Tăng sức ép lên Chính phủ về mức tăng lương tối thiếu vùng
Tuyển chọn ứng viên điều dưỡng, hộ lý sang Nhật Bản làm việc
Thay 3 thành viên ban chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ
Phú Yên: Nông dân ồ ạt phá mía, sắn để trồng tiêu
Các nhà máy đường lo lắng khi vào vụ mới
Tin trong nước đọc nhanh trưa 07-10-2015
- Cập nhật : 07/10/2015
Campuchia di dời 1.000 gia đình người Việt sống ở Biển Hồ
Xây dựng 3 trung tâm công nghệ sinh học cấp quốc gia
Bộ Ngoại giao Việt Nam nói về TPP
Ngày 6-10, trả lời về câu hỏi đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam trước việc kết thúc tiến trình đàm phán Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình cho biết: “Việt Nam vui mừng và đánh giá cao quyết tâm, nỗ lực vượt bậc, cũng như sự linh hoạt, sáng tạo của các quốc gia thành viên trong việc hoàn tất Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) cân bằng, toàn diện, tiêu chuẩn cao vào ngày 10-5-2015 tại thành phố Atlanta, Hoa Kỳ.
Cùng với các cơ chế hợp tác, liên kết hiện có khác như Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP). Hiệp định Đối tác thương mại và đầu tư xuyên Đại Tây Dương (TTIP)…, việc hoàn tất Hiệp định TPP là dấu mốc quan trọng, góp phần thúc đẩy xu thế liên kết đa tầng nấc cũng như duy trì môi trường hòa bình, ổn định và sự phát triển năng động của châu Á-Thái Bình Dương".
Cũng theo ông Bình, TPP sẽ giúp Việt Nam mở rộng tiềm năng hợp tác và làm sâu sắc quan hệ giữa Việt Nam với các đối tác hàng đầu thế giới và khu vực, đồng thời góp phần đa dạng hóa thị trường, nguồn cung nguyên phụ liệu và giúp Việt Nam tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị và mạng sản xuất khu vực, toàn cầu.
“Trong quá trình chuẩn bị cho việc ký kết và phê chuẩn hiệp định, Việt Nam sẽ tiếp tục đẩy nhanh quá trình chuẩn bị trong nước, tăng cường phổ biến kiến thức và nâng cao năng lực cho các địa phương, doanh nghiệp để thực hiện nghiêm túc cam kết cũng như tận dụng hiệu quả lợi ích của TPP” - ông Bình nói.
Kinh tế Đài Loan gặp khó khăn, lao động Việt Nam phải về nước
Theo đó, các doanh nghiệp đưa người lao động đi làm việc nước ngoài cần giải quyết, bảo vệ quyền lợi cho người lao động bị giảm giờ làm, mất việc. Phối hợp với các đối tác và chủ sử dụng lao động tìm việc làm mới cho người lao động tại Đài Loan. Trường hợp lao động phải về nước cần giải quyết đầy đủ quyền lợi và có phương án hỗ trợ cho người lao động.
Theo Cục Quản lý lao động ngoài nước, kinh tế Đài Loan đang bị biến động theo hướng xấu bởi nền kinh tế thế giới, dẫn đến việc làm và thu nhập của lao động nước ngoài gặp nhiều khó khăn. Đã xuất hiện các nhà máy lớn, đặc biệt là các nhà máy điện tử nhận nhiều lao động nước ngoài không nhận thêm lao động như kế hoạch, thu hẹp sản xuất, cắt giảm giờ làm, nhân lực. Trước tình trạng trên, một số lao động Việt Nam phải chuyển chủ hoặc về nước trước thời hạn.
Công dân có quyền giám sát các dự án đầu tư
Nghị định mới trao cho công dân quyền giám sát các dự án đầu tư, thông qua Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng.
Theo đó, Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước cung cấp các thông tin về quy hoạch phát triển - kinh tế, xã hội; kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng, quy hoạch xây dựng chi tiết các khu đô thị, khu dân cư, khu công nghiệp và kế hoạch đầu tư có liên quan trên địa bàn xã;