử dụng chất cấm trifluralin. Đây là chất diệt sâu rầy, côn trùng đã bị Bộ NN-PTNT cấm sử dụng trong chăn nuôi. Chính tin đồn này làm giá cá điêu hồng giảm mạnh, thậm chí người tiêu dùng đã quay lưng với loài cá này. Tuy nhiên, qua kiểm tra của chi cục thủy sản các tỉnh nói trên, không phát hiện chất trifluralin trên những mẫu cá điêu hồng được lấy kiểm nghiệm. Chưa hết, những loại tin đồn như nghêu bị nhiễm hóa chất, ăn bưởi có nguy cơ bị ung thư vú… cũng từng diễn ra trong thời gian dài khiến cho những sản phẩm trên không tiêu thụ được.
“Xét xử 12 vụ tham nhũng, vụ nào cũng có can thiệp, xin xỏ”
"10 năm qua có 12 vụ án tham nhũng được đưa ra xét xử nhưng vụ việc nào cũng có tác động, can thiệp, xin xỏ".
Bình Thuận đề nghị dừng dự án thủy điện nghìn tỷ