Hiện đang có hơn 1,9 triệu người dân TPHCM và 794.000 người dân Hải Phòng đang chịu ảnh hưởng từ tình trạng lũ lụt thường xuyên.
Forbes nhận định ý nghĩa chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Mỹ
- Cập nhật : 18/05/2016
(Tin kinh te)
Hiệp định TPP và quyết định dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí sát thương sẽ là những chủ đề lớn mà hai nước xem xét thảo luận trong chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Mỹ sắp tới.
Chuyến thăm sắp tới của Tổng thống Obama sẽ đánh dấu mốc quan trọng trong việc thiết chặt quan hệ ngoại giao hai nước.
Tạp chí uy tín “Forbes” cuối tuần qua đăng bài viết của chuyên gia theo dõi các vấn đề châu Á Ralph Jennings về chuyến thăm Việt Nam từ ngày 23-25/5 tới của Tổng thống Mỹ Barack Obama, trong đó có nhắc tới Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) và khả năng Mỹ dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận vũ khí sát thương.
Trước thềm chuyến thăm này, Nhà Trắng thông báo: “Tổng thống Obama sẽ thăm Việt Nam và có các cuộc gặp cũng như thảo luận với các nhà lãnh đạo Việt Nam về đường hướng thúc đẩy mối quan hệ hợp tác toàn diện sâu rộng hơn trong nhiều lĩnh vực, kể cả về kinh tế, giao lưu nhân dân, an ninh, nhân quyền cũng như các vấn đề thế giới và khu vực cùng quan tâm. Tổng thống cũng sẽ gặp thành viên của các tổ chức dân sự và đại diện các doanh nghiệp".
Trước hết là về Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP). Hai bên dự kiến thảo luận về vai trò của Việt Nam trong TPP – khu vực thương mại tự do chiếm tới 40% sản lượng kinh tế toàn cầu, song lại không có sự tham gia của Trung Quốc, quốc gia cũng nằm trên Vành đai Thái Bình Dương và có Tổng Sản phẩm Quốc nội (GDP) lớn thứ hai thế giới. Bắc Kinh bị bỏ rơi vì một số nước thành viên TPP muốn dùng hiệp định này làm đối trọng với Trung Quốc trong hoạt động thương mại toàn cầu hiện nay.
TPP đòi hỏi Việt Nam, được coi là nước được hưởng lợi nhiều nhất từ hiệp định thương mại tự do này, phải cải thiện các điều kiện lao động và tiêu chuẩn về môi trường.
Oscar Mussons, Cố vấn về thương mại quốc tế thuộc hãng tư vấn Dezan Shira & Associates ở thành phố Hồ Chí Minh, nhận định Tổng thống Obama có thể tận dụng chuyến thăm để hối thúc Việt Nam phải đi theo hướng này. Việt Nam là nước xuất khẩu hàng hóa sang Mỹ nhiều nhất trong số các nước thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), đồng nghĩa với việc “thương mại song phương sẽ tăng vọt sau khi TPP được thực thi”. Chuyến thăm Việt Nam của ông Obama sẽ là một dịp tốt để nhắc nhở nghĩa vụ của cả hai nước, cũng như là một cơ hội để Việt Nam chứng tỏ nước này sẵn sàng thúc đẩy và tiếp tục điều chỉnh luật pháp hướng tới một môi trường kinh doanh thân thiện hơn. Quốc hội Việt Nam dự kiến sẽ biểu quyết thông qua TPP trong phiên họp thứ nhất của Quốc hội khóa XIV, dự kiến khai mạc vào tháng 7/2016.
Tuy nhiên, lịch thảo luận về TPP của Quốc hội Mỹ tùy thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó quan trọng nhất là khi nào thì phe đa số kiểm soát Hạ viện hay Thượng viện Mỹ muốn thảo luận. Việc này cũng phải chờ sau kết quả các cuộc bầu cử tháng 11 tại Mỹ, bao gồm cả bầu cử tổng thống, bầu lại 30 Thượng nghị sĩ và tất cả 435 Hạ nghị sĩ. Viễn cảnh đưa TPP ra trước Quốc hội Mỹ còn mập mờ hơn vì cả hai ứng cử viên tổng thống Hillary Clinton của đảng Dân chủ và Donald Trump của đảng Cộng hòa đều không hài lòng với nội dung đã được Chính quyền Obama nhất trí với 11 nước thành viên trong TPP. Cả hai đều ngỏ ý “phải xem xét lại” hiệp định này nếu đắc cử tổng thống vì TPP không có lợi cho công nhân Mỹ.
Một chủ đề được dư luận nhắc tới nhiều trong thời gian gần đây là khả năng Mỹ dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận vũ khí sát thương cho Việt Nam trong chuyến thăm của Tổng thống Obama.
Đối với Việt Nam, Nhà Trắng đang cân nhắc việc dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận vũ khí sát thương áp đặt ba thập kỷ qua, một “vết đen” trong quan hệ lạnh nhạt giữa hai nước sau cuộc Chiến tranh Việt Nam. Việt Nam đã kêu gọi Mỹ dỡ bỏ lệnh cấm vận này trong bối cảnh quan hệ song phương đang ấm lên. Bán vũ khí cho Việt Nam sẽ giúp các nhà thầu quốc phòng Mỹ như Boeing BA, Raytheon hay Lockheed Martin tăng mạnh hoạt động kinh doanh ở nước ngoài.
Sở dĩ có tin Tổng thống Obama có thể sẽ công bố quyết định dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam vì Bộ trưởng Quốc Phòng Ash Carter đã xác nhận ông ủng hộ việc này. Tại cuộc điều trần trước Ủy ban Quân lực Thượng viện Mỹ ngày 28/4/2016, Chủ tịch Ủy ban John McCain hỏi ông Carter: “Liệu ông có dỡ bỏ những hạn chế về vũ khí đối với người Việt Nam?” Bộ trưởng Carter đáp: “Chúng ta đã thảo luận chuyện này trước đây và tôi trân trọng ý kiến của Ngài Chủ tịch về vấn đề này, tôi tán thành”. Theo ông Russel, tình hình Biển Đông không chỉ là mối quan tâm của các nước có tranh chấp chủ quyền mà còn là vấn đề lớn của cả thế giới.
Về khả năng Mỹ dỡ bỏ cấm vận vũ khí sát thương, trả lời phóng viên TTXVN tại Washington Đại sứ Việt Nam tại Mỹ Phạm Quang Vinh cho biết với tư cách là Đại sứ Việt Nam tại Mỹ, ông đã làm việc với các cơ quan trong chính quyền và các nghị sĩ trong Quốc hội Mỹ. Đại sứ Phạm Quang Vinh cho rằng việc dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận vũ khí sát thương là cần và càng sớm càng tốt, và đặc biệt là nếu đạt được trong chuyến thăm này thì đó là điều rất tốt cho quan hệ hai nước. Việc dỡ bỏ lệnh cấm vận chứng tỏ rằng quan hệ hai nước được bình thường hóa một cách hoàn toàn. Bên cạnh đó, việc dỡ bỏ lệnh cấm vận này sẽ giúp tăng thêm độ tin cậy giữa hai nước, mở ra các cơ hội hợp tác mới.