tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin trong nước đọc nhanh trưa 05-02-2016

  • Cập nhật : 05/02/2016

Tổng giám đốc Đường sắt Hà Nội bị cách chức

Tổng công ty Đường sắt vừa quyết định cách chức và điều chuyển ông Nguyễn Viết Hiệp vì không làm đúng quy trình đầu tư khi thực hiện kế hoạch mua toa tàu cũ từ Trung Quốc. 

Chiều 4/2, Hội đồng thành viên Tổng công ty đường sắt Việt Nam đã họp kiểm điểm và xử lý trách nhiệm đối với cá nhân và tập thể Công ty Cổ phần Vận tải Đường sắt Hà Nội.

Trao đổi với VnExpress, lãnh đạo Tổng công ty Đường sắt cho biết Hội đồng thành viên Tổng công ty đã yêu cầu lãnh đạo và các cán bộ liên quan của Công ty cổ phần vận tải Hà Nội tiến hành kiểm điểm lại, làm rõ trách nhiệm cá nhân liên quan đến đề xuất nhập khẩu tàu cũ. Về hình thức kỷ luật với ông Nguyễn Việt Hiệp - Tổng giám đốc Vận tải đường sắt Hà Nội (là người đại diện phần vốn Nhà nước), Hội đồng thành viên Tổng công ty đã quyết định cách chức, điều chuyển ông này về làm phó ban thuộc tổng công ty do hạn chế năng lực về quản lý, quy trình đầu tư.

tong cong ty duong sat cung yeu cau cac don vi lien quan dung toan bo viec khao sat toa xe cu. anh: giang huy

Tổng công ty Đường sắt cũng yêu cầu các đơn vị liên quan dừng toàn bộ việc khảo sát toa xe cũ. Ảnh: Giang Huy

Hội đồng thành viên Tổng công ty Đường sắt đã khẳng định ngành này có chủ trương đầu tư đóng mới và mua toa xe mới từ nước ngoài. Công ty Cổ phần Vận tải đường sắt Hà Nội đã đi khảo sát tại Trung Quốc, xây dựng kế hoạch đầu tư. Tuy nhiên, ban điều hành công ty này đã không báo cáo, xin chủ trương đầu tư của cấp có thẩm quyền. 

Trong văn bản gửi Bộ Giao thông và Bộ Khoa học & Công nghệ gần đây, Công ty cổ phần Vận tải đường sắt Hà Nội cho biết đã nhận được sự chấp thuận của Công ty mẹ, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam - về việc mua lại hơn 160 toa xe cũ từ Trung Quốc. Trong số này, có 120 toa được đóng từ hơn 20 năm trước. Còn gần 20 toa mới nhất trong lô hàng cũng đã có tuổi đời 12 năm. Đây đều là những toa xe được sử dụng trên đường ray khổ 1.000mm nên theo ngành đường sắt là "phù hợp với điều kiện hạ tầng trong nước". 

Tuy nhiên, Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng công ty đường sắt Trần Ngọc Thành khẳng định ngành này không có chủ trương mua tàu cũ. Việc đề xuất mua tàu cũ của Công ty vận tải đường sắt Hà Nội chưa được trình lên Hội đồng thành viên Tổng công ty thông qua. 

Sau khi có thông tin nêu trên, Bộ trưởng Giao thông Vận tải Đinh La Thăng đã yêu cầu hội đồng thành viên Tổng công ty Đường sắt cho thôi nhiệm vụ đại diện phần vốn Nhà nước tại Công ty Cổ phần Vận tải đường sắt Hà Nội đối với ông Nguyễn Viết Hiệp, đồng thời chỉ đạo Hội đồng quản trị công ty này cách chức Tổng giám đốc của ông này.

Công ty cổ phần Vận tải Đường sắt Hà Nội được thành lập từ 1/1/2016, tiền thân là Công ty TNHH MTV Đường sắt Hà Nội. Ông Nguyễn Viết Hiệp được đại hội đồng cổ đông bầu làm Tổng giám đốc và là người đại diện 35% vốn nhà nước của Tổng công ty Đường sắt Việt Nam tại công ty này. Ông Hiệp cũng là giám đốc Công ty TNHH MTV Đường sắt Hà Nội trước đó.   


Thi thể doanh nhân Hà Linh về tới quê nhà

 16g20 chiều 4-2 (tức ngày 26 tháng Chạp) thi thể doanh nhân Hà Linh (Hà Thuý Linh, 46 tuổi, chủ doanh nghiệp trà Oolong Hà Linh) đã về tới nhà (31A Hùng Vương, TP Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng).

dung 16g20 chieu 4-2, thi the nu doanh nhan ha linh ve toi cong nha - anh: c.thanh

Đúng 16g20 chiều 4-2, thi thể nữ doanh nhân Hà Linh về tới cổng nhà - Ảnh: C.Thành

Ông Võ Ngọc Hiệp, chủ tịch UBND TP Đà Lạt, có mặt tại tư gia từ rất sớm cùng một số lãnh đạo TP chung tay cùng gia đình lo việc hậu sự cho nữ doanh nhân.

“Cuối cùng chị đã về được tới nhà rồi, gia đình tôi cũng được an ủi phần nào!”- bà Hà Ngọc Hương, em gái doanh nhân Hà Linh, xúc động nói.

Được biết, tới thời điểm này, nguyên nhân cái chết của doanh nhân Hà Linh vẫn chưa được phía Công an Trung Quốc công bố chính thức. Tỉnh Lâm Đồng cùng Cục Lãnh sự (Bộ Ngoại giao) tiếp tục yêu cầu cơ quan chức năng Trung Quốc làm rõ nguyên nhân cái chết của doanh nhân Hà Thuý Linh.


Bàn giao tàu vỏ thép Hoàng Sa đánh bắt xa bờ

Sáng 4-2, tại cảng cá Ninh Chữ (huyện Ninh Hải), UBND tỉnh Ninh Thuận và Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy Việt Nam tổ chức lễ bàn giao tàu dịch vụ hậu cần nghề cá vỏ thép cho ngư dân Dương Văn Thắng (ngụ P.Mỹ Đông, TP Phan Rang-Tháp Chàm). 

lanh dao ubnd tinh ninh thuan, tong cong ty cong nghiep tau thuy viet nam cung cat bang ban giao tau hoang sa - anh: minh tran

Lãnh đạo UBND tỉnh Ninh Thuận, Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy Việt Nam cùng cắt băng bàn giao tàu Hoàng Sa - Ảnh: Minh Trân

Tàu mang tên Hoàng Sa, ký hiệu NT-91234TS, do Công ty TNHH MTV đóng tàu Cam Ranh đóng mới tại Nhà máy đóng tàu Cam Ranh, Khánh Hòa.

Ông Lê Quang Lâm, tổng giám đốc Công ty TNHH MTV đóng tàu Cam Ranh, cho biết tàu Hoàng Sa dài 28m, rộng 8,2m, công suất 829CV, tốc  độ tối đa 12 hải lý/giờ, tầm hoạt động 1.500 hải lý với thời gian liên tục 30 ngày đêm trên biển.

Đây là tàu dịch vụ hậu cần nghề cá vỏ thép được đóng mới đầu tiên của tỉnh Ninh Thuận với tổng vốn đầu tư 14 tỷ đồng và được hạ thủy ngày 26-12-2015.

Ngư dân Dương Văn Thắng cho biết trong nguồn vốn đầu tư tàu Hoàng Sa có 95% là vốn vay từ Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn - Chi nhánh tỉnh Ninh Thuận. Sau tết Bính Thân, ông cùng 10 thuyền viên sẽ ra khơi bám biển dài ngày.

Tại lễ bàn giao, ông Trần Quốc Nam, phó chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận, cho biết tỉnh có chủ trương thực hiện Nghị định 67/NĐ-CP của Chính phủ trong việc đóng mới 71 tàu có công suất lớn cho ngư dân bám biển đánh bắt hải sản. Đến nay Ninh Thuận đã và đang đóng mới 8 tàu cá công suất lớn, trong đó có hai tàu cá vỏ composite bàn giao, hoạt động khai thác.


Biến thịt trâu Ấn Độ thành thịt bò Việt Nam

Phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường (PC49) Công an tỉnh Bình Thuậnvừa bắt giữ đường dây đưa thịt trâu Ấn Độ về Bình Thuận để làm giả thịt bò.

pc49 cong an tinh binh thuan pha duong day thit trau an do gia thit bo trong ngay can tet de canh bao cho nguoi tieu dung biet - anh: ng.nam

PC49 Công an tỉnh Bình Thuận phá đường dây thịt trâu Ấn Độ giả thịt bò trong ngày cận tết để cảnh báo cho người tiêu dùng biết - Ảnh: NG.NAM

Đến khuya ngày 3-2, các cán bộ của PC49 mới hoàn tất xong hồ sơ để tiến hành xử lý

Nhiều ngày trước đó, trinh sát, các cán bộ của PC49 phát hiện quy luật hoạt động của đường dây này là gửi thịt trâu Ấn Độ từ TP Biên Hòa (Đồng Nai) theo xe khách về Bình Thuận.

Điểm đến của những thùng hàng chứa thịt trâu Ấn Độ là thôn Văn Lâm (xã Hàm Mỹ, huyện Hàm Thuận Nam) nơi được xem là “thủ phủ lò mổ” Bình Thuận với trên 20 cơ sở giết mổ bò.

Theo hồ sơ của công an, có bốn hộ dân ở thôn Văn Lâm trong vài năm trở lại đây giàu lên nhanh chóng, xây nhà lầu, biệt thự, mua xe hơi… dựa vào việc “hóa phép” để thịt trâu Ấn Độ trở thành thịt bò, rồi đem phân phối ra các chợ bán với giá của thịt bò Việt Nam.

Từ trưa 3-2, các trinh sát đã được phân công chốt chặn trên quốc lộ 1 qua Bình Thuận để chặn bắt xe chở thịt trâu Ấn Độ. Đến chiều cùng ngày, khi chiếc xe khách mang biển số 53M-1118 chạy qua khu vực ngã ba 46 (huyện Hàm Tân), tài xế xe này không biết rằng xe đang bị rơi vào tầm ngắm của lực lượng cảnh sát môi trường.

Lực lượng công an bám theo chiếc xe này đến quốc lộ 1 thuộc địa phận xã Hàm Mỹ, huyện Hàm Thuận Nam và có một chốt CSGT “đón lỏng” chiếc xe khách tại đây. Khi tiến hành kiểm tra, lực lượng chức năng phát hiện ở phía đuôi xe có 18 thùng hàng nghi chứa thịt trâu Ấn Độ không có giấy tờ hợp lệ. Chiếc xe này nhanh chóng được đưa về Chi cục Quản lý thị trường (Sở Công thương Bình Thuận).

Ban đầu, tài xế xe trả lời vòng quanh và không cho biết chủ của lô hàng. Tuy nhiên, trước các câu hỏi nghiệp vụ của cảnh sát môi trường, tài xế đành phải gọi điện thoại cho chủ lô hàng đến làm việc.

Qua thống kê, lô hàng trên tổng cộng có 300kg thịt trâu Ấn Độ và xương, không có giấy tờ hợp lệ. Hạn sử dụng ghi trên bao bì đã bị mờ, không thấy rõ ngày tháng. Số thịt trên phải được vận chuyển bằng xe vận chuyển chuyên dụng với nhiệt độ âm 160C nhưng trên thực tế được nhét phía sau đuôi xe khách. Xương của lô hàng này đã bốc mùi hôi thối và có giòi lúc nhúc.

Biến thịt trâu Ấn Độ thành thịt bò Việt Nam Tổng cộng có hơn 300kg thịt, xương của đường dây này bị cảnh sát môi trường bắt quả tang - Ảnh: NG.NAM

Theo điều tra ban đầu của lực lượng công an, các chủ lò mổ mua số thịt trâu Ấn Độ này về, sau khi rã đông sẽ lấy tiết bò đánh lên bề mặt thịt trâu để giả thịt bò, rồi trà trộn số thịt này vào số thịt bò của lò mổ để đưa ra thị trường, đặc biệt là còn cung cấp cho các quán chuyên nấu món bò né mới hoạt động rầm rộ với nhiều chi nhánh tại Bình Thuận.

Mỗi kg thịt trâu Ấn Độ có giá dưới 100.000 đồng, sau khi “hóa phép” thành thịt bò thì bán được với giá gần 300.000 đồng. 

Theo một cán bộ của PC49 Công an tỉnh Bình Thuận, người tiêu dùng cần nắm rõ đặc điểm để phân biệt thịt trâu Ấn Độ giả thịt bò với thịt bò thật của Việt Nam để tránh bị lừa đảo khi mua hàng. Cụ thể, thịt trâu giả bò có màu hơi đen sẫm, dù được nhuộm tiết bò nhưng không đỏ tươi như thịt bò.

Hiện PC49 đang phối hợp với Chi cục Quản lý thị trường, Chi cục Thú ý Bình Thuận lập hồ sơ xử lý các hành vi vi phạm pháp luật của đường dây làm giả thịt trâu Ấn Độ thành thịt bò nêu trên.


Vụ nhập hàng tấn Salbutamol: Đề nghị thu hồi giấy đủ điều kiện kinh doanh

 Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) vừa có văn bản gửi Sở Y tế Bình Dương đề nghị thu hồi giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc đối với Công ty TNHH hóa dược Minh Anh (thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương) vì vi phạm các quy định trong kinh doanh nguyên liệu salbutamol làm thuốc. 

Trước đó cuối năm 2015, đoàn kiểm tra của Cục Quản lý dược phát hiện công ty này vi phạm trong hoạt động kinh doanh nguyên liệu salbutamol làm thuốc và đã ra quyết định đình chỉ hoạt động kinh doanh thuốc, dừng xem xét, tiếp nhận hồ sơ nhập khẩu thuốc đối với công ty này.

Theo tìm hiểu của Tuổi Trẻ, năm 2014 và 2015 Cục Quản lý dược đã cấp phép nhập khẩu salbutamol dùng để sản xuất thuốc điều trị bệnh cho người cho hàng chục công ty sản xuất kinh doanh dược phẩm, hóa dược. Cụ thể năm 2014 có 14 công ty nhập khẩu 4.007kg salbutamol. Trong đó, riêng Công ty TNHH hóa dược quốc tế Phương Đông (Q.Đống Đa, Hà Nội) nhập 1.200kg salbutamol, Công ty Minh Anh nhập 700kg. Thế nhưng chỉ trong 10 tháng đầu năm 2015 có 13 công ty được cấp phép nhập khẩu salbutamol với số lượng 4.015kg. Trong đó, Công ty Minh Anh nhập 2.525kg, chiếm hơn 60% khối lượng salbutamol nhập khẩu của cả nước. Sau khi nhập khẩu salbutamol, Công ty Minh Anh đã bán lại cho nhiều công ty khác.


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục