Cách đây 2 năm, khi lần đầu tiên ghé thăm mảnh đất Bình Định, chúng tôi đã không khỏi ngỡ ngàng trước vẻ đẹp của thiên nhiên.
Tin trong nước đọc nhanh chiều 14-11-2015
- Cập nhật : 14/11/2015
Singapore vẫn hạn chế du khách nữ từ Việt Nam
Bộ Ngoại giao đang làm rõ và tìm giải pháp trước thông tin Singapore vẫn đang hạn chế du khách nữ đến từ Việt Nam, đồng thời yêu cầu khách Việt Nam phải xin phép đại diện Tổng cục Du lịch Singapore ở TP HCM.
Tại buổi họp báo chiều 12-11, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình đã trả lời câu hỏi về quan điểm trước việc gần đây các đoàn khách Việt Nam du lịch sang Singapore phải thông báo cho đại diện Tổng cục Du lịch Singapore ở TP HCM, Singapore cũng vẫn còn hạn chế khách nữ du lịch từ Việt Nam sang Singapore.
Theo ông Lê Hải Bình, trong thời gian gần đây, Bộ Ngoại giao đã chỉ đạo Đại sứ quán Việt Nam tại Sinagpore làm việc với cơ quan chức năng tại Singapore, việc đi lại của công dân đã được tốt hơn.
Theo Người Phát ngôn, sau khi có thông tin này, Bộ Ngoại giao đã chỉ đạo Đại sứ quán Việt Nam tại Sinagpore làm việc với các cơ quan chức năng của Singapore làm rõ thông tin. Đồng thời, các đơn vị chức năng của Bộ Ngoại giao đã làm việc với phía Singapore để làm rõ thêm thông tin, đồng thời có hướng giải quyết phù hợp nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp củacông dân Việt Nam trên cơ sở các thỏa thuận song phương giữa Việt Nam và Singapore cũng như các thỏa thuận chung trong ASEAN.
Đầu tư 193.000 tỉ đồng ngân sách cho nông thôn mới
Theo đó, từ 16 chương trình trước đây, các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016-2020 chỉ còn hai chương trình: Chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) và chương trình giảm nghèo bền vững.
Trong đó, chương trình NTM đặt ra mục tiêu đến năm 2020 có 50% số xã đạt tiêu chuẩn NTM. Tổng ngân sách nhà nước (NSNN) bỏ ra cho chương trình này tối thiểu là 193.000 tỉ đồng (giai đoạn trước chỉ 170.000 tỉ đồng), trong đó ngân sách trung ương 63.155,6 tỉ đồng, ngân sách địa phương 130.000 tỉ đồng.
Theo nghị quyết, nguyên tắc phân bổ NSNN là ưu tiên nguồn lực cho các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu; các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo; xã nghèo thuộc các huyện nghèo. Các xã nghèo thuộc huyện có tỉ lệ hộ nghèo cao được áp dụng cơ chế, chính sách đầu tư cơ sở hạ tầng như các huyện nghèo. Chú trọng đầu tư cho các xã chưa hoàn thành các công trình hạ tầng cơ bản (giao thông, điện, trường học, trạm y tế, nước sạch, thủy lợi),…
QH giao Chính phủ thực hiện đồng bộ các giải pháp về huy động vốn, bảo đảm huy động đầy đủ, kịp thời theo đúng cơ cấu đã được quy định; các địa phương phải có trách nhiệm bố trí đủ vốn ngân sách địa phương theo quy định của pháp luật để thực hiện chương trình. Cùng đó, Chính phủ rà soát, phân kỳ đầu tư, ưu tiên tập trung đầu tư, tránh dàn trải, nợ đọng, bảo đảm đúng quy định của Luật Đầu tư công, huy động đủ các nguồn lực để thực hiện. Rà soát và điều chỉnh hệ thống tiêu chí xã NTM, phù hợp với tình hình thực tiễn, từng vùng miền, bảo đảm tập trung, không trùng lặp về chính sách để phân bổ và sử dụng nguồn lực có hiệu quả. Áp dụng cơ chế đặc thù rút gọn đối với một số dự án đầu tư có quy mô nhỏ, kỹ thuật không phức tạp, Nhà nước chỉ hỗ trợ đầu tư một phần kinh phí, phần còn lại do nhân dân đóng góp, có sự tham gia giám sát của nhân dân.
Trao đổi với Pháp Luật TP.HCM, đại biểu Trương Văn Vở (Đồng Nai) cho rằng thời gian qua chương trình NTM đã xảy ra một số hạn chế. Tuy đây là chương trình ý nghĩa nhưng thực tế nhiều địa phương xây dựng lãng phí, không tương xứng. Do vậy lần này QH đã xem xét và rút 16 chương trình mục tiêu quốc gia còn hai chương trình. “Mức độ huy động vốn và vốn đầu tư đã có sự trùng lắp, thậm chí lãng phí, các chương trình mục tiêu quốc gia đều liên quan đến nông thôn. Trong đó, NTM có nhiều tiêu chí như sản xuất, hạ tầng kinh tế-xã hội và buộc phải đầu tư nhưng lại có chồng chéo, cùng một nội dung nhưng nhiều nguồn đầu tư vào đó” - ông Vở nêu thực tế.
Đặc biệt, ông Vở nhấn mạnh đến việc nhiều công trình theo tiêu chí NTM rất hoang phí như xây dựng nhà văn hóa. Hiện nay các nhà văn hóa của huyện hoạt động không hiệu quả nhưng ở xã lại yêu cầu có nhà văn hóa. “Đây là công trình đầu tư nhiều tiền, mức độ đầu tư chưa đến mức cần thiết lắm, trong khi cốt lõi của NTM là hạ tầng kinh tế để phát triển nông thôn theo kinh tế” - đại biểu đến từ Đồng Nai dẫn chứng.
Trong thời gian tới, ông Vở đề xuất Chính phủ cần chỉ đạo các địa phương rà soát các dự án để tránh chồng chéo, lãng phí các dự án thành phần. Rút gọn thủ tục đầu tư các hạng mục như đường giao thông, trường học, cơ sở y tế theo thiết kế mẫu. Nghĩa là các địa phương sẽ xây dựng các công trình này theo mẫu chung, điều này bỏ qua được giai đoạn lập dự án, phê duyệt thiết kế, phí dự phòng,… Bên cạnh đó, ngân sách đầu tư của chương trình nên giao thẩm quyền trách nhiệm cho địa phương, không nên để bộ, ngành phân bổ ngân sách như trước đây bởi sẽ dẫn đến tình trạng nhiều bộ phân bổ vào một thành phần, hạng mục.
Bốn vấn đề nào đưa ra trưng cầu ý dân?
Tuy nhiên, tại phiên thảo luận, một số đại biểu (ĐB) QH vẫn cho rằng quy định như vậy là chưa cụ thể, rõ ràng.
ĐB Bùi Mạnh Hùng, đến từ Bình Phước, cho rằng nếu không có tiêu chí cụ thể thì khó có thể đánh giá vấn đề nào là “quan trọng”, “đặc biệt quan trọng”. Và cũng không thể phân biệt tiêu chí “quan trọng” trong Luật Trưng cầu ý dân khác gì với thẩm quyền của QH quyết định những vấn đề “quan trọng” của đất nước - được quy định trong Hiến pháp.
ĐB Trần Ngọc Vinh (Hải Phòng) cũng chia sẻ mối băn khoăn này. Ông đề nghị quy định rõ hơn, đồng thời phải bổ sung những việc mà theo ông không thể đưa ra trưng cầu ý dân như thể chế chính trị, mô hình tổ chức quyền lực và thậm chí là thuế, ngân sách quốc gia... bởi có thể là “chuyên môn sâu, cử tri không thể đủ hiểu biết mà quyết định”.
Dự thảo lần này cũng đưa ra một phương án duy nhất về điều kiện một kết quả trưng cầu dân ý được coi là có giá trị pháp lý. Theo đó, phải có ít nhất 3/4 tổng số cử tri tham gia và quá nửa số phiếu hợp lệ tán thành về nội dung đưa ra trưng cầu ý dân.
ĐB Lâm Lệ Hà (Kiên Giang) cho rằng tiêu chuẩn như vậy là quá cao, phi thực tế. “Trưng cầu ý dân được quy định trong Hiến pháp từ năm 1946 rồi nhưng chưa áp dụng trên thực tế, người dân còn rất lạ lẫm, chưa có ý thức đầy đủ về quyền này. Luật đưa tỉ lệ quá cao thì có thể dẫn tới sẽ gượng ép cử tri tham gia, làm mất ý nghĩa của trưng cầu ý dân. Tôi đề nghị chỉ cần 2/3 cử tri tham gia và quá bán ủng hộ là được” - bà Hà góp ý.
Một số vấn đề kỹ thuật khác cũng được ĐB góp ý để hoàn thiện thêm. Chẳng hạn, ĐB Võ Thị Dung (TP.HCM) đề nghị bổ sung, làm rõ hơn nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND các cấp trong việc tham gia tổ chức, triển khai trưng cầu ý dân. Đồng thời, Luật Chính quyền địa phương cũng cần có điều khoản về trách nhiệm UBND trong kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm hành chính trong quá trình trưng cầu ý dân...
Tạm đình chỉ chức danh ĐB HĐND tỉnh với nữ tỉ phú 8X
Bà Hoa được vinh danh là một trong “10 gương mặt tiêu biểu toàn quốc năm 2012”. Ngoài ra, bà này từng được nhận giải thưởng Lương Định Của, bằng khen của UBND tỉnh và là đại biểu HĐND tỉnh Thái Bình năm 2011-2016.
Thanh tra tỉnh bị tố bao che sai phạm tại Cảng vụ Quảng Ninh
Cụ thể, UBND tỉnh Quảng Ninh yêu cầu Thanh tra tỉnh phải làm rõ có hay không việc một số cán bộ Cảng vụ Quảng Ninh “thu tiền hộ” cho doanh nghiệp cung cấp dịch vụ bảo trì, bảo dưỡng thiết bị GPS (hệ thống định vị vệ tinh) được lắp đặt trên các tàu du lịch tại vịnh Hạ Long. Đồng thời, đề nghị hai doanh nghiệp cung cấp thiết bị GPS cho các tàu du lịch (Công ty NTSOFT và Công ty TNHH Hoàng Đàn 68) có văn bản chính thức trả lời về vấn đề này.
Cuối tháng 9-2015, nhiều tờ báo phản ánh trong hai năm 2013-2014 Cảng vụ Quảng Ninh có dấu hiệu “làm luật” các tàu du lịch trên vịnh Hạ Long chưa gắn thiết bị GPS với tổng số tiền khoảng 600 triệu đồng. Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc sau đó đã yêu cầu UBND tỉnh Quảng Ninh xác minh làm rõ.