Sản lượng thu hoạch cá tra 5 tháng đầu năm 2016 của ĐBSCL giảm
Nghêu rớt giá thê thảm
Đạm Cà Mau: Đáp ứng kịp thời nhu cầu sử dụng phân bón
EVN: Huy động cao nhiệt điện than và tua bin khí
Nếu không thay đổi sẽ 'chết'
- Cập nhật : 13/11/2015
(Kinh doanh)
Đó là nhận định của nhiều quan chức khi trao đổi với Pháp Luật TP.HCM.
Bộ trưởng Bộ NN&PTNT CAO ĐỨC PHÁT:
Phải chuyển mình mạnh mẽ
Để đối phó một cách hiệu quả với thách thức, hiện nay chúng tôi đang xây dựng nhiều văn bản, cơ chế chính sách để trình với Chính phủ và Quốc hội. Qua đó tạo ra hành lang pháp lý, môi trường thuận lợi cho đầu tư, trong đó có việc thúc đẩy ứng dụng khoa học kỹ thuật. Cụ thể, ngoài đổi mới cách quản lý, chúng tôi khuyến khích và tạo môi trường thuận lợi đối với các doanh nghiệp đầu tư vào nghiên cứu, chuyển giao khoa học công nghệ cao.
Chúng tôi cam kết sẽ cố gắng cao nhất và luôn đồng hành cùng với bà con nông dân, doanh nghiệp để phát huy thời cơ mà TPP đem lại, cũng như khắc phục những thách thức phải đối phó.
Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam TED OSIUS:
Tác động đến mọi người
Việt Nam có tiềm năng to lớn đối với việc sử dụng TPP để hội nhập ngành nông nghiệp vào kinh tế toàn cầu. Nó sẽ mang đến khả năng cạnh tranh của Việt Nam khi có thể tiếp cận khoảng 10% dân số thế giới... Điều này sẽ mang lại lợi ích đáng kể cho nông nghiệp Việt Nam. Ví dụ các sản phẩm như quế, cà phê, hạt điều, chế biến thực phẩm.
Đại sứ Úc tại Việt Nam HUGH BORROWMAN:
Buộc phải cải cách
Tôi cho rằng quá trình hội nhập TPP đối với Việt Nam chính là hội nhập về kinh tế, do đó buộc phải cải cách kinh tế như cải thiện môi trường lao động, thúc đẩy nền kinh tế nông nghiệp… để tận dụng lợi thế cũng như đối phó với thách thức.