Tám đối tượng lừa đảo chiếm đoạt tài sản lãnh án, bồi thường 110 tỉ đồng
Bốn chuyên gia Nhật cùng ngư dân ra khơi đánh bắt cá ngừ đại dương
14 tỉnh không thu hút được vốn FDI
Chi phí trả nợ bắt đầu ‘ăn’ vào khoản hỗ trợ sản xuất
Nối lại đường bay Huế - Đà Lạt
Tin trong nước đọc nhanh chiều 06-10-2015
- Cập nhật : 06/10/2015
Doanh nghiệp tư nhân đầu tư 9.850 tỷ đồng chống ngập ở TP HCM
UBND TP HCM vừa kiến nghị thường trực HĐND TP chấp thuận cho một công ty cổ phần đầu tư xây dựng bỏ hơn 9.850 tỷ đồng triển khai dự án chống ngập do triều cường trên diện tích 570 km2 ở khu trung tâm thành phố và bờ hữu sông Sài Gòn. Việc giải phóng mặt bằng cho dự án sẽ thực hiện từ nay đến quý 4/2016 theo hình thức cuốn chiếu với chi phí khoảng 1.790 tỷ đồng.Công trình được thực hiện theo hình thức BT (xây dựng - chuyển giao) và thành phố sẽ thanh toán lại cho nhà đầu tư bằng quỹ đất và ngân sách. Theo dự kiến, trong thời gian 8 năm, thành phố sẽ thanh toán lại cho nhà đầu tư bằng quỹ đất chiếm 15% giá trị dự án và phần thanh toán bằng tiền chiếm 85%. Thời gian triển khai dự án dự kiến từ năm 2015 đến 2018.
Trong 10 năm qua, TP HCM đã đầu tư khoảng 29.000 tỷ đồng để giải quyết tình trạng ngập úng trên địa bàn. Ảnh: An Nhơn
Một số hạng mục được công ty này đề xuất xây dựng để chống ngập cho thành phố gồm 6 cống kiểm soát triều (Bến Nghé, Tân Thuận, Phú Xuân, Mương Chuối, Cây Khô, Phú Định); xây dựng gần 7 km đê ven sông và 68 cống nhỏ dưới đê. Các công trình này nằm rải rác trên địa bàn các quận 1, 4, 7, 8, Nhà Bè, Bình Tân, Bình Chánh.
Theo UBND TP, dự án này khi được hoàn thành sẽ giúp giảm các thiệt hại trực tiếp và gián tiếp có thể xảy ra do ngập lụt, triều cường trong khu vực bị tác động với diện tích 570 km2 với 6,5 triệu dân sinh sống ở bờ hữu sông Sài Gòn và khu vực trung tâm thành phố.
Đánh giá về hiện trạng ngập tại TP HCM, UBND TP cho biết tốc độ đô thị hóa ở thành phố diễn ra nhanh, dân số tăng nhanh (sau 40 năm tăng gấp 5 lần với dân số hơn 10 triệu người chưa tính dân vãng lai) dẫn đến quá tải hạ tầng, hệ thống thoát nước. Bên cạnh đó, diễn biến thời tiết ngày càng bất lợi dẫn đến tình trạng ngập úng ngày càng nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe, đời sống, sinh hoạt, sản xuất của người dân.
Trước đó, tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về thực hiện các Quy hoạch thoát nước và chống ngập úng TP HCM, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã yêu cầu thành phố phải tập trung giảm ngập, tạo chuyển biến rõ rệt trong 5 năm tới, trước hết là ở khu trung tâm.
Người đứng đầu Chính phủ cũng đồng ý cho UBND TP áp dụng cơ chế đặc thù để đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án chống ngập úng như: áp dụng hình thức BT thanh toán bằng quỹ đất, trường hợp giá trị quỹ đất thanh toán nhỏ hơn giá trị dự án thì thành phố được thanh toán bằng ngân sách đối với phần chênh lệch; được áp dụng hình thức chỉ định nhà đầu tư để triển khai dự án...
Hà Nội chấp thuận xây thêm dự án nhà ở tại Đông Anh
UBND Hà Nội vừa chấp thuận đầu tư Dự án Khu Thương mại - Dịch vụ - Nhà ở 1/5 tại tổ 53 thị trấn Đông Anh, huyện Đông Anh, Hà Nội.
Theo đó, Dự án Khu Thương mại - Dịch vụ - Nhà ở 1/5 tại Tổ 53 thị trấn Đông Anh, huyện Đông Anh do Công ty cổ phần Phát triển đô thị Đông Anh làm chủ đầu tư. Diện tích dự án khoảng 76.702m2 với quy mô dân số khoảng 1.264 người. Thời gian thực hiện Dự án từ Quý IV/2015 đến Quý IV/2018.
Dự án nhằm cụ thể hóa các định hướng của Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và Quy hoạch phân khu đô thị N5 đã được UBND thành phố Hà Nội phê duyệt.
Nhiệm vụ của dự án nhằm xây dựng khu dịch vụ, thương mại và nhà ở có hệ thống hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật đồng bộ, gắn kết hài hòa với các dự án theo quy hoạch đã và đang triển khai trong khu vực.
Dự án còn là khớp nối đồng bộ giữa khu vực phát triển đô thị và khu vực dân cư hiện có xung quanh dự án, đảm bảo các yêu cầu vệ sinh môi trường, phòng cháy chữa cháy theo quy định hiện hành. Bổ sung thêm hệ thống hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật, nâng cao điều kiện sinh hoạt phù hợp với chủ trương đô thị hóa của khu vực.
Tổng liên đoàn đề xuất tăng lương tối thiểu vùng lên 14,4%
Tổng liên đoàn đề xuất tăng lương tối thiểu vùng lên 14,4%
Ngày 5/10, Tổng liên đoàn lao động Việt Nam có văn bản gửi Thủ tướng đề xuất xem xét tăng lương tối thiểu vùng năm 2016 lên 14,4%. Cơ quan này không đồng tình với mức tăng 12,4% như quyết định của Hội đồng tiền lương quốc gia đã chốt.
Đại diện người lao động đưa ra nhiều lý do kiến nghị tăng lương, như: kinh tế khởi sắc, các chỉ tiêu phát triển kinh tế tăng trưởng cao trong khi tiền lương tối thiểu điều chỉnh tăng thấp hơn là không hợp lý. Điều 91 Luật Lao động 2012 quy định lương tối thiểu phải đảm bảo nhu cầu sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ. Việc điều chỉnh tiền lương tối thiểu năm 2016 lên 14,4% để thực hiện nghiêm túc quy định của luật, đảm bảo đến năm 2017 tiền lương tối thiểu đáp ứng nhu cầu sống tối thiểu của người lao động.Ngoài ra, đời sống công nhân gặp nhiều khó khăn trong khi doanh nghiệp đủ khả năng chi trả. Trong thực tế doanh nghiệp đã chi trả cho người lao động cao hơn mức lương tối thiểu vùng từ 20 đến 40%.
Đại diện người lao động cho rằng đời sống công nhân lao động gặp khó khăn, cần phải tăng lương hợp lý. Ảnh: Mai Anh.
Tổng liên đoàn cho rằng, thời điểm điều chỉnh tiền lương tối thiểu vùng đúng vào lúc chuẩn bị khai mac Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 12. Việc xem xét điều chỉnh tiền lương ở mức trên là hợp lý, động viên công nhân lao động, tránh tạo ra bức xúc làm quan hệ lao động trong các doanh nghiệp trở lên phức tạp.
Ngày 3/9, Hội đồng tiền lương quốc gia chốt phương án tăng lương tối thiểu vùng 2016 với mức tăng trung bình là 12,4%. Tương ứng mức lương vùng I là 3,5 triệu; vùng II là 3,1 triệu; vùng III là 2,7 triệu và vùng IV là 2,4 triệu đồng.
Việc lựa chọn phương án tăng lương tối thiểu vùng của hội đồng gặp nhiều khó khăn khi các bên không thống nhất dù trải qua nhiều phiên họp. Đến phiên cuối cùng, hội đồng thực hiện bỏ phiếu với mức đồng thuận 13/14. Đại diện người lao động và chủ sử dụng lao động đều không hài lòng song chấp nhận kết quả. Ông Mai Đức Chính, Phó chủ tịch Tổng liên đoàn cho rằng "ít nhất phải tăng bằng với mức năm 2015 (14,8%) thì mới hợp lý".
Trước đó, Hiệp hội dệt may Việt Nam (Vitas) cho biết sẽ kiến nghị Thủ tướng xin mức tăng lương riêng khoảng 6%. Cơ quan này cho rằng mức tăng 12,4% như Hội đồng tiền lương quốc gia quyết định là thách thức lớn cho ngành dệt may vốn đang gặp nhiều khó khăn.
Doanh nghiệp vẫn bị làm khó trong làm ăn
Bộ Kế hoạch - đầu tư (KH-ĐT) vừa có báo cáo kết quả thực hiện nghị quyết về cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia thời gian qua.
Bộ KH-ĐT chỉ rõ: dù nghị quyết được ban hành từ lâu nhưng còn một số tỉnh thành vẫn... đang xây dựng kế hoạch hành động. Đặc biệt quan ngại là một số bộ đã và đang tiếp tục soạn thảo, ban hành thông tư quy định về điều kiện kinh doanh, đó là việc làm trái thẩm quyền, làm suy giảm niềm tin của cộng đồng doanh nghiệp.
Đặc biệt, Bộ KH-ĐT khẳng định trên thực tế còn tình trạng kiểm tra chuyên ngành với hàng hóa xuất nhập khẩu quá rộng, quá mức cần thiết, kiểu “bắt nhầm còn hơn bỏ sót”. Thậm chí có mặt hàng xuất khẩu chịu sự kiểm tra của nhiều cơ quan.
Với thực trạng trên, Bộ KH-ĐT kiến nghị Thủ tướng yêu cầu các bộ, cơ quan, UBND các tỉnh thành phải chấm dứt ngay việc ban hành trái thẩm quyền các quy định áp đặt điều kiện kinh doanh cho người dân, doanh nghiệp.
Thuê đất rồi... bỏ hoang!
Được tạo thuận lợi trong việc giao đất, nhưng nhiều tổ chức, doanh nghiệp trên địa bàn TP.Đông Hà (Quảng Trị) lại bỏ hoang, trơ gan cùng tuế nguyệt...